Bài 3: “Bệnh nhân” và “thầy” trong các video quảng cáo dều… được thuê để diễn
Câu chuyện về quảng cáo thực phẩm chức năng hoặc thuốc Đông Nam dược theo kiểu gia truyền không phải bây giờ mới xuất hiện.
Mà trước đó, cách đây vài ba năm, việc quảng cáo này được trá hình bằng những bài viết đầy “tâm tư” của những “bệnh nhân” kể về “hành trình” chữa bệnh trên các tờ báo giấy.
Trong vai một người có nhu cầu mua thuốc chữa bệnh mất ngủ cho mẹ, PV đã liên hệ trực tiếp tới số điện thoại …
Anh N.T.B, một người làm marketing lâu năm, hoạt động trong nhiều lĩnh vực cho biết, từ những năm 2013, 2014… thậm chí còn sớm hơn, việc bán thuốc đông nam dược với cái mác gia truyền đã là một “ngành” kinh doanh kiếm lời rất dễ. Hồi ấy người ta chưa tận dụng lợi thế của mạng xã hội để làm các video clip quảng cáo, nhưng những bài viết về “hành trình” chữa bệnh và câu chuyện “gặp thầy, gặp thuốc” không hiếm trên các chuyên trang.
“Đó là những câu chuyện do những đơn vị, doanh nghiệp, thậm chí là cá nhân đặt viết rồi bỏ tiền ra để đăng tải. Ngay từ khi ấy, người ta đã biết tránh những hình thức quảng cáo trực tiếp mà ẩn dưới dạng những câu chuyện cuộc sống. Các câu chuyện ấy khéo léo dẫn đến một địa chỉ hoặc cũng có thể không. Thế nhưng vì tò mò, vì tính hấp dẫn và tin vào tính xác thực của câu chuyện, nhiều người thậm chí điện lên tòa soạn để hỏi về địa chỉ nơi có phương thuốc kia” – Anh B. cho biết.
Liệu tính chân thực của câu chuyện và phương thuốc ấy có thực sự được “bốc” bởi một lương y thực sự? Anh B. chỉ cười rồi kể: “Trong đám bạn tôi quen, thậm chí có người sau khi thấy việc bán thuốc thông qua những bài viết kiểu ấy khá dễ dàng cũng đã trở thành một “đầu nậu” bán thuốc “gia truyền”.
Nguồn ở đâu thì có lẽ giấu nghề nên tôi cũng không rõ. Nhưng anh này đã tự “thiết kế” một bài viết, dùng nhiều số điện thoại và tuyển một số người để nghe điện thoại cùng tư vấn bán thuốc đông y.”
Cũng theo anh B. cái phom trả lời điện thoại và tư vấn bán thuốc từ thời quảng cáo từng bài trên các chuyên trang báo chí cho đến thời quảng cáo 4.0 vẫn không thấy thay đổi nhiều.
“Cái câu khất “thầy” đi hái thuốc, “thầy” đi vắng hoặc “thầy” đi học không chỉ bây giờ các đơn vị bán thuốc kiểu này mới sử dụng. Mà từ cái ngày còn đăng quảng cáo từng bài trên các báo giấy ấy, câu khất này đã được nhân viên của anh bạn tôi sử dụng.” Và theo anh B., không chỉ bây giờ, mà cả trước đó, sẽ rất khó ai có thể gặp được cái người được “vinh danh” là “thầy” đó trong tất cả các trung tâm hoặc nhà thuốc “gia truyền”.
Video đang HOT
Đến cái thời 4.0, khi mà mạng xã hội “thống trị” thì những bài quảng cáo theo dạng “truyền thống” này được dỡ bỏ, và bắt kịp thị trường, đó là những video clip quảng cáo trên các mạng xã hội.
“Bệnh nhân” và đến cả “thầy” trong các video quảng cáo cũng… được thuê để diễn – Ảnh minh họa
Chị P.N.Q, trưởng một nhóm chuyên sản xuất video clip và viết bài cho các nhãn hàng khi được hỏi đã cho biết, để sản xuất một video clip như các quảng cáo đang tràn lan về thực phẩm chức năng hoặc đông y gia truyền trên mạng xã hội hiện nay không quá cao.
“Để hoàn thành một video clip như thế, ngoài kinh phí trả cho đơn vị sản xuất và lên kịch bản cho clip, thì đó là tiền thuê “diễn viên”. Thường sẽ có 3, 4 diễn viên đóng là người bệnh, nói theo kịch bản đã lên sẵn. Nhóm người này sẽ mất chi phí từ 500 – 1 triệu/đồng/1 người cho vài giây “thể hiện”. Có những clip xuất hiện cả những người mặc trang phục dân tộc Mông, Dao… để tăng thêm phần thuyết phục.
Những nhân vật này cũng là những người được thuê để “diễn”.” Chị Q. cho biết, thường những “diễn viên” này là những người chuyên nghề diễn viên quần chúng cho các bộ phim. “Có cả một nhóm để những người chuyên dựng như chúng tôi có thể vào để “tuyển dụng” – lời chị Q.
Mỗi đoạn phim như vậy được sản xuất với giá không quá 20 triệu tùy yêu cầu về nội dung và dàn “diễn viên”. “Không ít các clip được các đơn vị bán thực phẩm chức năng, đơn vị bán thuốc đông y yêu cầu có sự xuất hiện của y, bác sỹ viện này, viện kia. Tất nhiên với những tên tuổi lẫy lừng trong ngành Y thì khó có thể mời, nhưng cũng không phải không thể mời một số các y, bác sỹ lên một vài giây để nói về sản phẩm” – chị Q. nói. Và giá “cát-xê” của những vị này có giá không quá 10 triệu tùy… chức danh.
Vậy các y, bác sỹ đó có biết mình đang “đại diện” cho sản phẩm có chất lượng thế nào không? “Tất nhiên là với nhóm này, họ yêu cầu khắt khe hơn về giấy tờ chứng nhận sản phẩm, nhưng cái này không phải quá khó với các đơn vị kinh doanh. Còn về chất lượng, tôi tin với trình độ, hiểu biết của các vị ấy, họ hoàn toàn có thể biết sản phẩm ấy có thực sự tốt hay không?”.
“Sẽ mất nhiều hơn để xây dựng một clip nếu có một diễn viên hạng A, B nào đó xuất hiện. Nhưng cũng không quá cao, vì “thị trường” cái ngành này có giá chung, với những diễn viên không quá hot, hoặc đã quen mặt trong các live stream thì giá không quá 30 triệu/1 nhãn trong vòng 6 tháng.”
Có nghĩa toàn bộ các video clip quảng cáo đó là dàn dựng và hoàn toàn không đúng sự thật, trả lời câu hỏi này, chị Q. nói: “Bệnh nhân là diễn viên được thuê, có cát xê để diễn, “lương y gia truyền” cũng được thuê để phát biểu… vậy theo chị, video clip quảng cáo các sản phẩm đang đầy rẫy trên mạng ấy có đáng tin cậy không?”.
Cần xử nghiêm các "thần y" trên mạng tự xưng "nhà tôi 3 đời"
Bộ Y tế và cơ quan chức năng cần xử nghiêm các "thần y" trên mạng tự xưng "nhà tôi 3 đời" quảng cáo ra rả trên mạng xã hội, gây hậu quả trầm trọng.
Rất cần có chế tài xử nghiêm các "thần y" trên mạng xã hội, tự xưng "nhà tôi 3 đời" dẫn đến nhiều bệnh nhân nguy kịch (Ảnh: Hoà Bình ghép)
Hiện nay, người dùng internet truy cập vào các video trên YouTube hay lướt các trang mạng xã hội thường xuyên gặp phải tình cảnh quảng cáo thuốc trị bệnh của các "thần y" - thầy "lang vườn" tự xưng "nhà tôi 3 đời" chữa sỏi thận, thoái hóa xương khớp, xuất tinh sớm, ung thư... như một thứ virus độc hại phát tán tràn lan gây phiền toái cho nhiều người xuất hiện dày đặc, ra rả truyền thông phương pháp điều trị các loại bệnh.
Theo trả lời của Hội Đông y Việt Nam thì bài thuốc gia truyền phải được công nhận theo Quyết định của Bộ Y tế - Không phải hội viên nào của Hội Đông y cũng được phép hành nghề.
Được biết, việc công nhận bài thuốc gia truyền, theo Quyết định số 039/2007/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành quy chế xét duyệt cấp "Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền". Theo đó, người có bài thuốc gia truyền sẽ được Sở Y tế tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương cấp cho người có đủ các điều kiện được công nhận là bài thuốc gia truyền. "Bài thuốc gia truyền" là bài thuốc kinh nghiệm lâu đời của dòng tộc, gia đình truyền lại, có hiệu quả điều trị với một bệnh nhất định, có tiếng trong vùng, được nhân dân tín nhiệm, được Hội Đông y và y tế xã/phường/thị trấn sở tại và Sở Y tế địa phương công nhận.
Một quảng cáo "nhà tôi 3 đời" trên mạng xã hội
Quảng cáo 3 đời gia truyền chữa sỏi thận, sỏi mật
Trên mạng xã hội tràn lan quảng cáo của các "thần y" tự xưng (Ảnh chụp màn hình)
Vậy mà không biết ai cấp Quyết định chứng nhận cho các thầy "lang vườn" tự xưng "nhà tôi 3 đời" trên mạng này, chẳng thấy "thần y" nào trình ra văn bản nhưng nhiều bệnh nhân đã nhẹ dạ nghe theo, mua thuốc về dùng và không ít ca đã phải nhập viện trong tình trạng cấp cứu, thậm chí có ca biến chứng, suy gan, suy thận, thậm chí nguy kịch đến tính mạng.
Về phương diện quản lý mạng xã hội, người dùng tự hiểu dịch vụ miễn phí của bất cứ nhà kinh doanh nào cũng phải chịu một số điều kiện kèm theo, chẳng hạn với YouTube là phải xem các quảng cáo được họ chèn vào nội dung. Dịch vụ xem YouTube trả phí thuê bao để không phải chịu đựng các quảng cáo hiện chỉ có ở 100 nước với hơn 30 triệu thuê bao. YouTube chưa cung cấp dịch vụ Premium này tại Việt Nam.
Nhưng về phương diện quản lý y tế, không thể để các quảng cáo "chữa bệnh" vừa nhảm nhí, vừa độc hại, có cả thuốc đông y và thực phẩm chức năng được phép tự do xuất hiện dày đặc trên mạng xã hội mà không cần xuất trình được giấy phép quảng cáo của cơ quan quản lý dược giống như khi quảng cáo trên báo chí.
Một trong số rất nhiều trường hợp nguy kịch cấp cứu tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T rung ương sau khi uống thuốc nam trôi nổi quảng cáo qua mạng Ảnh: Hải Anh
Trong khi ngành y vẫn phải thường xuyên lên tiếng cảnh báo mạnh mẽ vì đã xảy ra nhiều trường hợp bệnh nhân phải cấp cứu, nhập viện trong tình trạng nguy kịch vì sử dụng "thuốc" mua theo quảng cáo "nhà tôi 3 đời" trên mạng.
Nếu Bộ Y tế phối hợp với Bộ Công an, cùng lực lượng an ninh kiểm soát mạng xã hội, thậm chí là thanh tra, kiểm tra các "thầy lang vườn" trên thực tế, dựa theo thông tin địa chỉ, số điện thoại được cung cấp từ các quảng cáo chữa bệnh, thì liệu có thể dẹp yên nạn tự xưng "nhà tôi 3 đời"?
Nỗi lo cũ từ thuốc lá thế hệ mới Ẩn sau những quảng cáo với hình ảnh thời thượng, tạo sự tò mò, nhắm vào đối tượng người trẻ của thuốc lá thế hệ mới là những tác hại đã được khẳng định với người sử dụng. Cấp cứu cho bệnh nhân bị ngộ độc sau khi sử dụng thuốc lá điện tử Tác hại khôn lường Trên thị trường hiện có...