Bài học cảnh báo: Vì uống nước tăng lực, thầy giáo người Australia phải trả cái giá quá đắt cho lưỡi của mình
Bác sĩ của thầy giáo Dan Royals xác nhận, các chất có trong loại nước uống tăng lực chính là thủ phạm gây nên tình trạng phồng rộp và bong tróc bề mặt lưỡi.
Dan Royals là một người thầy giáo Australia hiện sống tại châu Á. Mới đây anh chia sẻ tấm ảnh “kinh dị” lên mạng để cảnh báo với mọi người về mối nguy hiểm của đồ uống tăng lực. Bản thân anh uống 5-6 lon nước tăng lực mỗi ngày. Mỗi lon có thể chứa tới 58g đường.
Hãy cảnh giác!
Thầy giáo Australia hiện sống tại châu Á này viết: “Ai uống nước tăng lực nào? Ai nghiện nước tăng lực? Có lẽ các bạn cần phải xem lại thói quen này. Đây là những gì mà chúng sẽ gây ra cho lưỡi của bạn. Hãy tưởng tượng hậu quả tương tự với cơ quan nội tạng sẽ khủng khiếp thế nào. Cho mãi tới dạo gần đây, khi hiện tượng (lưỡi bị phồng rộp, bong tróc nhiều mảng) xảy ra, tôi vẫn quen uống ít nhất 5-6 lon mỗi ngày (dạy bọn trẻ thường khiến tôi cạn kiệt năng lượng). Tôi đánh răng đều đặn và rồi tới gặp bác sĩ. Bùm! Phát hiện ra rằng chính các chất có trong đồ uống tăng lực gây ra tình trạng này. Chúng thực sự đã ăn thịt… lưỡi của bạn, theo đúng nghĩa đen”.
Tấm ảnh “kinh dị” cảnh báo với mọi người về mối nguy hiểm của đồ uống tăng lực.
Dan cũng thú nhận, anh là người hút thuốc lá, nhưng bổ sung rằng, tổn thương nghiêm trọng ở lưỡi do thói quen uống nước tăng lực gây nên.
Mặc dù Dan không tiết lộ anh đã “gắn bó” với loại đồ uống thông dụng này được bao lâu, có vẻ như thi thoảng anh mới uống hết 5-6 lon/ngày.
Mối liên hệ với bệnh tiểu đường, bệnh tim và nguy cơ sẩy thai
Các chuyên gia thường xuyên lên tiếng cảnh báo về sự nguy hiểm của việc uống quá nhiều đồ uống tăng lực. Ngoài lượng đường cao, chúng còn chứa caffeine, taurine và các nguyên liệu thảo dược khác.
WHO đã liệt kê danh sách các tác hại của đồ uống tăng lực, bao gồm:
- Chứa quá liều caffeine
- Tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2
- Khiến cho sức khỏe răng miệng kém
Video đang HOT
- Dẫn đến béo phì
- Với phụ nữ mang thai: Dễ gây sẩy thai ở giai đoạn cuối thai kỳ, sinh con nhẹ cân, con chào đời đã tử vong
- Gây ra các vấn đề về thần kinh và tim mạch ở trẻ em và thiếu niên
Tháng 11 năm ngoái, một nghiên cứu được công bố đã chỉ ra rằng: Chỉ cần uống 1 lon nước tăng lực cũng đủ gây ra vấn đề cho tim. Trong đó, các nhà khoa học thuộc Đại học Texas phát hiện thấy, đồ uống tăng lực thu hẹp mạch máu, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ – chỉ trong 90 phút.
Phát hiện này tương ứng với những nghiên cứu trước đây, theo đó, các nhà khoa học đều đồng loạt cảnh báo người trẻ tránh xa loại đồ uống nhiều tác hại này.
Năm ngoái, theo một nghiên cứu của Canada, đồ uống tăng lực tiềm ẩn các tác dụng phụ nguy hiểm như vấn đề tim mạch và co giật ở phân nửa số trẻ có thói quen uống.
Giáo sư David Hammond cho biết: “Số lượng tác hại mà đồ uống tăng lực gây ra cho sức khỏe trong các nghiên cứu của chúng tôi gợi ý rằng, cần kiên quyết hơn nữa trong việc hạn chế lượng tiêu thụ đồ uống tăng lực ở trẻ em và giới trẻ“.
Riêng ở Anh, nhiều chiến dịch đã được tổ chức nhằm vận động chính phủ ban hành lệnh cấm bán đồ uống tăng lực cho trẻ em dưới 16 tuổi. Nhiều siêu thị hay cửa hiệu đã tỏ ra rất nghiêm túc trong việc góp phần bảo vệ sức khỏe giới trẻ. Hồi tháng 1, Waitrose mở màn bằng quyết định cấm bán đồ uống tăng lực cho trẻ dưới 16 tuổi sau khi giáo viên lên tiếng phàn nàn về tình trạng rối loạn trong lớp do loại đồ uống này.
Asda, Aldi, Tesco, Morrisons, Co-Op và WH Smith là những nơi đã áp dụng lệnh cấm tương tự.
Theo Helino
9 vấn đề thường gặp ở bàn chân và cách đơn giản để khắc phục
Dưới đây là những bí quyết để giữ sức khỏe cho bàn chân khi có hiện tượng đau chân, phồng rộp do bị cọ xát với giày mới; hay đơn giản là cách xử lý mùi hôi chân, ngứa chân... thường gặp.
Đau chân? Tạo sự hỗ trợ tốt hơn
Những kiểu giày dép thiếu sự hỗ trợ xung quanh vòm bàn chân, mắt cá chân và gót chân (như dép xỏ ngón hoặc một số loại sandal) có thể gây ra nhiều vấn đề về bàn chân, và hầu hết các bác sĩ khuyên nên hạn chế thời gian mang chúng. Nếu phải mang, hãy làm cho chúng thoải mái hơn và an toàn hơn với phần lót nâng đỡ cung bàn chân. Chúng rất kín đáo và sẽ khá vừa với mọi kiểu giày dép. Miếng đệm lót cũng có thể giúp ngăn ngừa hoặc giảm đau đầu gối, lưng hoặc mắt cá chân, tất cả đều có thể xảy ra khi khi cơ thể phải bù đắp cho sự nâng đỡ kém ở vòm bàn chân. Một gợi ý khác: Kéo giãn bàn chân, mắt cá chân, bắp chân vào cuối mỗi ngày để giúp giảm sự khó chịu.
Phồng rộp? Che đúng cách
Nếu bất chấp những cố gắng hết sức của bạn, nốt phồng rộp vẫn xảy ra, thì xin bạn đừng chích nó, bởi vì nốt phồng rộp bị chích sẽ dễ nhiễm trùng hơn nhiều. Vậy phải làm gì: hãy bôi kem kháng sinh và che kín chỗ phồng rộp bằng băng; nó sẽ lành trong vài ngày. Trong trường hợp đặc biệt xấu, khi nốt phồng rộp lớn, hoặc chứa đầy máu, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức, bởi vì nó có thể bị nhiễm trùng.
Giày cọ xát? Mua loại băng thích hợp
Trong mối quan hệ bất hòa với đôi giày mới của bạn? Những loại băng dành riêng cho nốt phồng rộp có thể giúp giữ hòa bình, và ngăn ngừa những vấn đề ở bàn chân. Các loại băng chứa đầy chất lỏng mềm sẽ điều hòa da và tạo ra một rào cản để giảm thiểu ma sát gây phồng rộp. Đặt chúng lên những vị trí có vấn đề, như nơi quai dép sandal cọ xát, để ngăn trầy xước - hoặc che phủ và bảo vệ vết phồng rộp đã có. Những loại băng này đủ kín đáo để bạn đi dép xỏ ngón.
Mồ hôi chân? Xịt dung dịch chống tiết mồ hôi
Không chỉ là mùi hôi; mồ hôi chân còn có thể gây nứt gót chân, da như vảy cá và thậm chí nhiễm nấm. Mỗi ngón chân của bạn có khoảng 250.000 tuyến mồ hôi, có thể tiết ra nửa lít mồ hôi mỗi ngày. Để giảm thiểu lượng mồ hôi chảy ra trên bề mặt, hãy xịt lên bàn chân bằng một nước xịt khử mùi/chống tiết mồ hôi vào mỗi buổi sáng và tối. Kim loại trong dung dịch xịt chống tiết mồ hôi sẽ chặn các ống dẫn mồ hôi.
Ngứa bàn chân? Thử ngâm chân bằng giấm
Khi nhiễm trùng phát triển, ngâm chân bằng mạch nha hoặc giấm trắng sẽ có tác dụng. Nó không chữa khỏi nhiễm trùng, nhưng sẽ làm dịu cơn ngứa khó chịu.
Sợ ung thư? Chống nắng cho bàn chân
Nhiều người không nghĩ đến việc bôi kem chống nắng cho mu bàn chân, nhưng bạn nên biến điều này thành một phần trong thói quen hàng ngày, nhất là vào mùa hè. Thoa kem chống nắng với SPF ít nhất là 30 ở mu và lòng bàn chân và giữa các ngón chân.
Bệnh "chân của vận động viên"? Chữa bằng phấn rôm
Rắc phấn dùng cho bàn chân, phấn rôm hoặc bột ngô hàng ngày vào tất cả những đôi giày kín để tiêu diệt mọi loại nấm nào đang cố gắng phát triển. Nó sẽ giữ cho bàn chân bạn không bị nhiễm trùng và cũng làm giày dép được thơm tho. Nhiều bệnh nhân bỏ qua các vấn đề về bàn chân như ngứa bàn chân và ngón chân, nhưng nếu bàn chân có vẻ bong vảy và bạn không thể ngừng gãi, thì rất có thể đó là bệnh "chân của vận động viên", hay bệnh nấm bàn chân, hoặc nhiễm trùng khác. Nói chung, không đi chân trần hoặc đi dép xỏ ngón gần bể bơi công cộng và trong phòng thay đồ; những bề mặt ấm và ẩm ướt này là mảnh đất màu mỡ cho mụn cơm và các nhiễm trùng do vi khuẩn.
Hôi chân? Đi giày thoáng khí
Bàn chân bốc mùi không phải là một trong những vấn đề về chân nguy hiểm nhất, nhưng chúng chắc chắn gây khó chịu. Luôn đản bảo giày dép được thoáng khí sau khi mang sẽ giúp tránh vi khuẩn phát triển. Nếu có thể thay đổi, không bao giờ đi cùng một đôi giày hai ngày liên tiếp.
Trẻ bị đau chân? Chú ý đến giày chạy
Trẻ em thích chạy bộ bằng chân trần, đó là lý do tại sao các bác sĩ chuyên về bàn chân gặp nhiều bệnh nhi vào mùa hè hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong năm. Một than phiền phổ biến là đau gót chân, có thể xảy ra khi sụn tăng trưởng ở gót chân bị kích thích do hoạt động quá mức. Chìa khóa để ngăn ngừa những vấn đề về chân? Giày dép tốt. Nên mang giày chạy hơn là giày tennis hoặc giày tập đa năng, vì chúng có thêm sự nâng đỡ. Một đôi giày chất lượng phải vượt qua bài test uốn cong: Đôi giày càng gấp cong trong tay bạn thì nó càng ít hỗ trợ. Nếu trẻ không chịu đi giày thể thao, hãy thỏa hiệp bằng một đôi sandal thể thao. Loại dép này thường có phần che đầu ngón chân hoặc quai có tác dụng hỗ trợ chút ít, giúp dép khó bị tuột hơn trong khi chơi.
Cẩm Tú
Theo RD
Một cái ôm nhẹ cũng có thể làm cậu bé... tử vong Sinh ra với một hội chứng cực kỳ hiếm gặp, cậu bé John Hudson Dilgen (15 tuổi, ở New York, Mỹ) chỉ cần một cái ôm nhẹ cũng có thể... tử vong. Ảnh minh họa Hội chứng này là bệnh ly thượng bì bóng nước (Epidermolysis bullosa), khiến da của Dilgen luôn bị phồng rộp và rách nếu có ai đó vô tình...