Bài 3: Không gây áp lực cho giáo viên
Nêu quan điểm duy trì Hội thi Giáo viên giỏi trong các nhà trường, trong ngành Giáo dục là điều cần thiết, cô giáo Đỗ Thu Hà – Trường THPT Công nghiệp Việt Trì, Phú Thọ – đưa ra một số đề xuất để hội thi thực sự thiết thực, thực chất, hiệu quả.
Giáo viên giỏi cần kinh qua sát hạch. Ảnh minh họa/ INT
Phát hiện tiềm năng đội ngũ
Nhiều năm công tác trong ngành Giáo dục, cô Đỗ Thu Hà cho rằng, hội thi giáo viên giỏi là một hoạt động sinh hoạt chuyên môn bổ ích cho giáo viên THPT, bởi lẽ đây là cơ hội giúp giáo viên trau dồi, nâng cao khả năng tự học, tự rèn luyện, đầu tư tìm hiểu, nghiên cứu, áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào các tiết học cụ thể.
“Qua hội thi, các giáo viên sẽ có sự trao đổi, kết nối, học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Trên thực tế, từ các hội thi, đã có nhiều tiết học hay, hấp dẫn, phát huy được tính tích cực, chủ động của người học, trở thành những tiết dạy minh họa quý giá để các đồng nghiệp tham khảo, học tập.”
Cô Đỗ Thu Hà
Thông thường, một giáo viên đi thi sẽ được tổ chuyên môn hỗ trợ, nghiên cứu, thiết kế soạn giảng theo mô hình đổi mới sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn. Như vậy, hội thi cũng góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn trong các nhà trường, tạo không khí sinh hoạt sôi nổi, hăng say, tạo điều kiện cho các giáo viên có cơ hội được giao lưu, học hỏi nhiều hơn.
Đặc biệt, nhiều giáo viên thật sự trưởng thành sau hội thi. Hội thi chính là cơ sở quan trọng để các cơ quan quản lý giáo dục phát hiện tiềm năng của đội ngũ, có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo thành các giáo viên cốt cán của ngành Giáo dục trong tỉnh. Vì vậy, việc tổ chức, duy trì hội thi giáo viên giỏi trong các nhà trường, trong ngành Giáo dục là điều cần thiết.
Tuy nhiên, cô Đỗ Thu Hà cũng cho rằng, phải thẳng thắn thừa nhận, ở một số nơi, việc tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi còn mang tính hình thức, một số tiết học thiên về “diễn” “dựng lại” những gì học sinh đã được chuẩn bị từ trước. Điều này gây ra tâm lí nặng nề, căng thẳng cho cả giáo viên và học sinh, làm mất đi niềm hứng khởi trong mỗi giờ học, đánh mất ý nghĩa tích cực của hội thi.
Nhiều giáo viên thật sự trưởng thành sau hội thi. Ảnh minh họa/ INT
Tổ chức thi phải nhẹ nhàng, thực chất, không tạo áp lực
Đề xuất của cô Đỗ Thu Hà, vẫn duy trì hình thức tổ chức hội thi chứ không xét hồ sơ công nhận danh hiệu. Việc tổ chức hội thi cấp trường, cấp phòng phải thật sự khách quan và nghiêm túc, không hình thức, bệnh thành tích. Việc tổ chức thi phải nhẹ nhàng, không tạo áp lực, đi vào thực chất. “Tôi không đồng tình với việc xét công nhận giáo viên giỏi rồi đưa ra một loạt minh chứng hồ sơ “thật” mà lại “giả” – cô Đỗ Thu Hà nêu quan điểm.
Cùng với đó, cách thức tổ chức hội thi phải khoa học, bài bản, công bằng, chính xác, đánh giá đúng năng lực, thực lực của giáo viên. Nên kết hợp cả thi viết và giảng, cả thi nhận thức, hiểu biết các văn bản chỉ đạo chung của ngành và kiến thức chuyên môn. Bài giảng nên lựa chọn 2 bài theo những hình thức khác nhau để đánh giá khách quan năng lực của giáo viên. Quan trọng nhất là khâu phát hiện giáo viên giỏi từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh, tạo được sự lan tỏa, uy tín cho đồng nghiệp và học sinh. Dù hình thức thi hay xét thì chất lượng giáo viên được suy tôn là giáo viên giỏi vẫn là điều quan trọng nhất.
“Ở mỗi đơn vị, nên phát động thường xuyên phong trào tự học, sáng tạo của giáo viên, tích cực tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên môn, để các hoạt động như hội thi giáo viên dạy giỏi trở thành nhẹ nhàng, bình thường, không gây áp lực, căng thẳng cho giáo viên. Việc suy tôn và công nhận giáo viên giỏi các cấp vẫn cần phải được duy trì và tôn vinh, tránh tình trạng “cá mè một lứa” trong ngành Giáo dục” – cô Đỗ Thu Hà đề xuất.
Nguyễn Nhung
Video đang HOT
Theo GDTĐ
Xét giáo viên giỏi sẽ vẫn hình thức và nhiêu khê
Chúng tôi cho rằng hình thức xét còn nhiêu khê và phức tạp cũng không kém so với hướng dẫn của Thông tư 21 hiện nay.
Làm sao để trở thành giáo viên dạy giỏi?Ước gì tiết nào giáo viên cũng dạy như tiết dự thi giáo viên giỏiChúng tôi đi thi giáo viên dạy giỏiTrường kỳ chinh chiến thi giáo viên giỏi
Những năm qua, việc tổ chức Hội thi giáo viên giỏi các cấp của ngành giáo dục đang thực hiện theo Thông tư 21 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tuy nhiên, cách tổ chức của cuộc thi này ở một số địa phương đã bộc lộ nhiều hạn chế.
Chính vì thế, sau sự cố ở Hải Phòng cho "học sinh khác" ở nhà để thầy cô thi giáo viên giỏi cấp tỉnh đã dẫn đến sự phản đối của dư luận, nhất là đội ngũ giáo viên.
Sau sự cố này, Bộ đã lên tiếng sẽ có những điều chỉnh, bổ sung để việc thi giáo viên giỏi sẽ đi vào thực chất và giảm được áp lực cho giáo viên các cấp.
Xét công nhận giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi sẽ nhiêu khê và phức tạp hơn - (Ảnh minh họa:Baoquangbinh.vn)
Ngày 26/3/2019, tại cuộc họp báo định kỳ của Bộ Giáo dục, ông Hoàng Đức Minh - Cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cho biết:
" Chúng tôi đã có dự thảo về việc thi chuyển sang xét để có được giáo viên giỏi, thông qua các tiêu chí cốt lõi gắn với giáo dục.
Dự thảo tiến tới việc công nhận thông qua hậu kiểm, thông qua tiến bộ của học sinh về đạo đức, về học tập và thông qua sự tín nhiệm của phụ huynh học sinh, của đồng nghiệp cũng như cộng đồng".
Như vậy, khi công bố dự thảo và thông qua chính thức thì tới đây giáo viên sẽ không còn phải thi giáo viên giỏi, giáo viên chủ nhiệm như hiện nay nữa.
Giáo viên không phải ám ảnh thi sáng kiến kinh nghiệm và cơ hội "diễn" của cả thầy và trò cũng không còn.
Tuy nhiên, hình thức mới liệu có khả thi và tránh được hình thức và cả những tiêu cực hay không?
Chúng tôi cho rằng hình thức xét còn nhiêu khê và phức tạp cũng không kém so với hướng dẫn của Thông tư 21 hiện nay.
Ai ngồi xét?
Việc xét công nhận giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi sẽ không tránh khỏi những tác động tiêu cực. Ai có thể ngồi xét đây?
Chắc chắn phải đi từ cấp cơ sở trở lên và đội ngũ xét công nhận các danh hiệu này sẽ là Ban Giám hiệu và đội ngũ cốt cán của nhà trường.
Hiệu trưởng lại sẽ là người cầm trịch. Và, xét ai, loại ai không phải là vấn đề quá tầm của người chèo lái. Sau khi xét dưới cơ sở thì đưa lên trên.
Các cấp trung gian phải căn cứ vào hồ sơ minh chứng, số phiếu và những lời nhận xét của cơ sở, rồi cơ bản sẽ thông qua bởi giáo viên trong địa phương có hàng trăm, hàng ngàn con người.
Vài ba lãnh đạo Phòng, Sở làm sao biết mặt, biết tên, biết năng lực hết giáo viên của địa bàn mà mình đang lãnh đạo?
Vì thế, cái quan trọng nhất, chính xác nhất, trắc trở nhất vẫn là cấp cơ sở. Những người chịu chơi, chịu chi, chịu nịnh nọt, chịu tâng bốc lãnh đạo vẫn là người có ưu thế.
Xét bằng tiêu chí nào?
Theo ông Hoàng Đức Minh - Cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục thì việc xét danh hiệu giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi sẽ thông qua những tiêu chí cốt lõi của chuẩn giáo viên mà Bộ mới vừa ban hành.
Trong khi, chuẩn giáo viên có nhiều tiêu chí rất mơ hồ và thậm chí là rất hình thức. Chẳng hạn như tiêu chí đòi hỏi về ngoại ngữ, tin học- những văn bằng chứng chỉ mà giáo viên bỏ ra ít tiền mua là có.
Nhưng, người có nó sẽ được xếp mức "chuẩn" cao hơn. Tiêu chí về đạo đức, tác phong nhà giáo cũng rất chung chung.
Vì thế, chỉ trừ những người vi phạm ra thì chắc rồi giáo viên nào cũng xếp tốt ở các tiêu chí này.
Việc lấy " tín nhiệm của phụ huynh học sinh, của đồng nghiệp cũng như cộng đồng" lại càng mơ hồ và rắc rối.
Giáo viên tiểu học còn thường xuyên liên hệ với phụ huynh chứ giáo viên trung học phổ thông và trung học cơ sở thì những giáo viên không chủ nhiệm làm sao có được sự tín nhiệm của phụ huynh?
Và, phụ huynh nếu có con học tập bình thường trên lớp thì có cơ hội nào để phụ huynh và giáo viên biết nhau mà phụ huynh có thể đánh giá giáo viên đây?
Còn "cộng đồng" ở đây lại càng mơ hồ hơn. Cộng đồng nơi giáo viên cư trú hay nơi giáo viên giảng dạy và ai là người đại diện để "tín nhiệm" giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi?
Vì thế, sẽ sinh ra hàng loạt hồ sơ minh chứng, hàng loạt chữ ký khống, thậm chí không biết cũng có thể ký nhằm hợp thức hóa giấy tờ.
Chất lượng giảng dạy sẽ tiếp tục được một số thầy cô nâng khống lên để có thành tích cao hơn.
Việc xét và công nhận giáo viên giỏi càng trở nên phức tạp, tiêu cực và vẫn xa rời việc giảng dạy, công tác của giáo viên ở đơn vị trường học.
Giải pháp nào để những danh hiệu được công nhận thật sự xứng đáng?
Thứ nhất: Vẫn giữ Thông tư 21 như hiện nay nhưng chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp. Bỏ tiêu chí thi sáng kiến kinh nghiệm.
Thi kiến thức chung phải được tổ chức nghiêm túc, tránh tình trạng giáo viên vào phòng thi thảo luận, trao đổi như đi chợ còn giám thị thì ngồi cười hoặc đứng ở cửa canh lãnh đạo cho giáo viên...làm bài.
Thi thực hành tại đơn vị công tác nhưng ban tổ chức cuộc thi không thông báo lịch dự giờ.
Chỉ cần lấy thời khóa biểu của giáo viên dự thi, khi dự giờ những giám khảo sẽ vào dự không báo trước.
Sau tiết dự giờ, giám khảo có thể khảo sát chất lượng học trò qua bài kiểm nhỏ để đánh giá việc tiếp thu của học trò.
Thứ hai: Thực hiện như dự thảo mà ông Hoàng Đức Minh - Cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục vừa chia sẻ với báo chí nhưng công nhận cả quá trình người dạy.
Đầu năm học, Ban Giám hiệu xếp lớp cân đối về tỉ lệ học sinh khá giỏi, yếu kém tương đồng giữa các lớp với nhau.
Các bài kiểm tra tập trung, chấm bài dọc phách, chấm tập trung. Học sinh lớp nào có tỉ lệ điểm cao hơn trong một chu kỳ thì được công nhận là giáo viên giỏi cấp trường, mấy năm thì cấp huyện, cấp tỉnh.
Nên nhớ tên gọi "giáo viên dạy giỏi" thì phải đặt tiêu chí "dạy" trên lớp là trên hết, thậm chí là tiêu chí duy nhất.
Những tiêu chí khác như sự tín nhiệm, đạt chuẩn về bằng cấp thì đã có trong xét chuẩn giáo viên, xét viên chức rồi. Đừng kéo vào cuộc thi dẫn đến phức tạp, hình thức và thậm chí là tiêu cực.
Thứ ba: Kết hợp cả thi và xét. Xét chất lượng giảng dạy cuối năm và dự giờ một số tiết nhất định.
Bởi, nếu không thi mà công nhận giáo viên dạy giỏi thì e rằng không phù hợp bởi các ngành nghề khác họ cũng tổ chức thi tay nghề đó sao? Điều quan trọng là cách thức tổ chức, thực hiện mà thôi.
Cải tiến cuộc thi phải tính đến việc giản đơn các thủ tục và hướng tới tính trung thực, khách quan cho cuộc thi.
Vậy nên, thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi chuyển từ "thi" sang "xét" nếu không cẩn trọng thì "xét" sẽ rắc rối, nhiêu khê và tiêu cực hơn rất nhiều so với "thi" hiện nay.
NGUYỄN CAO
Bạn đọc viết: Còn "diễn" và "lọc", còn bệnh thành tích! Thông tin một trường tiểu học ở Hải Phòng thông báo với phụ huynh về việc học sinh được "chọn" tập trung theo kế hoạch còn học sinh khác ở nhà đã một lần nữa khơi lên thực trạng đáng báo động trong giáo dục hiện nay: Dự giờ như diễn kịch và bệnh thành tích đã ăn sâu vào gốc rễ! Ảnh...