Bách khoa Hà Nội dẫn đầu các đại học Việt Nam về đổi mới sáng tạo
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội là cơ sở giáo dục đại học Việt Nam duy nhất vinh dự nhận giải thưởng “Đổi mới sáng tạo năm 2020″ của Clarivate.
* Link gốc: https://clarivate.com/news/clarivate-recognizes-most-influential-innovators-at-south-and-south-east-asia-innovation-forum
Clarivate (Anh Quốc) đã công nhận 235 tổ chức dẫn đầu về đổi mới sáng tạo, bao gồm các trường đại học, cơ quan nghiên cứu của Chính phủ và các tập đoàn Công nghệ năm 2020 trong khu vực Nam Á và Đông Nam Á vào ngày 20/11 vừa qua. Trong đó, 28 tổ chức đã được Clarivate trao giải thưởng Đổi mới sáng tạo 2020 ( Innovation Awards 2020).
Việt Nam lần đầu tiên có ba đại diện được Clarivate vinh danh và trao giải: Đại học Bách khoa Hà Nội (hạng mục Cơ sở giáo dục đại học), Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (hạng mục Tổ chức nghiên cứu của Chính phủ) và Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel (hạng mục Doanh nghiệp).
Các tiêu chí đánh giá tổ chức đổi mới sáng tạo của Clarivate chú trọng vào hoạt động đổi mới sáng tạo và phát minh sáng chế bao gồm 4 tiêu chí: số lượng bằng sáng chế, số lượng trích dẫn, thành công của bằng sáng chế và mức độ toàn cầu hóa, sử dụng cơ sở dữ liệu thuộc sở hữu của Clarivate từ 2014-2018.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Đây là một trong những minh chứng cho nỗ lực và thành quả nghiên cứu và sáng tạo của thầy và trò Đại học Bách khoa Hà Nội trong thời gian vừa qua. Đặc biệt là trong giai đoạn cả nước chung tay phòng chống và đẩy lùi đại dịch COVID, Đại học Bách khoa Hà Nội đã cho ra đời những sản phẩm nghiên cứu sáng tạo có đóng góp lớn cho cộng đồng như: Máy thở hỗ trợ điều trị BK-Vent, bộ kit thử nhanh Virus Corona RT-Lamp, và buồng áp lực dương lọc virus trên chuyến bay đến Guinea Xích đạo.
Trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, thúc đẩy đổi mới sáng tạo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thông qua tăng cường hợp tác cùng doanh nghiệp, ươm mầm và hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp sáng tạo trong Nhà trường, và tăng cường hỗ trợ thương mại hóa các phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, góp phần giải quyết các vấn đề trong sản xuất, kinh tế và xã hội.
Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Bách khoa Hà Nội (BK-Fund) cũng đã được thành lập với vốn điều lệ 17,1 tỷ đồng từ vốn góp của các Cựu sinh viên, Cựu cán bộ Đại học Bách khoa Hà Nội nhằm mục tiêu đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo trong đó ưu tiên cho các nhóm Startup của cán bộ và sinh viên Bách khoa Hà Nội.
Tại Đông Nam Á, nhận giải thưởng Innovation Awards 2020 năm nay còn có các cơ sở giáo dục đại học đang giữ vị trí cao trong các bảng xếp hạng đại học thế giới: Đại học Quốc gia Singapore (National University Singapore, NUS) và Đại học Quốc gia Malaysia (Universiti Kebangsaan Malaysia, UKM).
Clarivate là công ty sở hữu khối lượng lớn dữ liệu về các tạp chí, bài báo, sáng chế, sở hữu trí tuệ trên toàn thế giới, dẫn đầu toàn cầu trong việc cung cấp thông tin chi tiết và phân tích tin cậy về uy tín chất lượng nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, trong đó có danh mục các bài báo ISI. Cơ sở dữ liệu chuyên gia của Clarivate gồm hơn 8.500 chuyên gia tại hơn 40 quốc gia trên toàn cầu.
Hàng năm, Clarivate công bố danh sách các tổ chức Đổi mới sáng tạo toàn thế giới và tại các châu lục, khu vực chia thành các nhóm: Cơ sở giáo dục đại học, các tổ chức nghiên cứu của Chính phủ và Doanh nghiệp.
Chàng trai bại não không chịu khuất phục số phận
Gặp khó khăn trong các môn phải ghi chép nhiều, Jun Kang, 22 tuổi, tập trung vào lĩnh vực Khoa học máy tính và trúng tuyển Đại học Quốc gia Singapore.
Từ khi sinh ra, Jun Kang mắc chứng bại não dẫn đến liệt tứ chi. Anh không thể điều khiển cơ thể, lời nói. Việc ghi chép hay tự ăn uống rất khó khăn.
Không muốn con trai phụ thuộc vào mọi người xung quanh, bà Leow Mui Lan, hiện 56 tuổi, mẹ của Jun Kang, dạy con cách tự sinh hoạt. Bà thường cõng con đến trường hoặc bệnh viện làm trị liệu.
Nhờ sự rèn giũa của mẹ, đến năm 7 tuổi, Jun Kang có thể tự buộc dây giày, đi xe đạp hai bánh, đi vệ sinh và học bài. Tuy nhiên, anh vẫn gặp khó trong các môn phải ghi chép nhiều như Lịch sử, Địa lý.
Biết điểm yếu của bản thân, Jun Kang tập trung vào những môn không đòi hỏi phải viết nhiều và dần tìm thấy đam mê trong lĩnh vực Khoa học máy tính. Trong mọi việc, anh đều cố gắng làm hết sức mình.
Sau khi lấy chứng chỉ tốt nghiệp THCS O-Level, Jun Kang đăng ký dự bị đại học ngành Kỹ sư điện tử và máy tính tại trường Bách khoa Ngee Ann. Anh tốt nghiệp bằng xuất sắc với điểm trung bình 3.9/4.0.
Jun Kang nhận học bổng dành cho những người khuyết tật có thành tích xuất sắc. Ảnh: Jason Quah.
Jun Kang cho biết căn bệnh bại não khiến anh gặp nhiều bất lợi so với mọi người xung quanh trên thị trường việc làm. Vì vậy, anh tâm niệm phải cố gắng hết sức để tạo ra giá trị cho bản thân. "Tôi phải làm tốt hơn mọi người để bù đắp những thiếu sót về mặt thể chất. Điều này giúp tôi xây dựng tinh thần cầu tiến, không chịu thua thiệt", Jun Kang nói.
Hoàn thành chương trình dự bị đại học, Jun Kang nhập ngũ, chuyên theo dõi các vấn đề thời sự toàn cầu. Mùa thu năm 2020, sau khi xuất ngũ, Jun Kang trúng tuyển Đại học Quốc gia Singapore, một trong những trường đại học hàng đầu tại đảo quốc sư tử.
Anh được nhận học bổng dành cho người khuyết tật. Đây là cơ hội quý báu với gia đình Jun Kang bởi cha anh đã thất nghiệp 6 tháng vì Covid-19.
Trong tương lai, Jun Kang dự định phát triển ứng dụng dành cho người khuyết tật để họ khắc phục những vấn đề phát sinh trong cuộc sống thường nhật. Anh nhắn nhủ những người khuyết tật hãy duy trì nỗ lực ngay cả khi gặp thất bại vì thành công luôn chờ ở phía trước.
10 đại học tốt nhất châu Á năm 2021 Đại học Quốc gia Singapore dẫn đầu bảng xếp hạng đại học châu Á năm 2021 của QS, Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) đứng thứ hai. 2021 là năm thứ ba liên tiếp Đại học Quốc gia Singapore (NUS) được đánh giá tốt nhất châu Á. QS cho trường điểm tuyệt đối 100 sau khi đánh giá 11 tiêu chí gồm: danh...