Bài cuối: Trộn thuốc đông y cùng tân dược corticoid là điều cấm kỵ
Đa phần trong các loại thuốc đông y bán lan tràn trên mạng thực tế có các thành phần của corticoid, nhóm thuốc có tác dụng chống dị ứng, chống viêm và ức chế miễn dịch.
Vì được sử dụng để điều trị nhiều nhóm bệnh, nên có lúc corticoid được coi là “thần dược”. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế cũng như nhiều tổ chức y khoa, khi sử dụng corticoid cần được chỉ định và theo dõi chặt chẽ bởi giới chuyên môn để tránh những tác dụng phụ vô cùng nguy hại.
Bởi được “điều hành” từ một CEO luôn đặt lợi nhuận lên cao hơn tất cả nên hầu như các đơn vị, nhà thuốc gia truyền trá hình trên các mạng xã hội không mấy quan tâm đến tác hại của người tin dùng đã mua thuốc. Với họ, đơn giản chỉ là bán thuốc. Còn thành phần có những gì, họ chỉ đơn giản là biết vài công thức đơn giản hoặc thuốc nằm lòng những vị thuốc đông y cơ bản để… “tán” nhằm tăng lòng tin với khách hàng.
Tuy nhiên, theo như chị N.T.L, cựu nhân viên truyền thông của một thương hiệu thực phẩm chức năng thì kể cả những thực phẩm chức năng hiện đang có trên thị trường, có thành phần gì, công nghệ ra sao đôi khi phụ thuộc vào chính những nhân viên truyền thông đang hoạt động trong đó.
Cụ thể, với một sản phẩm mới cho ra mắt, việc đầu tiên đơn vị sản xuất hoặc phân phối sẽ đưa đến phòng marketing, truyền thông để xây dựng một kế hoạch marketing tổng thể nhằm tạo tiếng vang khi sản phẩm “chào sân”.
Phòng marketing sẽ căn cứ vào các hoạt chất có sẵn trong sản phẩm, sau đó tìm hiểu, rà rẫm trên các bài báo, bài nghiên cứu quốc tế để tìm dược liệu, thành phần tương tự… Sau đó nếu thấy phù hợp sẽ đẩy mạnh lên. Thậm chí cái công nghệ Nano hiện giờ đang như một từ khóa thông dụng trong ngành sản xuất thực phẩm chức năng hầu hết được nhân viên marketing đưa vào hệ thống các bài báo, video quảng bá sản phẩm… mà đôi khi, đến cả nhà sản xuất hoặc nhân viên đều không sử dụng, thậm chí không biết cái công nghệ đó được ứng dụng ra sao.
Trộn tân dược mà cụ thể là corticoid vào bào chế cùng với thuốc đông y luôn là điều cấm kỵ
Còn về việc các sản phẩm đông y trôi nổi được bán thông qua các video quảng cáo trên mạng xã hội, cũng theo vị này, thường để tạo hiệu quả nhanh chóng khi sử dụng, nên lúc sản xuất, bào chế, họ sẽ trộn thêm vào thuốc đông y hoạt chất corticoid. Chính thế nên đã có rất nhiều bệnh nhân sau khi uống thuốc đông y mua trên mạng đã liên tiếp vào viện với những bệnh lý cấp tính khác nhau. Theo thông tin từ Bệnh viện Nội tiết Trung ương, hầu như ngày nào cũng có bệnh nhân đến khám là nạn nhân của thuốc có chứa Corticoid.
Video đang HOT
Việc sử dụng corticoid như một thần dược chữa bách bệnh hòng tăng hiệu quả trên nền thuốc đông y là việc vô cùng nguy hại. Hệ lụy khi lạm dụng Corticoid, theo các chuyên gia, sẽ gây nên hội chứng tăng đường máu, dẫn đến đái tháo đường; hội chứng cushing, suy tuyến thượng thận. Thậm chí, gây suy cấp tính nếu đột ngột dừng thuốc dẫn đến trụy tim, trụy mạch; ngoài ra còn gây giòn xương, rối loạn điện giải.
Ngoài các hoạt chất được phép sử dụng, theo cánh báo của nhiều chuyên gia, thậm chí còn có tình trạng cơ sở cung cấp thuốc y học cổ truyền liều lĩnh trộn cả tân dược đã bị cấm lưu hành trên thế giới. Cụ thể, đầu tháng 3-2019, Bệnh viện Bạch Mai đã điều trị cho 2 trường hợp biến chứng nặng do sử dụng thảo dược Tiểu đường hoàn có chứa Fenformin- một loại thuốc Tây trị tiểu đường nổi tiếng cách đây gần nửa thế kỷ. Thuốc đã bị cấm lưu hành quốc tế từ hơn 50 năm qua do có ảnh hưởng tới não, tim, nguy cơ tử vong cao.
Về thuốc đông y có trộn corticoid, Thạc sỹ – Bác sỹ Tạ Quang Thành, Bệnh viện Bắc Thăng Long cho biết: “Corticoid là một trong nhóm những danh mục thuốc phải đánh số thứ tự ngày dùng. Số ngày của mỗi đợt điều trị cần ghi rõ ngày bắt đầu và kết thúc sử dụng thuốc. Nội dung này đã được quy định rất rõ tại khoản 4, Điều 3 Thông tư 23/2011/TT-BYT về hướng dẫn sử dụng thuốc trong cơ sở y tế có giường bệnh do Bộ Y tế ban hành.”
Theo bác sỹ Thành, việc đánh số thứ tự ngày dùng nhằm để các bác sỹ theo dõi trên cơ sở phản ứng lâm sàng của bệnh nhân để điều chỉnh liều lượng, cách dùng cũng như phối hợp với các thuốc điều trị khác. “Corticoid chưa bao giờ được sử dụng một cách bừa bãi và thoải mái trong y khoa.” Bởi lẽ, đối với trường hợp bệnh nhân dùng corticoid kéo dài, thì từ quá trình sử dụng thuốc đến ngừng thuốc là một lộ trình, phải được theo dõi khá nghiêm ngặt.
Nếu dùng corticoid kéo dài và ngừng thuốc đột ngột có thể gây suy tuyến thượng thận cấp và điều này nguy hiểm hơn rất nhiều. Vì những hệ lụy liên quan đến suy tuyến thượng thận khiến những bệnh nhân này rất dễ mắc các bệnh khác như đái tháo đường, tăng huyết áp, loãng xương, nhiễm trùng… Với bệnh nhân đã mang sẵn những bệnh lý này thì việc dùng corticoid với mục đích giảm đau chống viêm cho bệnh lý khớp, thần kinh sẽ làm trầm trọng thêm bệnh chính như: khó kiểm soát được huyết áp và đường máu, suy giảm miễn dịch dễ bị nhiễm trùng…
Chuyện trộn tân dược và cụ thể là corticoid vào bào chế cùng với thuốc đông y luôn là điều cấm kỵ. Cũng có những phác đồ điều trị kết hợp Đông – Tây y, các chuyên gia cho biết, tuy nhiên việc điều trị kết hợp này yêu cầu phải có phác đồ điều trị rõ ràng và không thể trộn chung.
Việc “dẹp loạn” nạn quảng cáo đông y bừa bãi, lập lờ trên mạng xã hội không một sớm một chiều có thể giải quyết triệt để. Vì vậy, người dân nên tỉnh táo, đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để thăm khám mỗi khi có vấn đề.
Bên cạnh đó, ngoài việc thực hiện nghiêm các quy định của Bộ Y tế về quản lý nguồn dược liệu nhập khẩu và sản xuất trong nước, các ngành chức năng cần tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức kinh doanh của các cơ sở sản xuất, kinh doanh đông dược, đồng thời phối hợp chặt chẽ, kiểm tra, kiểm soát thị trường đông dược và xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm.
Cần xử nghiêm các "thần y" trên mạng tự xưng "nhà tôi 3 đời"
Bộ Y tế và cơ quan chức năng cần xử nghiêm các "thần y" trên mạng tự xưng "nhà tôi 3 đời" quảng cáo ra rả trên mạng xã hội, gây hậu quả trầm trọng.
Rất cần có chế tài xử nghiêm các "thần y" trên mạng xã hội, tự xưng "nhà tôi 3 đời" dẫn đến nhiều bệnh nhân nguy kịch (Ảnh: Hoà Bình ghép)
Hiện nay, người dùng internet truy cập vào các video trên YouTube hay lướt các trang mạng xã hội thường xuyên gặp phải tình cảnh quảng cáo thuốc trị bệnh của các "thần y" - thầy "lang vườn" tự xưng "nhà tôi 3 đời" chữa sỏi thận, thoái hóa xương khớp, xuất tinh sớm, ung thư... như một thứ virus độc hại phát tán tràn lan gây phiền toái cho nhiều người xuất hiện dày đặc, ra rả truyền thông phương pháp điều trị các loại bệnh.
Theo trả lời của Hội Đông y Việt Nam thì bài thuốc gia truyền phải được công nhận theo Quyết định của Bộ Y tế - Không phải hội viên nào của Hội Đông y cũng được phép hành nghề.
Được biết, việc công nhận bài thuốc gia truyền, theo Quyết định số 039/2007/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành quy chế xét duyệt cấp "Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền". Theo đó, người có bài thuốc gia truyền sẽ được Sở Y tế tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương cấp cho người có đủ các điều kiện được công nhận là bài thuốc gia truyền. "Bài thuốc gia truyền" là bài thuốc kinh nghiệm lâu đời của dòng tộc, gia đình truyền lại, có hiệu quả điều trị với một bệnh nhất định, có tiếng trong vùng, được nhân dân tín nhiệm, được Hội Đông y và y tế xã/phường/thị trấn sở tại và Sở Y tế địa phương công nhận.
Một quảng cáo "nhà tôi 3 đời" trên mạng xã hội
Quảng cáo 3 đời gia truyền chữa sỏi thận, sỏi mật
Trên mạng xã hội tràn lan quảng cáo của các "thần y" tự xưng (Ảnh chụp màn hình)
Vậy mà không biết ai cấp Quyết định chứng nhận cho các thầy "lang vườn" tự xưng "nhà tôi 3 đời" trên mạng này, chẳng thấy "thần y" nào trình ra văn bản nhưng nhiều bệnh nhân đã nhẹ dạ nghe theo, mua thuốc về dùng và không ít ca đã phải nhập viện trong tình trạng cấp cứu, thậm chí có ca biến chứng, suy gan, suy thận, thậm chí nguy kịch đến tính mạng.
Về phương diện quản lý mạng xã hội, người dùng tự hiểu dịch vụ miễn phí của bất cứ nhà kinh doanh nào cũng phải chịu một số điều kiện kèm theo, chẳng hạn với YouTube là phải xem các quảng cáo được họ chèn vào nội dung. Dịch vụ xem YouTube trả phí thuê bao để không phải chịu đựng các quảng cáo hiện chỉ có ở 100 nước với hơn 30 triệu thuê bao. YouTube chưa cung cấp dịch vụ Premium này tại Việt Nam.
Nhưng về phương diện quản lý y tế, không thể để các quảng cáo "chữa bệnh" vừa nhảm nhí, vừa độc hại, có cả thuốc đông y và thực phẩm chức năng được phép tự do xuất hiện dày đặc trên mạng xã hội mà không cần xuất trình được giấy phép quảng cáo của cơ quan quản lý dược giống như khi quảng cáo trên báo chí.
Một trong số rất nhiều trường hợp nguy kịch cấp cứu tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T rung ương sau khi uống thuốc nam trôi nổi quảng cáo qua mạng Ảnh: Hải Anh
Trong khi ngành y vẫn phải thường xuyên lên tiếng cảnh báo mạnh mẽ vì đã xảy ra nhiều trường hợp bệnh nhân phải cấp cứu, nhập viện trong tình trạng nguy kịch vì sử dụng "thuốc" mua theo quảng cáo "nhà tôi 3 đời" trên mạng.
Nếu Bộ Y tế phối hợp với Bộ Công an, cùng lực lượng an ninh kiểm soát mạng xã hội, thậm chí là thanh tra, kiểm tra các "thầy lang vườn" trên thực tế, dựa theo thông tin địa chỉ, số điện thoại được cung cấp từ các quảng cáo chữa bệnh, thì liệu có thể dẹp yên nạn tự xưng "nhà tôi 3 đời"?
Mắc phải bệnh có nguy cơ tử vong, tàn phế vẫn "cố thủ" ở nhà tự chữa Đây là trường hợp nhiễm trùng rất nặng diễn tiến rất nhanh, hoại tử da cổ bàn tay trái, đái tháo đường type 2 tự chữa trị, đường huyết không ổn định, suy thận cấp, tiêu chảy cấp rối loạn điện giải... khiến các bác sĩ điều trị vô cùng khó khăn. Bệnh nhân L.T.K. (67 tuổi, trú tại Trảng Bảng, Tây Ninh)...