Bài học huấn luyện con khéo léo của mèo Caracal
Một trong những loài mèo quý hiếm nhất trong Công viên Quốc gia Kruger, Nam Phi cùng nhau chỉ bảo và săn mồi trước ống kính của nhiếp ảnh gia.
Linh miêu tai đen (Caracal) là giống mèo hoang cỡ trung có nguồn gốc từ châu Phi, Trung Đông, Trung Á và Ấn Độ. Mèo Caracal hay còn được gọi là Linh miêu tai đen, linh miêu Châu Phi, linh miêu sa mạc hay mèo rừng. Cho đến bây giờ, chưa có nghiên cứu cụ thể chứng minh nguồn gốc của mèo Caracal. Theo phỏng đoán, Caracal có mối quan hệ mật thiết với loài mèo vàng Châu Phi (Caracal Autara) và mèo Serval, xuất hiện cách đây từ rất lâu, khoảng hơn 5 triệu năm.
Ban đầu, mèo caracal là một giống mèo đến từ thiên nhiên hoang dã. Chúng được tìm thấy và cho rằng có sự liên quan với nền văn hóa Ai Cập cổ đại. Giống mèo này được con người yêu mến và thuần hóa để trở thành vật nuôi trong gia đình. Thậm chí mèo Caracal còn được ướp xác như con người và được chôn cất cùng vị vua Pharaon. Các nhà khảo cổ còn tìm thấy rất nhiều bức tranh và tượng điêu khắc của giống mèo này trong các lăng mộ cổ đại.
Để nói về nguồn gốc của giống mèo này, người ta thường để cập đến Thổ Nhĩ Kỳ. Đây có lẽ là nơi đầu tiên phát hiện ra giống mèo linh miêu tai đen. Và cũng chính nơi đây đã hình thành nên cái tên của chúng. Tên gọi quốc tế của loài mèo này là caracal; được bắt nguồn từ thuật ngữ karakulak (có nghĩa là “tai đen”), trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ thế kỷ 19.
Mèo Caracal.
Linh miêu tai đen là loài mèo thường dễ bị người khác nhầm thành loài linh miêu Lynx Lynx mang gốc Á – Âu, tuy nhiên loài mèo rừng Caracal có bộ lông trơn chứ không có đốm đen như loài linh miêu Á – Âu.
Ngoài thân hình săn chắc có hơi gầy và mảnh mai của chúng thì gương mặt của những chú mèo linh miêu tai đen cũng là một nơi rất thu hút trên cơ thể của chúng. Một gương mặt lạnh lùng với gương mặt góc cạnh như một khối hình thoi và đôi mắt to tròn như quả hạnh nhân với góc mắt sắc dài chính là điểm quyến rũ đầu tiên mà những chú mèo này đem lại cho người nhìn. Những chú mèo Caracal sở hữu chiếc mũi thẳng với đầu mũi tròn đen, bên cạnh đó là khuôn miệng vuông vức cùng hai hàm cứng cáp, sắc nhọn.
Ngoài ra, đặc điểm nhận dạng đáng chú ý nhất của mèo Caracal nằm ở đôi tai của chúng. Loài động vật này sở hữu cặp tai dài, dựng đứng ở hai bên đầu kèm theo đó là búi lông đen nhỏ ở chóp tai. Búi lông này thường không quá dài, chỉ từ 3 – 4 cm. Đây cũng chính là một trong những đặc điểm nhận dạng cho giống mèo này, và cũng chính vì điểm đặc biệt này mà chúng có được biệt danh là “linh miêu tai đen”.
Loài mèo rừng này không có thói quen sống theo bầy đàn mà hoạt động đơn độc như loài báo đen. Đặc biệt chúng thường hoạt động về đêm và một số thành phần sẽ sống thành từng cặp với nhau. Đây là giống màu khá độc lập vì vậy chúng chỉ tương tác giữa mèo mẹ và mèo con hoặc chỉ tương tác cùng nhau trong quá trình giao phối và sinh sản.
Mới đây, một màn tương tác đầy thú vị giữa hai mẹ con nhà mèo Caracal trong Công viên Quốc gia Kruger đã được nhiếp ảnh gia Hanno Erasmus bắt gặp.
Pha bật nhảy tuyệt đẹp của mèo Caracal.
Ngày hôm đấy, theo lời kể của nhiếp ảnh gia, cũng chỉ là một ngày bình thường giống như bao ngày, Erasmus đi dạo xung quanh trạm nghỉ ngơi trong công viên. Khi thong dong gần đến hồ Sonop, anh chàng bỗng cảm nhận thấy sự chuyển động của một loài động vật có vú trên cỏ. Không thể tin vào mắt mình được, một con mèo Caracal đang lén lút rình rập lấp ló sau đám cỏ cao. Bị cuốn hút vào con vật phía trước, Erasmus đã thận trọng bám sau lưng nó, hết sức cẩn thận để không bị phát hiện. Bất ngờ, con mèo phi thân nhanh như chớp, tiến về phía trước rồi mất tích khỏi tầm nhìn. Trước sự ngạc nhiên của anh chàng quan sát, con mèo đã tóm gọn được một chú chuột.
Hai mẹ con nhà mèo Caracal cùng nhau thong dong trên đường.
Video đang HOT
Lúc này, từ đằng xa, một con mèo Caracal khác, nhỏ hơn đang từ tốn tiến đến. Có thể khẳng định, mèo Caracal mẹ đang đi bắt chuột để kiếm thức ăn về cho con của nó. Sau đó cả hai con mèo Caracal cùng sánh bước bên nhau tiến bước trên con đường. Một cảnh tượng diễn ra trong thế giới động vật hoang dã đẹp đến đáng kinh ngạc đã được tìm thấy.
Choáng ngợp trước sức mạnh của những loài mèo hoang dã lớn nhất thế giới
Khác với hình ảnh thông thường của họ nhà mèo, những loài mèo hoang dã lớn nhất thế giới sở hữu đặc điểm sức mạnh vượt trội giúp chúng thích nghi với tự nhiên.
Các loài mèo hoang dã lớn nhất thế giới khá đa dạng, phần lớn chúng đều sống ở trên cạn. Nhưng khác với ấn tượng thông thường về mèo, một số mèo hoang dã có khả năng bơi lội rất giỏi và có nhiều tập tính đặc biệt.
Linh miêu đồng cỏ Caracal
Linh miêu đồng cỏ Caracal là một trong những loài mèo hoang dã lớn nhất thế giới. (Ảnh: San Diego Zoo)
Đây là loài mèo có mặt trong tự nhiên ở 60 quốc gia châu Á và châu Phi.
Trong các loài thú họ mèo thì linh miêu này là loài cỡ vừa và có dáng vẻ được yêu thích, đôi khi cũng được nuôi làm thú cưng trong nhà. Linh miêu Caracal có chân dài, mặt ngắn, tai dài chần và răng nanh dài. Bộ lông màu nâu đỏ hoặc màu cát, trong khi phần bụng nhạt hơn với những mảng nhỏ màu đỏ. Chiều dài thân đạt 40-50 cm và đạt trọng lượng 8-19 kg.
Linh miêu đồng cỏ ưa thích sống trong rừng, thảo nguyên, đồng cỏ, bán hoang mạc và rừng cây bụi, nhưng đặc biệt ưa thích những khu vực khô hạn với lượng mưa thấp và có nhiều lớp che phủ. Chúng cũng có thể được tìm thấy trong các môi trường sống trên núi như ở Cao nguyên Ethiopia.
Linh miêu đồng cỏ có thể đạt tuổi thọ trên 20 năm trong môi trường nuôi nhốt.
Mèo chân đen Felis nigripes
Mèo chân đen này có chỉ ở thảo nguyên và đồng cỏ miền Nam châu Phi (Botswana, Namibia, Nam Phi, Angola, Zimbabwe và Lesotho). Địa hình nơi chúng sinh sống có lượng mưa trung bình từ 100 đến 500 mm mỗi năm. Chúng tạo ổ trong hang hoặc gò mối bỏ hoang và cũng trú ẩn tạm thời trong bụi rậm.
Trong số những loài mèo hoang dã lớn nhất thế giới, mèo chân đen là loài nhỏ nhất trong số các loài châu Phi. Cơ thể được bao phủ bởi lớp lông màu nâu nhạt với những đốm đen đến nâu sẫm bao phủ lưng, hai bên và bụng. Các sọc màu nâu sẫm tương tự như các đốm xuất hiện trên má, chân trước, hông và đuôi.
Đây cũng là loài mèo có tuổi thọ tương đối, đạt 15,6 năm trong môi trường nuôi nhốt. Thức ăn của mèo chân đen khá đa dạng: 98% trong số đó là động vật có vú và chim, động vật có vú chiếm 72% và chim chiếm 26% khẩu phần ăn. Những con vật nặng dưới 40 g chiếm hơn một nửa số lượng con mồi của chúng.
Quần thể mèo chân đen đang suy giảm và ước tính chỉ còn 9.700 cá thể tồn tại trong tự nhiên.
Mèo chân đen Felis nigripes. (Ảnh: iNaturalist)
Mèo rừng Nam Mỹ Leopardus geoffroyi
Đây là loài bản địa ở Nam Mỹ (Argentina, Brazil, Bolivia, Chile, Paraguay, Uruguay) và sống ở nhiều môi trường sống trên cạn nhiệt đới và cận nhiệt đới. Môi trường sống của một trong những loài mèo hoang dã lớn nhất thế giới này bao gồm đồng cỏ núi khô và vùng cây bụi, đồng cỏ ngập nước ven biển, thảo nguyên và vùng đất ngập nước, đồng cỏ ôn đới, thảo nguyên và trảng cây bụi, và rừng lá rộng khô... Môi trường sống có thể ẩm ướt hoặc khô ráo và có mật độ thực vật khác nhau, nhưng vẫn cung cấp đủ độ che phủ để mèo rừng Nam Mỹ săn mồi hiệu quả.
Mèo núi andes Leopardus jacobita
Cùng với mèo rừng Nam Mỹ, mèo núi Andes chỉ phân bố ở Nam Mỹ (Argentina, Bolivia, Chile, Peru). Mèo núi Andes có bộ lông màu xám tro, đầu, mặt và đôi tai tròn màu xám. Mũi và môi màu đen với những vùng xung quanh màu trắng; hai đường nâu sẫm chạy từ khóe mắt ngang qua gò má. Có một số đốm đen ở các chân trước, các đốm màu nâu vàng ở hai bên sườn và có tới hai vòng hẹp, sẫm màu ở các chi sau.
Các cá thể trưởng thành có chiều dài từ đầu đến thân từ 57,7 đến 85cm với đuôi dài 41,3 đến 48,5cm, chiều cao đến vai khoảng 36 cm và trọng lượng lên tới 5,5kg.
Mèo núi Andes chỉ sống ở những nơi có độ cao lớn trong dãy Andes: từ 1.800m ở phía nam Andes đến hơn 4.000m ở Chile, Bolivia và miền trung Peru Địa hình này khô cằn, thảm thực vật thưa thớt, nhiều đá và dốc cho thấy Mèo núi Andean thích môi trường sống ôn đới và trên cạn.
Mèo đốm nhỏ Leopardus tigrinus
Mèo đốm nhỏ Leopardus tigrinus.
Mèo đốm nhỏ có trọng lượng từ 1,5kg đến 3kg. Con đực lớn hơn con cái một chút và có thể nặng tới 3kg, trong khi con cái thường nặng từ 1,5 đến 2,0kg. Chiều dài đầu và thân của con đực dao động từ 805 đến 830mm, với chiều dài đuôi từ 317 đến 360mm. Con cái có chiều dài từ 763 đến 780mm, với chiều dài đuôi từ 270 đến 305mm.
Mèo đốm nhỏ thường sống từ 10 đến 14 năm trong tự nhiên và có thể sống tới 23 năm trong điều kiện nuôi nhốt. Con mồi chính của chúng bao gồm chim và thú nhỏ như loài gặm nhấm. Quần thể mèo đốm nhỏ chỉ còn khoảng 10.000 cá thể và đang suy giảm.
Mèo đốm margay (Leopardus wiedii)
Mèo đốm margay là loài bản địa tại các khu rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới Trung và Nam Mỹ. Mèo đốm nặng từ 2,6-4kg, với chiều dài cơ thể từ 48-79cm, và chiều dài đuôi từ 33-51cm.
Không giống như hầu hết các con mèo khác, mèo cái chỉ có hai núm vú. Lông màu nâu, điểm nhiều hàng đốm màu nâu sẫm hoặc đen và các sọc dọc. Phần bụng nhạt màu hơn, dao động từ màu vàng da bò đến trắng, và đuôi có nhiều dải sẫm màu với chỏm đuôi màu đen.
Mèo đốm margay đáng chú ý vì khả năng leo trèo và tính khí của chúng. Chúng có khả năng đảo chiều bằng chân sau và có thể treo mình bằng chân sau khi lao xuống như sóc.
Linh miêu Iberia Lynx pardinus
Linh miêu Iberia là một trong hai loài ăn thịt đặc hữu của châu Âu (loài còn lại là chồn châu Âu). Linh miêu Iberia phân bố ở Bán đảo Iberia, chủ yếu là khu vực phía tây nam của Tây Ban Nha và phần lớn Bồ Đào Nha.
Mặc dù đã từng xuất hiện ở khắp châu Âu , nhưng vùng phân bố của linh miêu Iberia đã bị thu hẹp với tốc độ đáng báo động trong một thế kỷ rưỡi qua. Một thế kỷ trước, loài này vẫn còn hiện diện ở miền bắc Iberia và duy trì mật độ tương đối cao ở miền nam.
Trong vòng 50 năm, chúng gần như tuyệt chủng ở phía bắc và đang suy giảm nhanh chóng ở phía nam. Thời kỳ suy giảm đáng kể nhất là từ năm 1960 đến 1990, trong đó phạm vi của chúng giảm gần 80%.
Báo đốm, báo hoa mai
Theo The National Wildlife Federation, báo đốm (Panthera onca) là loài mèo lớn nhất ở châu Mỹ. Chúng sống ở Bắc, Trung và Nam Mỹ nhưng hầu hết là ở rừng nhiệt đới Amazon.
Báo đốm thường dài từ 1,5-1,8m không kể đuôi và có thể dài tới 2,7m nếu bao gồm đuôi. Cân nặng của chúng có thể đạt mức 158kg. Chúng thường săn hươu, khỉ và cá.
Còn báo hoa mai là những kẻ săn mồi vô cùng khéo léo và mạnh mẽ. Chúng thường dài tới 1,9m không kể đuôi và dài tới 2,9m nếu gồm cả đuôi. Loài này còn có thể nặng tới 75kg.
Báo hoa mai thường ăn những con mồi cỡ trung bình, bao gồm linh dương. Đôi khi chúng cũng bị tấn công bởi những loài mèo lớn khác như sư tử và hổ.
Loài mèo hoang dã nắm giữ ngôi vị loài mèo lớn nhất thế giới chính là hổ.
Sư tử
Theo National Zoo, sư tử là loài mèo lớn thứ hai trên thế giới và thường được gọi là "vua của muôn loài". Chúng là những con mèo có tính xã hội cao nhất và thường sống thành từng đàn. Sư tử đực có bờm và lớn hơn sư tử cái. Những con đực có thể dài tới 3m bao gồm cả đuôi và nặng tới 250kg.
Quần thể sư tử ngày càng giảm và thường được tìm thấy ở hầu hết các quốc gia Châu Phi như Botswana, Tanzania và Cộng hòa Trung Phi. Cũng có một quần thể sư tử Châu Á sống biệt lập ở Tây Bắc Ấn Độ.
Loài mèo này chủ yếu ăn những con mồi có kích thước từ trung bình đến lớn, bao gồm linh dương và ngựa vằn.
Hổ
Loài mèo hoang dã nắm giữ ngôi vị loài mèo lớn nhất thế giới chính là hổ.
Theo Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới (WWF), hổ (Panthera tigris) có thể dài tới 3m tương tự như sư tử, nhưng hổ có thể nặng đến 300kg.
Hổ chủ yếu sống trong các khu rừng nhiệt đới ở Châu Á, bao gồm Ấn Độ và Indonesia. Chúng cũng được tìm thấy ở những vùng có khí hậu lạnh hơn như vùng viễn đông của Nga và vùng núi của Bhutan.
Ngắm nét đáng yêu của loài mèo sống ở sa mạc Mèo cát (mèo đụn cát) có tên khoa học là Felis margarita. Ở môi trường tự nhiên, chúng sinh sống ở các vùng sa mạc của Châu Phi và Châu Á. Mèo cát có tên khoa học là Felis margarita. Ở môi trường tự nhiên, mèo đụn cát phân bố chiểu yếu ở vùng sa mạc Châu Phi và Châu Á. Loài mèo...