Bài học đắt giá về tổ chức cho học sinh đi trải nghiệm
Trong quá trình trường THPT Đông Anh (huyện Đông Anh, Hà Nội) tổ chức cho học sinh (HS) đi trải nghiệm đã xảy ra sự cố khiến 1 em bị tử vong, 2 em bị thương nặng.
Đây là bài học đắt giá trong việc nhà trường tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm, đặc biệt là các chuyến đi xa.
Trò chơi tàu lượn siêu tốc tại khu Du lịch Đảo Ngọc Xanh – nơi 3 học sinh bị tai nạn khi tham gia chơi. Ảnh: Internet
3 học sinh bị tai nạn khi tham gia trò chơi mạo hiểm
Trước khi tổ chức hoạt động tham quan, ngoại khóa giáo dục truyền thống cho học sinh khối 10 và 11, trường THPT Đông Anh đã tiến hành họp với Ban đại diện Cha mẹ HS. Ngày 28/12/2020, trường THPT Đông Anh có tờ trình gửi Sở GD&ĐT Hà Nội và được phê duyệt hoạt động tham quan ngoại khóa cho HS năm học 2020 – 2021 tại 2 địa điểm là Đền thờ Hai Bà Trưng và Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh (tỉnh Phú Thọ).
Trường THPT Đông Anh đã ký hợp đồng với Công ty CP Du lịch Hùng Vương và ngày 14/1/2021 tổ chức cho 899/945 HS lớp 10 và 11 tự nguyện đăng ký tham gia đi trải nghiệm sáng tạo tại 2 điểm trên. Đi cùng với HS có đại diện Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên chủ nhiệm.
Tại Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh đã xảy ra sự việc đáng tiếc. Sau khi ăn trưa, một nhóm HS lớp 11A2 tham gia trò chơi Tàu lượn siêu tốc. Trong quá trình vận hành có 2 toa tàu cuối bị văng ra khỏi đường ray rơi xuống đất ở độ cao 2,5m. HS L.Tr.A. tử vong, 2 HS Ng.P.L. và Ng.P.H. bị thương đang điều trị tại Bệnh viện Việt Đức. Ngay khi sự việc xảy ra, trường THPT Đông Anh đã báo cáo phòng GD&ĐT huyện Đông Anh.
Theo đó, trong thời gian này, nhà trường tiếp tục phối hợp cùng gia đình và các bên liên quan chăm sóc tốt cho em H. và P. và phối hợp với các bên liên quan thực hiện đầy đủ các quyền lợi, chế độ cho HS. Hiệu trưởng trường THPT Đông Anh Phan Thị Hiền cho rằng, sự cố xảy ra là ngoài ý muốn, dù công tác chuẩn bị cho buổi trải nghiệm rất chu đáo và cẩn thận.
Sau sự cố, nhà trường đã chia sẻ nỗi đau với gia đình các nạn nhân; cử giáo viên ở bệnh viện chăm sóc 2 HS bị thương. Bà Hiền cũng nhận trách nhiệm về vụ việc xảy ra. Về phía Sở GD&ĐT Hà Nội đã trình báo sự việc với UBND TP Hà Nội và yêu cầu các nhà trường rà soát công tác tổ chức hoạt động tham quan, trải nghiệm cho HS. Việc tổ chức phải đảm bảo tuyệt đối an toàn, không để HS tham gia các trò chơi mạo hiểm, đồng thời tăng cường quản lý HS trong thời gian tổ chức các hoạt động.
An toàn cho học sinh phải đặt lên hàng đầu
Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, với vai trò là chuyên gia tâm lý, PGS.TS Trần Thành Nam – Trưởng khoa Các khoa học Giáo dục, trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ: “Năm nay có một số cẩm nang về an toàn trường học được đưa vào nhà trường.
Theo tôi, cẩm nang này phải được giới thiệu đến tay cán bộ lãnh đạo, quản lý, giáo viên cốt cán của nhà trường vì đề cập đến tất cả những hạng mục có nguy cơ mất an toàn đối với HS, kể cả việc đưa HS đến trường, những tình huống có thể xảy ra khi đi tham quan”.
Video đang HOT
Trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị ý kiến một hiệu trưởng bày tỏ, về phía nhà trường tổ chức cho HS đi phải lường trước được những tình huống có thể xảy ra để quyết định có cho HS tham gia hay không. Trường THPT Đông Anh không nên phân bua, cho rằng, danh mục trò chơi được in trong vé vào cửa, các em sẽ chủ động lựa chọn theo sở thích…
“Bây giờ việc học trải nghiệm của HS bị biến tướng thành đi chơi, tham quan nhiều quá và thực sự nguy hiểm khi các em chơi trò mạo hiểm. Những trò mạo hiểm lại phụ thuộc vào tính an toàn của hệ thống máy móc và lương tâm của người làm thiết bị đồ chơi cũng như người tổ chức sân chơi. Hơn nữa, các hoạt động trải nghiệm là rèn kỹ năng, chơi trò mạo hiểm không rèn kỹ năng gì” – TS Vũ Thu Hương – Chuyên gia giáo dục nêu quan điểm.
Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra đó là từ sự cố xảy ra đối với trường THPT Đông Anh, Sở GD&ĐT Hà Nội rút kinh nghiệm gì trong việc phê duyệt tổ chức hoạt động tham quan ngoại khóa. Bởi đây không phải là sự cố đầu tiên liên quan đến hoạt động tham quan của HS, trước đó năm 2014, tại nơi này đã có 6 HS bị thương khi chơi trò đu quay, chẳng lẽ đã lãng quên?
Trước hết phải xây dựng mục tiêu rất rõ ràng và đưa ra các thử thách dành cho HS. Sau đó, nhà trường yêu cầu HS xây dựng kế hoạch (bởi lứa tuổi HS THPT rất cần phải có kinh nghiệm tổ chức cho tương lai của mình) và thực hiện theo sự giám sát của giáo viên chủ nhiệm. Một vấn đề nhà trường không thể bỏ qua, đó là tiền trạm trước khi tổ chức cho HS đi trải nghiệm để xem ở đó có thể tổ chức được những hoạt động gì, mức độ an toàn của thiết bị, đồ dùng đối với HS ra sao… TS Vũ Thu Hương
Liên tiếp 2 vụ học sinh đi dã ngoại tử vong, làm sao để đừng lặp lại?
Dù có phương án đảm bảo an toàn cho học sinh khi tham gia dã ngoại nhưng vẫn có học sinh bị tử nạn khi trường tổ chức các hoạt động này.
Liên tiếp học sinh bị tử nạn
Liên tiếp trong ngày 13 - 14/1 năm 2021, hai học sinh ở các địa phương khác nhau đã tử nạn khi tham gia các hoạt động dã ngoại do nhà trường tổ chức.
Như Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã đưa, ngày 13/1, Trường Âu Dương Lân, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức cho học sinh của trường đi ngoại khóa ở tại Khu du lịch Đại Nam (tỉnh Bình Dương).
Thời gian đi từ sáng tới chiều, với mức phí đóng hơn 200 nghìn đồng/em. Một tai nạn đáng tiếc đã xảy ra khiến một em học sinh khối 4 của trường tử vong. (1)
Ngày 14/1, tại Phú Thọ, một tai nạn thương tâm đã xảy ra tại khu du lịch Đảo Ngọc Xanh (huyện Thanh Thủy).
Trong quá trình chạy, toa tàu lượn siêu tốc bị trượt khỏi đường ray khiến ít nhất 3 người ngồi trên toa rơi xuống đất. Hậu quả làm 1 người tử vong, 2 người nhập viện.
Xác minh ban đầu cho thấy, những người gặp nạn là học sinh của trường Trung học phổ thông Đông Anh.
Sự việc xảy ra khi 3 học sinh này đang tham gia hoạt động dã ngoại do nhà trường tổ chức. (2)
Tàu lượn siêu tốc tại khu du lịch Đảo Ngọc Xanh, nơi xảy ra vụ việc. (Nguồn: Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh)
Trao đổi với Tạp chí Giáo dục Việt Nam, một vị lãnh đạo của trường Trung học phổ thông Đông Anh xác nhận học sinh tử vong là học sinh của trường. Hiện nhà trường đang cùng với gia đình, chính quyền địa phương lo hậu sự cho học sinh xấu số.
Cũng theo thông tin từ phía nhà trường, 2 em học sinh bị thương còn lại không nguy hiểm đến tính mạng. Chuyến đi này theo chương trình của nhà trường đã được Sở cấp phép.
Đáng nói, đây không phải lần đầu tiên khu du lịch Đảo Ngọc Xanh xảy ra sự cố.
Trước đó, vào tháng 4/2014, trò chơi thảm bay của khu du lịch Đảo Ngọc Xanh cũng bất ngờ rơi xuống đất trong lúc 12 học sinh Trung học cơ sở đang chơi.
Khi đó đang có 12 học sinh ngồi trên chiếc đu quay. Chiếc đu quay từ trên cao hạ xuống sát mặt đất rồi tiếp tục định bay vút lên thì gặp sự cố vỡ tuyô thủy lực nên chỉ lên cao được khoảng 2m thì bị rơi tự do xuống mặt đất ở khu vực trò chơi này. Vụ việc khiến 6 học sinh bị thương.
Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh được xây dựng trên bãi nổi La Phù - nằm giữa sông Đà, phần lớn thuộc địa phận các xã của huyện Thanh Thủy và một phần thuộc huyện Ba Vì (Hà Nội).
Khu du lịch này do Công ty cổ phần Ao Vua xây dựng và quản lý. Khu du lịch có nhiều trò chơi mạo hiểm như tháp xoay khí nén, tàu điện siêu tốc, thảm bay hai chiều, vũ trụ bay...
Theo một người dân sống gần khu vực Đảo Ngọc Xanh cho biết, đây là địa điểm học sinh ở Hà Nội thường xuyên đến để tổ chức dã ngoại.
Ngày 15/1, cơ sở vui chơi giải trí này đã bị ngừng hoạt động.
Phương án đảm bảo an toàn vẫn chỉ trên giấy?
Trước hết, cần phải nhấn mạnh rằng, hoạt động ngoại khóa mang lại nhiều lợi ích cho các em, một trong số đó là xả stress, mang lại sự thoải mái.
Hoạt động ngoại khóa rất đa dạng để các em học sinh, phụ huynh, nhà trường tham gia lựa chọn. Mỗi hoạt động mang lại những lợi ích khác nhau, song đều có điểm chung là rèn luyện một số kỹ năng như năng động, nhanh nhẹn, sáng tạo và nâng cao thể lực...
Tuy nhiên, việc lựa chọn các hoạt động ngoại khóa như thế nào để đảm bảo vừa an toàn, vừa bổ ích cần có sự chỉ đạo quan tâm sát sao hơn của các cấp các ngành trong giáo dục.
Những vụ việc học sinh tử vong khi đi ngoại khóa đều đã gây đau đớn tột cùng cho người ở lại.
Trường Tiểu học Âu Dương Lân. Ảnh: VD
Ngày 8/8/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành Chỉ thị số 2268/CT-BGDĐT về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2019-2020 của ngành giáo dục, trong đó có nêu rõ cần: "...chú trọng xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn cho học sinh trong quá trình đưa đón, tham quan, dã ngoại..."
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cũng đã có thông tư Số: 38/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2019 hướng dẫn hướng dẫn xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Mỗi năm học, các Sở, ban ngành đều có công văn cho yêu cầu các trường các đối tác đảm bảo an toàn cho học sinh tham gia các hoạt động dã ngoại đảm bảo an toàn.
Các thông tư, chỉ thị, văn bản đều yêu cầu đảm bảo an toàn cho học sinh tham gia dã ngoại.
Các Sở đều có có một bộ phận rà soát lại đề án của trường, phê duyệt rồi cấp phép thì nhà trường mới được tổ chức hoạt động dã ngoại. Thế nhưng, cứ lơ là một chút là xảy ra những tai nạn thương tâm.
Rõ ràng, đã đến lúc cần tính toán cân nhắc các hoạt động ngoại khóa thiết thực, phù hợp để đảm bảo an toàn cho học sinh tránh lặp lại những câu chuyện đau lòng như trên.
Tài liệu tham khảo:
(1) https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/hoc-sinh-lop-4-gap-nan-khi-di-ngoai-khoa-o-khu-du-lich-dai-nam-da-khong-qua-khoi-post214921.gd
(2) https://vovlive.vn/su-co-tau-luon-lam-3-hoc-sinh-thuong-vong-dinh-chi-hoat-dong-khu-dao-ngoc-xanh-54332.html
Không để học sinh tham gia các trò chơi mạo hiểm khi tham quan trải nghiệm Nhằm kịp thời ngăn chặn các nguy cơ gây mất an toàn cho học sinh trong quá trình tham gia hoạt động tham quan, trải nghiệm, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa yêu cầu tất cả trường học rà soát việc tổ chức hoạt động này. Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các nhà...