Bài cuối: “Đọc vị” được học sinh là chìa khóa thành công của người thầy

Theo dõi VGT trên

Sau loạt bài về đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên, Báo Phụ Nữ TP.HCM đã nhận được nhiều ý kiến, chia sẻ của các chuyên gia.

Dưới đây là chia sẻ của bà Tô Thụy Diễm Quyên, chuyên gia giáo dục toàn cầu của Microsoft, về bài toán đổi mới phương pháp giáo dục.

*Phóng viên: Gần đây, đang có sự thay đổi tích cực trong giáo dục, nhiều giáo viên chịu khó ứng dụng công nghệ, thay đổi phương pháp giảng dạy, tạo hứng thú học tập cho học sinh (HS). Bà có nhận thấy điều này?

Bà Tô Thụy Diễm Quyên: Đúng vậy. Có nhiều lý do để giáo viên đang tự thay đổi, nâng cấp mình trong chuyên môn. Điều này đem lại sự thay đổi tích cực cho giáo dục.

Và không thể phủ nhận, COVID-19 tạo ra sự thúc đẩy để giáo dục đi nhanh đến chuyển đổi số, thay vì chỉ nói suông như trước. Chỉ trong thời gian ngắn, cụ thể là những đợt giãn cách xã hội, hệ thống trường học gần như đã chuyển đổi số, phương pháp truyền thụ từ trực tiếp sang bán trực tiếp hoặc trực tuyến hoàn toàn. Thầy cô năng động hơn, kể cả người có tuổi cũng phải làm quen với công nghệ chứ không thoái thác như trước đây.

Bài cuối: Đọc vị được học sinh là chìa khóa thành công của người thầy - Hình 1

Bà Tô Thụy Diễm Quyên trong buổi tập huấn giáo viên

* Nghĩa là chúng ta đang tiến dần đến phương pháp giáo dục tiên tiến?

Thực ra, phương pháp giáo dục trong trường phổ thông quá lạc hậu nên mỗi thầy cô đang tự thân vận động. Chúng ta đang dạy HS theo quy trình ba bước: cung cấp kiến thức, ghi nhớ, vận dụng. Cả ba bước này đều sai về mặt khoa học.

Thứ nhất, hiện nay kiến thức là thứ đang lạc hậu nhanh nhất, vậy tại sao lại chú trọng dạy HS thứ sẽ sớm trở nên lỗi thời. Hơn nữa, kiến thức cũng không cần đến người thầy cung cấp, HS có thể tự học. Vấn đề là dạy HS phương pháp tự học và biết sàng lọc, làm chủ kiến thức. Việc in sách tham khảo càng vô nghĩa ở thời đại này.

Thứ hai là dạy ghi nhớ. Hàng tỷ người trên thế giới có hàng tỷ bộ não với cách diễn dịch và ghi nhớ khác nhau nên phương pháp dạy ghi nhớ không bao giờ đầy đủ và chính xác nhất cho tất cả trường hợp.

Thứ ba là vận dụng. Đây lẽ ra là bước đầu tiên. Sau khi đã học đầy đủ mọi kiến thức, phương trình, định luật thì khi cần vận dụng vào thực tế sẽ bị loay hoay, không biết dùng cái nào để áp dụng cho từng trường hợp.

* Vậy theo bà nên thay đổi từ đâu?

Hiện nay, các nước trên thế giới không chú trọng dạy kiến thức, thay vào đó là dạy kỹ năng, tư duy để giải quyết vấn đề, sáng tạo… Thầy cô dạy học bằng cách đưa ra vấn đề cho người học, thúc đẩy HS phải học. Muốn giải quyết vấn đề có rất nhiều con đường và HS phải tìm ra con đường đó. HS lựa chọn hướng giải quyết xong sẽ chủ động học, tìm cách để giải quyết vấn đề.

Video đang HOT

Việc học trở nên chủ động và hướng đến mục tiêu, không học một cách mơ hồ. Khi người học đưa ra cách giải quyết sai, thầy cô cũng không bảo rằng phương án đó sai, vẫn để trò đi con đường sai. Sau đó, mới đặt câu hỏi vì sao giải pháp của trò không thành công, để HS học từ thất bại là bài học cực kỳ quý giá.

“Tôi quan niệm không đứa trẻ nào là “bỏ đi”. Cần tìm hiểu quy luật của não bộ để hiểu mỗi người có những cách kết nối nơ-ron thần kinh khác nhau. Khi người thầy nói “Tại sao tôi giảng cả lớp hiểu hết mà em không hiểu?” thì không chắc đứa trẻ đó không thông minh mà có thể do kết nối thần kinh của em hiểu vấn đề theo cách khác. Thomas Edison từng bị đuổi học với lý do “con của bà không học được đâu”. Hãy hiểu học sinh của mình là chìa khóa tiên quyết để thành công trong việc dạy học của người thầy”, bà Tô Thụy Diễm Quyên.

* Đây có phải là phương pháp STEAM mà các trường hay áp dụng và khá tự tin?

Nhiều trường, nhà giáo dục đang hiểu sai về giáo dục STEAM là lập trình, là robot, và tự hào vì HS làm được xe thế năng, tên lửa mini… Trong khi đây chỉ là thực hành lý thuyết đã học để tạo ra sản phẩm, dựa vào những nguyên lý có sẵn người học không cần sáng tạo, giải pháp đến từ người thầy chứ không phải người học. Đó là cấp độ thấp nhất trong giáo dục STEAM.

Thực chất, STEAM có bốn cấp độ: thực hành vận dụng – trải nghiệm – dự án học tập (thầy đặt vấn đề, HS tìm giải pháp giải quyết vấn đề) – nghiên cứu khoa học (HS phát hiện vấn đề – tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề – học tập để thực hiện giải pháp). Với bốn mức độ trên thì vai trò người thầy càng lên cao càng giảm dần.

STEAM không chỉ là giáo dục tích hợp các bộ môn khoa học, nghệ thuật, toán học… Định nghĩa như vậy là lấy kiến thức làm mục tiêu, sai với mục tiêu giáo dục thế kỷ XXI. STEAM có trong cuộc sống, lao động lâu rồi, giáo dục với mục tiêu cao nhất là tạo ra con người có khả năng cải tiến, sáng tạo, giải quyết vấn đề.

STEAM không phải là phương pháp hay môn học tích hợp, mà là cách tổ chức để tạo ra năng lực cho người học. Hiện nay, chúng ta giáo dục để tạo ra người rập khuôn, chờ giải pháp đến từ người khác.

* Hiện nay, cái khó của giáo dục phổ thông là từ đâu, người thầy hay chương trình, thưa bà?

Tôi cho rằng cả hai. Chương trình lấy kiến thức làm mục tiêu, không có thang điểm để đánh giá kỹ năng. Công cụ đánh giá trong trường học không đủ để đánh giá con người. Nếu thay đổi được cách đánh giá sẽ thay đổi được phương pháp giáo dục. Những lề thói, cách đánh giá góp phần “bó chân” thầy cô. Thầy cô muốn đánh giá khác họ cũng không có quyền, quy chế không cho phép.

Chương trình phổ thông mới được xây dựng khá tiệm cận với quốc tế nhưng điều quan trọng của một nền giáo dục không phải là kiến thức, chương trình, mà là cách tổ chức để từ kiến thức đó tạo ra điều gì cho học sinh.

Ví dụ học sinh học về halogen, với đủ thứ lý thuyết hóa học dài dằng dặc nhưng đến phần ứng dụng thì xem sách giáo khoa. Đó là thất bại. Ở nước ngoài, họ đưa ứng dụng, từ ứng dụng mới rút ra phần lý thuyết cơ bản, từ đó thúc đẩy khoa học và các ứng dụng khác.

Cũng không thể phủ nhận còn nhiều giáo viên khá thụ động. Khi tập huấn cho giáo viên, tôi thấy thầy cô khi ở vai trò là người học cũng rất thụ động, ít đặt câu hỏi, hay xin tài liệu khi tôi đưa ra một kiến thức mới nào đó… Trong khi tài liệu của tôi, kiến thức của tôi làm sao nhiều bằng Google.

* Theo bà, muốn thay đổi những hạn chế trên, trước tiên cần phải làm gì?

Không có HS nào có thể hạnh phúc khi thầy cô chúng không hạnh phúc. Vì vậy, đầu tiên, lãnh đạo phải tạo động lực cho giáo viên. Bởi giáo viên có động lực tự họ sẽ thay đổi, tự phát triển chuyên môn, nghề nghiệp và biết cách tạo động lực cho HS.

Từ đó, hình thành một môi trường sinh thái liên kết chặt chẽ với nhau. Kế đến, thầy cô cũng phải tự thay đổi mình trước khi mong muốn mọi người tạo cho mình môi trường tốt. Chính thầy cô phải thay đổi trước khi mong người khác thay đổi vì mình.

Cuối cùng, làm thế nào để thầy cô hạnh phúc? Thầy cô hạnh phúc thì học sinh mới hạnh phúc. Có lần tôi đến một trường THPT ở TP.HCM, có HS hỏi một câu khiến tôi trăn trở mãi: “Cô ơi, học để hạnh phúc mà sao khi học em không thấy hạnh phúc? Vậy học làm gì?”.

Tôi không biết trả lời như thế nào. Tôi nghĩ một người không trả lời được nhưng hàng ngàn người sẽ trả lời được. Và chỉ có những người thầy hạnh phúc mới trả lời được câu hỏi đó.

* Không thể phủ nhận công nghệ đang ngày càng làm cho bài giảng của người thầy trở nên sinh động, hấp dẫn và hiệu quả hơn. Có khi nào đến một lúc, công nghệ sẽ quan trọng hơn người thầy?

Tôi khẳng định cảm xúc của người thầy là quan trọng nhất. Ông thầy khác robot, có thể khiến một đứa trẻ bình thường thành phi thường. Robot, máy móc không truyền được cảm hứng, không làm cho đứa trẻ thấy được tôn trọng, yêu thương hay tạo động lực.

Cũng như giáo viên và cuốn sách khác nhau. Cuốn sách giáo khoa biết nói thì chỉ nói những gì nó có, còn người thầy biết làm cho học sinh thích học, làm cho học sinh biết mơ ước, tưởng tượng…

Ngày nay, người thầy có bốn nhiệm vụ mới: Thứ nhất, phải nhận ra được học sinh của mình là ai, tính cách thế nào.

Thứ hai, giúp trẻ định hướng phong cách học tập, định hướng cuộc đời. Một đứa bé có trí thông minh vận động có thể cầm cuốn sách vừa đi vừa học, trẻ thông minh âm nhạc có thể vừa làm toán vừa nghe nhạc, trẻ thông minh nội tâm có thể học một mình, trẻ hướng ngoại thì học nhóm… Hiểu được học trò là ai để tạo ra môi trường học tập phù hợp, đó gọi là học tập cá thể.

Thứ ba, tạo động lực để đứa trẻ vượt lên chính mình. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng, kết quả học tập phụ thuộc vào mối quan hệ giữa người dạy và người học. Khi đi học, em thích thầy cô nào thì học giỏi các môn đó…

Cuối cùng là cách đánh giá. Đánh giá con người không phải là phân loại em này giỏi hơn em kia. Đó là đánh giá sai lầm, tạo áp lực. Đánh giá là chỉ ra cho trò thấy đang yếu điểm gì để điều chỉnh, hoàn thiện.

Phong trào nghiên cứu khoa học trong học sinh những hiệu ứng tích cực

Nhận thấy vai trò, ý nghĩa của nghiên cứu khoa học đối với hoạt động giáo dục trong nhà trường, nhiều năm qua, thầy, trò Trường THCS Dân tộc nội trú Lang Chánh đã tích cực hưởng ứng, đẩy mạnh hoạt động này và đạt được nhiều thành tích nổi bật.

Cùng với việc nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn, những năm gần đây, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) luôn quan tâm và phát động rộng rãi phong trào nghiên cứu khoa học trong học sinh (HS) trung học, nhằm khuyến khích các em ứng dụng kiến thức đã học một cách sáng tạo để giải quyết các vấn đề của cuộc sống.

Phong trào nghiên cứu khoa học trong học sinh - những hiệu ứng tích cực - Hình 1


Học sinh Trường THPT Quảng Xương 4 trong giờ thực hành thí nghiệm.

Nhận thấy vai trò, ý nghĩa của nghiên cứu khoa học đối với hoạt động giáo dục trong nhà trường, nhiều năm qua, thầy, trò Trường THCS Dân tộc nội trú Lang Chánh đã tích cực hưởng ứng, đẩy mạnh hoạt động này và đạt được nhiều thành tích nổi bật.

Từ năm học 2014-2015 đến nay, nhà trường liên tục có dự án nghiên cứu khoa học của HS tham gia Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho HS trung học cấp huyện, cấp tỉnh và đạt giải cao. Ví như năm học 2014-2015, Dư án "Dàn phơi thông minh" đạt giải nhì cấp tỉnh; năm học 2016-2017, Dự án "Kính dành cho người khiếm thị" đạt giải nhất cấp tỉnh; năm học 2017-2018, Dự án "Thiết bị hỗ trợ pin mặt trời chuyển động theo ánh nắng" đạt giải nhì cấp tỉnh...

Thầy giáo Lê Gia Kỳ, Hiệu trưởng Trường THCS Dân tộc nội trú Lang Chánh, cho hay: "HS nhà trường rất hào hứng với hoạt động nghiên cứu khoa học và tham gia Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho HS trung học các cấp.

Từ hoạt động này, các em biết vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tiễn, cũng như nâng cao kỹ năng thuyết trình, phản biện. Đây cũng là một trong những tiền đề để mỗi thầy, cô giáo, mỗi em HS đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập, đổi mới cách đánh giá kết quả học tập; tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của HS. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường".

Với niềm đam mê nghiên cứu khoa học, cùng nhiều ý tưởng sáng tạo, em Hoàng Văn Trường, HS lớp 12B, Trường THPT Quảng Xương 4 (Quảng Xương) đã 2 lần tham gia Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho HS trung học và đều đạt thành tích cao.

Trong đó Dự án "Hệ thống sạc điện thông minh nơi công cộng sử dụng năng lượng mặt trời" do em thực hiện, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Hà Văn Mai đã đạt giải nhất cấp tỉnh tại Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho HS trung học năm học 2019-2020. Trường cho biết: Hiện nay số người sử dụng điện thoại di động và máy tính bảng rất phổ biến.

Khi họ tham gia giao thông bằng phương tiện công cộng như xe buýt, xe lửa... rất cần có sạc điện. Cùng với đó, là HS THCS và THPT sử dụng xe máy điện và xe đạp điện ngày càng phổ biến. Các phương tiện này sử dụng nguồn điện ắc quy và phải sạc điện sau một thời gian ngắn sử dụng.

Là HS THPT và cũng là người trực tiếp sử dụng các thiết bị, phương tiện trên, em thấy rất bất tiện khi sinh hoạt nơi công cộng và mỗi lần đi học về quên không sạc điện. Điều đó đã thôi thúc em tìm tòi và đưa ra ý tưởng thiết kế "Hệ thống sạc điện thông minh nơi công cộng sử dụng năng lượng mặt trời".

Thực tế trên cho thấy, hoạt động nghiên cứu khoa học trong HS đã và đang được phát triển ngày càng mạnh mẽ trong các cơ sở giáo dục, đặc biệt là từ khi ngành giáo dục phát động Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho HS trung học vào năm 2012.

Đến nay, cuộc thi đã thu hút 100% đơn vị giáo dục trên địa bàn tỉnh tham gia và có trên 90% số đơn vị tổ chức thi cấp cơ sở, với hàng trăm dự án của các em HS tham gia mỗi năm. Ở cấp tỉnh, trong 5 năm qua, cuộc thi đã thu hút 816 đề tài, dự án của gần 1.500 HS dự thi.

Một số đơn vị có nhiều đề tài tham dự, như: Phòng GD&ĐT huyện Đông Sơn, Cẩm Thủy, Yên Định, Nông Cống, TP Thanh Hóa, Trường THPT chuyên Lam Sơn, THPT Bỉm Sơn... Tính riêng cuộc thi năm học 2019-2020, toàn tỉnh có 50 đơn vị gồm 34 trường THPT và 16 phòng GD&ĐT tham gia, với 84 dự án thuộc 15 lĩnh vực.

Kết quả này cũng minh chứng, phong trào nghiên cứu khoa học trong HS và Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho HS trung học đã đạt được mục đích, yêu cầu đặt ra là phát huy khả năng sáng tạo của HS; tìm kiếm những ý tưởng khoa học, mới lạ, độc đáo, những sáng kiến và giải pháp cụ thể, thiết thực; tạo ra sân chơi trí tuệ, khoa học, bổ ích cho HS trung học sáng tạo.

Qua phong trào và cuộc thi đã khai thác hiệu quả tiềm năng của đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên có năng lực, kinh nghiệm hướng dẫn HS nghiên cứu khoa học; đưa nội dung hướng dẫn HS nghiên cứu khoa học vào sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn; giáo viên trao đổi, thảo luận về vấn đề thời sự, những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn trong quá trình học tập, sinh hoạt lớp, chào cờ, hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm, sáng tạo để định hướng, hình thành ý tưởng về dự án nghiên cứu cho HS.

Và, thành công trong phong trào nghiên cứu khoa học của HS không chỉ là số lượng các dự án, mà là sự nhiệt tình, tính chủ động, niềm đam mê, tìm tòi, sáng tạo được khơi dậy trong mỗi HS.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều

Tin đang nóng

Đấu giá vòng cổ kim cương liên quan hoàng hậu Pháp bị hành hình
20:03:45 14/11/2024
Hé lộ 3 quy định trong đám cưới Khánh Vân, 1 điều khiến nhiều sao Việt vướng tranh cãi
16:37:30 14/11/2024
Chuẩn bị tái hôn, chồng cũ tìm đến tôi rồi nhét vào tay 2 món đồ, vừa nhìn thấy mà nước mắt tôi rơi không ngừng, trong đêm đó tôi cũng quyết định hủy hôn
17:32:20 14/11/2024
Mới ở cữ được 2 tháng, tôi tá hỏa khi nhận được tin 'sét đánh' của chồng từ đứa bạn thân
19:30:27 14/11/2024
Truyền thông quốc tế khen ngợi chiến thắng của Hoa hậu Thanh Thủy
17:37:12 14/11/2024
HOT nhất Weibo: "Tóm sống" nam diễn viên đình đám 2 lần lén lút đến nhà nữ thần Tân Cương đẹp nhất nhì showbiz hẹn hò
19:42:25 14/11/2024
Những đột phá của bà Melania Trump trong nhiệm kỳ Đệ nhất Phu nhân thứ hai
15:28:04 14/11/2024
Cứ sau mỗi lần gần gũi vợ đều chìa tay lấy 500 ngàn, cho đến một hôm ví tôi sạch tiền em lại nói một câu khiến tôi sốc nặng
19:21:11 14/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Ra mắt 'bánh xe biến hình' giúp xe lăn leo cầu thang

Lạ vui

21:23:34 14/11/2024
Với thiết kế nói trên, nhóm nghiên cứu tại Viện Máy móc và Vật liệu Hàn Quốc (KIMM) đã tạo ra bánh xe có thể di chuyển ổn định trên địa hình bằng phẳng nhưng hình dạng bánh xe sẽ thay đổi khi gặp chướng ngại vật.

Một người thắng 85 triệu USD nhờ đặt cược ông Trump đắc cử

Thế giới

21:20:22 14/11/2024
Một người đàn ông Pháp tên Theo dường như vừa thắng cược 85 triệu USD, sau khi bỏ ra 70 triệu USD đặt cược vào khả năng cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đắc cử.

G-Dragon trở lại biểu diễn tại MAMA sau 9 năm vắng bóng

Nhạc quốc tế

21:12:26 14/11/2024
Thông tin về sự xuất hiện của ông hoàng Kpop G-Dragon sau 9 năm vắng bóng tại sân khấu MAMA đang khiến người hâm mộ đứng ngồi không yên.

Vợ Quang Hải bị mỉa mai "khoe của" vì đeo đồng hồ cả tỷ chăm con, lập tức đáp trả

Sao thể thao

21:08:23 14/11/2024
Mới đây, nàng WAG Chu Thanh Huyền - vợ cầu thủ nổi tiếng Quang Hải bất ngờ dính thị phi khi đăng khoảnh khắc ôm ấp con trai nhỏ trong lòng. Video được ghi lại tại nhà riêng của Quang Hải và Thanh Huyền

Hoa sữa về trong gió - Tập 51: Lý do Trang không chịu nhận vàng từ nhà ngoại

Phim việt

21:07:19 14/11/2024
Bà Trúc (NSƯT Thanh Quý) phát hiện ra rằng bà ngoại của Trang (Hoài Anh) để lại cho cháu một ít vàng làm của hồi môn và nhờ bà dì Xuân giữ hộ. Tuy nhiên, Trang lại từ chối nhận món quà giá trị này.

Sao Việt 14/11: Vợ chồng Đăng Khôi Thủy Anh kỷ niệm 11 năm cưới

Sao việt

21:03:49 14/11/2024
Vợ chồng Đăng Khôi - Thủy Anh kỷ niệm 11 năm ngày cưới bằng bộ ảnh gia đình ngập tràn hạnh phúc. Gia đình nhỏ sẽ đón thành viên thứ 5 trong thời gian tới.

Netizen đòi "lập biên bản" 1 nam ca sĩ vì dám tiết lộ điều này tại concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai

Nhạc việt

20:37:55 14/11/2024
Anh Bo Đan Trường khiến người hâm mộ phấn khích khi được cho sẽ xuất hiện tại concert Anh trai vượt ngàn chông gai với vai trò ca sĩ khách mời

Trường cách nhà 10km, không bán trú, mẹ ngày nào cũng làm cho nữ sinh trung học "hộp cơm màu mè", đáng yêu!

Netizen

20:31:08 14/11/2024
Chắc chắn đến mỗi buổi trưa, cô bé sẽ mở những hộp cơm mẹ nấu trong sự háo hức, không biết hôm nay mẹ sẽ cho mình ăn gì!

Chi Dân, An Tây, Trúc Phương là những 'mắt xích' cuối trong đường dây ma túy

Pháp luật

20:21:26 14/11/2024
Mở rộng điều tra vụ nhóm tiếp viên hàng không chuyển ma tuý từ nước ngoài về Việt Nam, công an đã bắt giữ mắt xích cuối cùng, là những kẻ tiêu thụ, trong đó có ca sĩ Chi Dân, diễn viên kiêm người mẫu An Tây và cô tiên từ thiện Trúc Phươ...

Nữ người mẫu đình đám vừa bị điều tra vì ma tuý lộ hàng loạt hành động hoang tưởng do ảo giác

Sao châu á

20:10:55 14/11/2024
Mặc dù Kim Na Jung đã xóa các story, nhưng đã có người đệ đơn lên cảnh sát Seoul yêu cầu điều tra việc người mẫu này dùng ma túy.

Bão Toraji chưa tan, bão Usagi đã ngấp nghé Biển Đông

Tin nổi bật

20:06:54 14/11/2024
Trong khi bão số 8 (Toraji) mạnh cấp 8, giật cấp 10 đang hoạt động trên vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc Biển Đông thì một cơn bão khác có tên quốc tế Usagi đang tiến sát Biển Đông.