Bài giảng ‘chạm’ được trái tim học sinh
Trao đổi với PV Báo Đại Đoàn Kết, PGS. TS Trần Xuân Nhĩ – nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, việc mua bán giáo án là điều tối kỵ, không nên và không thể có trong môi trường giáo dục.
PV: Thưa ông, việc mua bán, xin cho giáo án mẫu các môn học đã có từ lâu và thời gian qua càng nở rộ khi triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Là một nhà giáo, ông nhìn nhận việc này thế nào?
PGS. TS Trần Xuân Nhĩ.
PGS. TS Trần Xuân Nhĩ: Mua bán giáo án trên thực tế là việc chưa ai cấm và đang diễn ra tràn lan trên mạng internet, tôi đã nghe nhiều người phản ánh từ lâu. Muốn tìm gì trên mạng ngày nay quá dễ dàng, không chỉ giáo án. Nhưng với tư cách là một giáo viên, được đào tạo bài bản trong trường sư phạm để có kiến thức chuyên môn, phương pháp giáo dục học sinh ở lĩnh vực đó, nếu ngay cả một cái giáo án cũng soạn không nổi thì lấy gì để dạy học sinh đây?
Một số giáo viên cho rằng, quy định về giáo án của Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiều điểm mới, gây khó cho giáo viên, mất thời gian khi soạn. Tôi rất chia sẻ với các thầy cô. Nhưng đó không thể là lý do để giáo viên đi mua giáo án về nộp cho xong chuyện. Để có một tiết dạy tốt, không thể thiếu sự chuẩn bị cẩn thận ngoài kiến thức, kinh nghiệm sẵn có. Nhất là với chương trình, sách giáo khoa mới lần đầu được giảng dạy, nếu thầy cô không soạn kỹ thì rất có thể sẽ bối rối, lúng túng khi dạy. Học trò ngày nay rất thông minh, nhiều em cũng biết lên mạng tìm hiểu trước nội dung bài học, không chỉ gói gọn trong sách giáo khoa nên nếu thầy cô cẩu thả, sơ sài, các em sẽ nhận ra ngay.
Video đang HOT
Như vậy, quan điểm của ông là không cổ súy cho những giáo án đi mượn, đi xin, đi mua không thực chất. Theo ông, cần có những giải pháp nào để ngăn chặn, hạn chế tình trạng này?
- Rõ ràng việc mua bán này sẽ gây ra những hệ lụy không tốt trong môi trường giáo dục. Vấn đề là làm sao để hạn chế tình trạng này? Theo tôi, trước hết, về phía ngành giáo dục, cụ thể là Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có những quy định thiết thực, cụ thể và hợp lý về việc soạn giáo án. Trong đó, không yêu cầu quá chi tiết và dài dòng, trùng lặp mà quan trọng nhất của một giáo án là mục tiêu bài học và tiếp theo là cách thức tổ chức dạy học để đạt mục tiêu ấy. Làm được vậy, giáo viên sẽ có không gian sáng tạo của riêng mình và không bị trói buộc vào những trang giáo án dài lê thê.
Thứ hai, để không có những bộ giáo án hình thức chỉ phục vụ cho việc kiểm tra mà cần thiết kế những bộ giáo án áp dụng được vào dạy học thực chất. Việc này, đòi hỏi mỗi nhà trường, ban giám hiệu, tổ trưởng tổ bộ môn cần có những kiểm tra, góp ý thực chất thay vì mang tính chất làm đẹp hồ sơ, đối phó.
Cuối cùng vẫn là ý thức của mỗi giáo viên. Phải xác định việc soạn giáo án là nhằm để phục vụ cho việc dạy học của mình, giúp tiết dạy trúng, đúng, khơi gợi được hứng thú cho học sinh… chứ không phải việc soạn cho có thì sẽ không còn tình trạng đi mượn, đi xin nữa.
Ngăn chặn nạn mua bán giáo án không thể bằng các cách thức hành chính như kiểm tra thanh tra, nó phải được điều chỉnh từ trong lòng của phương pháp tổ chức dạy học mà ở đây là quy định về soạn giáo án.
Những bài giảng chạm đến trái tim sẽ khiến học sinh nhớ mãi không quên, đó mới là thành công của người giáo viên, không phải là những trang giáo án đẹp nhưng trống rỗng vì là sản phẩm của sao chép.
Trân trọng cảm ơn ông!
ảm bảo môi trường giáo dục an toàn
Sau ngày khai giảng năm học mới, các trường mầm non, tiểu học ở TP Cần Thơ đã khởi động lại bếp ăn, tổ chức bán trú và các hoạt động giáo dục 2 buổi/ngày.
Việc học 2 buổi/ngày và bán trú mang lại lợi ích cho học sinh, phụ huynh.
Giờ ăn trưa của các em học sinh Trường Tiểu học Ngô Quyền, năm học 2022-2023.
Năm học 2022-2023, Trường Tiểu học (TH) Ngô Quyền có hơn 2.000 học sinh/56 lớp. Trong đó, có 1.861 học sinh đăng ký tham gia bán trú. Với cơ sở vật chất hiện có, trường đáp ứng đủ điều kiện giảng dạy 2 buổi/ngày với 1 lớp/phòng học. Trước khi tổ chức bán trú trở lại, Ban Giám hiệu trường tổ chức họp phổ biến thông tin và đăng ký trên tinh thần tự nguyện của phụ huynh. ể đảm bảo bữa ăn cho từng học sinh, trường đã thực hiện chia giờ ăn theo khối. Em Bùi Tiên Triều, học sinh lớp 5.10 của trường, vui vẻ nói: "Con rất vui vì được đến trường. Buổi trưa con có thể cùng ăn với các bạn và thức ăn rất ngon. Sau đó con ngủ trưa, nên học buổi chiều không bị buồn ngủ".
Theo cô Mạch Lệ Xuân, Hiệu trưởng Trường TH Ngô Quyền, để tổ chức bữa ăn bán trú từ ngày 6-9, trường có 2 tuần chuẩn bị các điều kiện như dụng cụ, cơ sở vật chất phục vụ bán trú. Trường phân công các cô bảo mẫu chăm sóc, sắp xếp các vật dụng, nơi nghỉ ngơi cho học sinh nghỉ trưa tại trường. "Chúng tôi chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức lựa chọn đăng ký nơi cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh và tổ chức lưu mẫu, bảo quản sau khi chế biến thức ăn theo quy định", cô Xuân cho biết. Theo chị Nguyễn Hữu Ngọc Thanh, Tổ trưởng Tổ bếp của Trường TH Ngô Quyền, Tổ bếp hiện có 9 người tham gia phục vụ nấu ăn tại trường. Vào những dịp hè, trường phối hợp với ngành Y tế địa phương tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn về dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho các thành viên thuộc tổ bếp. Trước khi tổ chức bán trú cho học trò, tổ bếp đã vệ sinh sạch sẽ khu vực bếp, xây dựng quy trình bếp; đồng thời nhắc nhở đội ngũ bếp luôn luôn thực hiện công tác đảm bảo ATVSTP, dinh dưỡng và sức khỏe học sinh.
Không chỉ cấp TH, các cơ sở giáo dục mầm non đã chuẩn bị chu đáo các điều kiện để tổ chức lớp bán trú. Ở Trường Mầm non Tuổi Ngọc, trong năm học này có 316 trẻ/10 lớp, với 36 cán bộ, giáo viên (trong đó có 23 giáo viên). Trong những ngày tổ chức bán trú đầu tiên năm học mới, trường có khoảng 290 em đến trường. Bên cạnh tạo môi trường xanh - sạch - đẹp - an toàn trong khuôn viên trường, thì mỗi phòng học được các cô bố trí góc vui chơi, học tập để trẻ phát huy khả năng sáng tạo. Cô Nguyễn Thị Phượng, Hiệu trưởng Trường Mầm non Tuổi Ngọc, cho biết trước khi lớp bán trú hoạt động trở lại sau thời gian nghỉ hè, các cô giáo đã chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cho trẻ; giúp trẻ làm quen với môi trường giáo dục, sinh hoạt; đồng thời được tập huấn về đảm bảo an toàn cho trẻ, ATVSTP.
* * *
Thực tế, việc tổ chức bán trú và giảng dạy 2 buổi/ngày ở các trường học mang lại nhiều lợi ích cho cả học sinh lẫn phụ huynh; nhất là những gia đình không có thời gian đưa đón con em. Ở khía cạnh khác, các học sinh được học 2 buổi/ngày có thời gian nghỉ ngơi, học tập và được tham gia các hoạt động trải nghiệm nhiều hơn. Những trải nghiệm tại trường như trồng rau, nấu ăn, chơi các trò chơi dân gian được lồng ghép vào môn thể dục thể thao...
Toàn thành phố có 171/171 trường mầm non, mẫu giáo tổ chức bán trú, đạt 100%. Cấp tiểu học có 179 cơ sở giáo dục với 273 điểm trường có bán trú. Năm học vừa qua, thành phố có 42.994 trẻ được ăn bán trú, đạt 94,60%; cấp tiểu học có 91.154/97.417 học sinh được học 2 buổi/ngày, đạt 93,57%.
Theo ông Lê Thanh Long, Trưởng Phòng Giáo dục Tiểu học, Sở Giáo dục và ào tạo TP Cần Thơ, hằng năm trong kế hoạch nhiệm vụ năm học, Sở đều có hướng dẫn các phòng chỉ đạo các trường có đủ các điều kiện tổ chức bán trú, xây dựng kế hoạch bán trú phù hợp với thực tế và trên cơ sở tự nguyện của phụ huynh học sinh. Các trường phải đảm bảo ATVSTP cho học sinh trong quá trình tổ chức cho các em ăn uống; tiến tới xây dựng thực đơn, cân bằng dinh dưỡng giúp các em phát triển thể lực và thể chất một cách phù hợp. Hoạt động bán trú giúp học sinh có những bữa ăn ngon, được vui chơi giải trí và nghỉ ngơi để tiếp tục học tập buổi chiều. "Thông qua các hoạt động này giúp trẻ rèn luyện kỹ năng sống, tinh thần đoàn kết, tính kỷ luật và khả năng tự phục vụ", ông Long nói.
Bà Nguyễn Ngọc Huệ, Phó trưởng Phòng Giáo dục Mầm non, Sở Giáo dục và ào tạo TP Cần Thơ, cho biết năm học 2022-2023, ngành Giáo dục chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non tuân thủ tuyệt đối về việc chuẩn bị cho trẻ đến trường, tổ chức cho trẻ ăn bán trú đúng quy định. Như trong hè, các đơn vị đều tổ chức các lớp tập huấn cho bộ phận cấp dưỡng về công tác chế biến thức ăn, đảm bảo ATVSTP; phối hợp với trung tâm y tế dự phòng quận, huyện để thực hiện nhiệm vụ này. Các trường phải đảm bảo nguồn nhân lực giáo viên, nhân viên cấp dưỡng phụ trách số trẻ đúng quy định; chú ý công tác phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.
Cách dạy con khoa học và nghiêm ngặt của Jennifer Lopez Tuy nổi tiếng và bận rộn là thế nhưng Jennifer Lopez vẫn cố gắng dành thời gian để chăm lo, dạy dỗ các con. Không chỉ là một trong những nữ ca sĩ, diễn viên, vũ công và nhà thiết kế nổi tiếng, Jennifer Lopez còn được người hâm mộ biết đến là mẹ của cặp song sinh Max và Emme. Cô sở...