Bài học từ cặp nhẫn cưới
Có lúc, tôi thầm ước, giá như vợ chồng tôi thảo luận về ý nghĩa của những chiếc nhẫn trước đám cưới.
Nếu vậy, có lẽ chúng tôi đã có thể tiết kiệm được một ít tiền. Chúng tôi chỉ mua đôi nhẫn vừa túi tiền nhưng mức giá đó vẫn rất đáng kể đối với chúng tôi vào thời điểm đó.
Cách đây gần hơn 3 thập kỷ, vào một buổi sáng tháng Chín mát mẻ ở quê nhà, bạn bè và gia đình tôi đã xếp thành một vòng tròn. Khi nhạc hiệu nổi lên, họ đi quanh chiếc giỏ được tết bằng vỏ cây, trong chiếc giỏ là 2 cái nhẫn, dành cho tôi và anh ấy. Thời đó, đám cưới của vợ chồng tôi khiến cả làng xôn xao vì hình thức tổ chức quá đỗi mới lạ. Tôi rất hạnh phúc khi nhìn thấy tất cả những người mình yêu thương có thể đứng ở gần mình nhất để chúc phúc cho tình yêu của mình. Khoảnh khắc ấy thật là thiêng liêng. Tôi nhớ rất nhiều chi tiết về lễ cưới nhưng về sau, tôi vắt óc cũng không nhớ mình đã đeo chiếc nhẫn vào ngón tay anh ấy lúc nào.
Một buổi tối, chồng tôi xoay qua xoay lại chiếc nhẫn quanh ngón tay, giọng điệu nửa đùa nửa thật:
- Có khi chúng mình chuẩn bị họp gia đình để cân nhắc chuyện này, em nhỉ!
Ban đầu, anh ấy đeo nhẫn suốt cả tuần trăng mật nhưng ngay khi quay trở lại làm việc, chiếc nhẫn không còn quá quan trọng nữa. Dù chúng tôi đã chủ động chọn loại nhẫn đơn giản và nhẹ nhất có thể, nhưng trong lúc làm việc, nó vẫn tạo cảm giác cồng kềnh và khó chịu. Thực ra, chúng tôi chưa bao giờ thảo luận về quyết định lúc nào đeo nhẫn và lúc nào không cần đeo, việc đó chỉ là một lựa chọn mang tính thực tế.
Tôi để ý, anh ấy tháo nhẫn ra để đi làm và không mấy khi đeo lại. Vài tháng đầu tiên sau đám cưới, chiếc nhẫn chỉ xuất hiện trong những buổi tối chúng tôi đi chơi, gặp gỡ bạn bè. Nhưng chẳng bao lâu sau, anh ấy quên cả việc đeo nhẫn, tôi cũng quên nên chẳng trách anh ấy được. Bây giờ, tôi không thể nhớ lần cuối cùng anh ấy đeo chiếc nhẫn là khi nào và điều đó thậm chí không làm tôi bận tâm nữa. Hóa ra, đeo nhẫn là một truyền thống không phù hợp với anh ấy, tôi cũng đồng ý với điều đó. Tình yêu và hôn nhân của chúng tôi không cần chứng minh bằng hình thức, những gì chúng tôi cùng nhau vun đắp đã nói lên tất cả.
Thật ra bố mẹ tôi cũng không còn đeo nhẫn cưới. Bố tôi đánh mất chiếc nhẫn cưới sau khi tháo nó ra để bổ củi. Sau bao nhiêu năm, bố mẹ tôi vẫn sống hạnh phúc bên nhau. Có lúc, tôi thầm ước, giá như vợ chồng tôi thảo luận về ý nghĩa của những chiếc nhẫn trước đám cưới. Nếu vậy, có lẽ chúng tôi đã có thể tiết kiệm được một ít tiền. Chúng tôi chỉ mua đôi nhẫn vừa túi tiền nhưng mức giá đó vẫn rất đáng kể đối với chúng tôi vào thời điểm đó.
Video đang HOT
- Đeo nhẫn không phải lúc nào cũng tốt, chị ạ. – Một người thợ kim hoàn buột miệng nói điều đó với tôi. Cậu ấy giải thích rằng đeo nhẫn liên tục không tốt cho da và khuyên tôi nên tháo nhẫn thường xuyên hơn. Câu nói của cậu khiến tôi vui như mở cờ trong bụng. Có lúc, do những thay đổi về cơ thể sau khi sinh hai đứa con, tôi không thể đeo vừa nhẫn. Vợ chồng tôi từng thay đổi kích thước nhẫn hai lần, tốn khá tiền, rồi không ai bảo ai, chúng tôi đều cất “báu vật” vào tủ. Những lúc như thế, vợ chồng tôi chỉ biết nhìn nhau cười trừ.
Vài tháng nữa con gái tôi kết hôn. Câu chuyện về chiếc nhẫn khiến tôi dễ dàng đưa ra quyết định: để các con tự biên tự diễn. Hàng chục năm qua, vợ chồng tôi đã có thể vượt xa những gì xã hội mong đợi, về cách tổ chức đám cưới, về chiếc nhẫn cưới và xác định những gì thực sự phù hợp với mình. Từ chiếc nhẫn cưới, chúng tôi hướng đến những điều quan trọng khác trong quan hệ hôn nhân. Chẳng hạn như thi thoảng ngủ giường riêng cho thoải mái hoặc du lịch một mình…
Tôi nghĩ, đám cưới của các con sẽ thật tuyệt khi những khám phá đó đến sớm hơn mà chúng không cần trả giá đắt cho việc học. Nhưng tôi cũng không thấy tiếc cho mình, bởi một số bài học chỉ có thể đến theo thời gian.
Mẹ tôi trả đũa thông gia cực cao tay khi bị chê ăn sushi "như nhà quê lên phố"
Chỉ vì mấy miếng sushi mà mẹ tôi mất ăn mất ngủ, thề phải dạy cho bà thông gia một bài học vì tính coi thường người khác.
Hồi chị tôi cưới anh rể, tất cả mọi người đều trầm trồ khen 2 vợ chồng đẹp đôi và gia cảnh môn đăng hộ đối. Nhà tôi có doanh nghiệp riêng làm ăn khá tốt, nhà anh rể cũng vậy, thế nên chuyện anh chị cưới nhau không khác gì tiểu thuyết ngôn tình.
Chị tôi với anh rể gặp nhau trong một buổi tiệc của cậu ấm nào đó. Họ làm quen theo kiểu xã giao, ban đầu chị tôi tìm hiểu về đối phương để xem xét quan hệ để hợp tác. Ai dè ký được mấy cái hợp đồng xong thì anh rể tán đổ chị tôi luôn.
Chị tôi được cầu hôn hoành tráng trên nóc một khách sạn 5 sao. Sau đó 2 bên gia đình chính thức gặp mặt nói chuyện, giao lưu thân mật hơn và cùng bàn tính đến lễ cưới.
Sau buổi gặp ấy mẹ tôi bỗng thấy hơi lăn tăn. Mẹ để ý thấy bà thông gia hơi kênh kiệu, thiếu thân thiện và mắc bệnh nhà giàu. Bà ấy sai khiến phục vụ ở nhà hàng bằng thái độ rất trịch thượng, lại còn cao giọng dạy quản lý ở đó phải đào tạo nhân viên cái này cái kia. Bà ngồi ăn cứ gẩy từng miếng một, còn bĩu môi chê món này dở món kia hôi, không bằng đầu bếp riêng của nhà bà ấy.
Bố mẹ tôi hơi phật ý nhưng cũng lịch sự không nói gì. Về nhà mẹ tôi mới nói chuyện riêng với chị, khuyên nếu về nhà đó làm dâu thì sẽ mệt mỏi đấy. Chị tôi cũng nhận ra sự bất ổn của mẹ chồng, nhưng anh chị cưới xong sẽ ở riêng nên đó không phải vấn đề cản trở chuyện hôn nhân của 2 người.
Mẹ tôi bảo thôi thì cứ cưới đi, cũng may là con rể không có tính cách khó ưa nào cả. Anh ấy lịch thiệp, có chừng mực và biết quan tâm đến mọi người xung quanh. Mẹ tôi nghĩ con rể mới là người sống với con gái mình cả đời, thế nên bà chấp nhận bỏ qua khuyết điểm của thông gia để con mình được hạnh phúc.
Mấy năm đầu hôn nhân của chị tôi khá suôn sẻ. Tuy thi thoảng chị vẫn nhắn tin buôn dưa với tôi để kể mấy chuyện thị phi của mẹ chồng, nhưng cơ bản thì bà ấy cũng không làm gì ảnh hưởng đến chị. Mà kể cả bà ấy muốn bắt nạt chị tôi cũng không có cơ hội, vì anh rể toàn đứng ra bảo vệ vợ hết lòng.
Hồi cuối năm ngoái chúng tôi có mời thông gia đi ăn bữa tất niên. Mẹ chồng chị tôi thích ăn đồ Nhật nên mọi người kéo nhau ra một nhà hàng cao cấp. Bà ấy chưng diện đồ hiệu khá lòe loẹt, và vẫn thái độ khinh khỉnh như mọi khi.
Ăn được nửa bữa thì mẹ tôi no quá. Thế nhưng bà thông gia vẫn tiếp tục gọi thêm cả đống món, mẹ tôi đành gắp vài miếng sushi để vừa ăn vừa tiếp chuyện.
Mẹ tôi biết bỏ mứa là lãng phí nên đã nói nhỏ với tôi rằng mẹ ăn mấy lát hải sản bên trên, còn cơm bên dưới thì con ăn nốt hộ mẹ. Dĩ nhiên là tôi đồng ý rồi vì tôi thích món ấy.
Bà thông gia để ý hành động đó của mẹ tôi, thế là cuối bữa bà ấy kiếm cớ mỉa mai mẹ tôi là ăn uống như "nhà quê lên phố". Bà ấy nói không ai ăn sushi mà gắp phần ngon nhất xong chừa lại cơm như thế cả. Vừa mất lịch sự, lại không đúng quy tắc.
Chị tôi nói đỡ mấy câu cho không khí đỡ căng thẳng, nhưng mẹ chồng chị ấy lườm nguýt và mắng con dâu "ăn cơm mèo nói leo các cụ". Bực quá nên mẹ tôi kiếm cớ đi vệ sinh, sau đó bảo tôi xách túi ra ngoài hộ rồi về luôn mà không thèm chào thông gia.
Mẹ tôi để bụng chuyện đó lắm vì chưa bao giờ bị coi thường đến vậy. Nhà tôi không phải dạng nghèo, dĩ nhiên mẹ tôi biết cách ăn sushi chứ. Nhưng vì no bụng nên không ăn hết được, mẹ chia sẻ với tôi để đỡ thừa mứa chứ đâu có gì là vô duyên.
Sau đó ít lâu công ty của bố chồng chị tôi xảy ra sự cố nên lỗ vốn nghiêm trọng. Ông ấy cần tiền gấp để tiếp tục kinh doanh nên đã rao bán nhà. Vừa nghe tin nội bộ từ con gái xong mẹ tôi liền gọi trợ lý riêng đến ngay lập tức. Bà dặn phải mua bằng được cái biệt thự của nhà thông gia, nhưng hợp đồng mua bán thì đứng tên bà ngoại. Thông gia có biết bà ngoại tôi tên gì đâu nên yên tâm họ không rõ chủ nhân thực sự của ngôi nhà ấy là ai.
Có rất nhiều người đến xem nhưng không ai ngỏ ý muốn mua nhà khiến bố mẹ chồng của chị tôi vô cùng sốt ruột. Mẹ tôi chỉ đạo nhân viên diễn một màn kịch tâm lý kéo dài chỉ trong 2 ngày, sau đó đợi đúng thời điểm liền ép giá căn nhà xuống gần 30% so với giá ban đầu. Ông bà thông gia bị áp lực tài chính nên đồng ý ngay lập tức, thế là mẹ tôi có một món bất động sản mới siêu hời.
Vị trí căn nhà ấy khá đẹp. Sau 10 năm sử dụng thì nhà không còn mới nữa, nhưng mẹ tôi dự định cải tạo để làm tiệm cà phê nhượng quyền nên chẳng quan trọng việc ấy lắm. Bên thuê mặt bằng trả tiền khá cao nên tính sơ sơ thì tương lai mẹ tôi vẫn lãi.
Quay lại nhà thông gia thì sau khi bán xong tài sản lớn thì họ dắt nhau đi thuê một căn hộ nhỏ. Chị tôi đợt ấy cũng phải bán căn chung cư cao cấp đi để cứu vãn công ty bố chồng, rồi dọn về ở tạm nhà chồng chờ mua nhà khác. Khi bố mẹ chồng thông báo bán nhà, chị giả vờ nói con ốm để xách vali về ngoại. Mẹ chồng giục quay về liên tục nhưng chị tôi nói nhà thuê chật quá không có chỗ ngủ nên kệ.
Mẹ tôi dò hỏi một số đối tác thì biết được rằng thông gia đang nợ nần cả đống bên ngân hàng, có bao nhiêu nhà xe đã đem đi thế chấp cả. Anh rể tôi cũng phải bán chiếc ô tô tiền tỷ đi để gom tiền cho bố chống đỡ công ty. Cơ mà thời thế thay đổi quá nhiều rồi, doanh nghiệp của ông thông gia vẫn duy trì phương pháp sản xuất kiểu cũ nên bị cạnh tranh đến ngộp thở. Tôi thấy nể vì ông bà ấy vẫn tìm được đầu ra cho sản phẩm. Nhưng già néo thì đứt dây, cố mãi cũng đến lúc không gồng nổi nữa.
Kết cục sau nửa năm bán nhà thì công ty của nhà chồng chị tôi phá sản. Họ không dám tuyên bố công khai, chỉ âm thầm đi làm thủ tục. Mẹ tôi cười bảo với cái tính kiêu ngạo như bà thông gia thì chịu làm sao được nỗi nhục này. Bà ấy già rồi, quen thói tiêu hoang và nhìn đời bằng nửa con mắt, giờ tụt xuống tầng lớp bình dân có khi lại sinh trầm cảm. Anh rể tôi phải loay hoay đủ cách để nuôi sống gia đình, còn em gái anh ấy ở nước ngoài thì mất hút. Đúng là hoạn nạn khó khăn mới thấu rõ lòng người.
Hôm rồi nhân dịp sinh nhật lần thứ 55, mẹ tôi cố ý mời thông gia đến uống cà phê ở chỗ biệt thự cũ nhà họ. Mẹ chồng của chị tôi có vẻ khó chịu lắm. Giờ bà ấy không có tiền nhưng vẫn xách túi đắt đỏ, chỉ có khuôn mặt là cúi thấp hơn ngày xưa. Lúc vào quán không thấy bà ấy quát nạt nhân viên như trước nữa. Quản lý tiệm cà phê thấy mẹ tôi thì cúi đầu chào, bà thông gia ngạc nhiên hỏi đây là chỗ mẹ tôi đầu tư phải không, mẹ tôi đáp một câu khiến bà ấy cứng họng: "Không, tôi là chủ của cái biệt thự này luôn" .
Tôi cảm giác lúc ấy sàn nhà mà có lỗ nẻ nào là bà thông gia chui xuống ngay lập tức đấy! Chắc bà ấy xấu hổ lắm nhưng sĩ diện nên da mặt cứ thay đổi từ hồng sang đỏ, từ đỏ sang trắng bệch. Ngồi trong chính cái nhà cũ của mình mà giờ lại phải làm khách, chưa kể cái danh hào môn cũng mất luôn rồi. Chỉ mong mẹ chồng của chị tôi thay đổi tính nết, sống tử tế biết điều một chút cho người khác còn tôn trọng.
Mẹ chồng trao sổ tiết kiệm 10 con số sau một tháng nằm viện Bài học về lòng chân thành giữa lúc hoạn nạn Câu chuyện của tôi, tưởng như là một bộ phim gia đình ly kỳ, đã trở thành hiện thực sau những biến cố bất ngờ. Khi vừa từ bệnh viện trở về sau một tháng chăm sóc mẹ chồng bị tai biến, tôi nhận được từ bà một cuốn sổ tiết kiệm với số tiền lên đến 5 tỷ đồng. Dù đến giờ,...