Bác sỹ tuyến đầu chiến thắng đại dịch SARS: “Tôi chỉ góp phần nhỏ, đừng nhắc đến như người hùng”

Theo dõi VGT trên

Cách đây 17 năm (2003) Việt Nam và thế giới đã vượt qua đại dịch SARS trong bối cảnh cực kì căng thẳng tương tự đại dịch nCoV hiện nay.

Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương (thời điểm năm 2003 là Viện y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới thuộc Bệnh viện Bạch Mai) thời điểm đại dịch SARS chính là tuyến đầu phòng chống dịch ở Việt Nam.

Đối mặt với dịch trong cảnh thiếu thốn tứ bề

Dù 17 năm đã trôi qua kể từ ngày chiến đấu với dịch SARS nhưng bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương (thời điểm năm 2003 ông đang là Trưởng khoa cấp cứu) vẫn nhớ như in từng dấu mốc thời gian, từng bệnh nhân được điều trị SARS tại đây.

Ngày 23/2/2003, ông Johny Chen, người Mỹ gốc Hồng Kông đến Việt Nam để làm việc với một nhà máy ở Hưng Yên, nhưng đang cư trú ở một khách sạn trên địa bàn Hà Nội thì ông Chen bị ốm, được lễ tân khách sạn đưa vào BV Việt Pháp vào ngày 26/2 với các biểu hiện nhiễm trùng suy hô hấp như ho, sốt, khó thở và các triệu chứng nặng như long cơ khớp, suy hô hấp nặng.

Bác sỹ tuyến đầu chiến thắng đại dịch SARS: Tôi chỉ góp phần nhỏ, đừng nhắc đến như người hùng - Hình 1

Các bác sĩ thăm khám một bệnh nhân mắc SARS tại Viện y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới (ảnh tư liệu)

Đầu tháng 3, bệnh nhân Chen phải đặt ống thở hỗ trợ, đáng nói, sau ca phẫu thuật này thì cả kíp bác sĩ, nhân viên y tế cùng thực hiện đều có biểu hiện nhiễm bệnh, thời điểm này ghi nhận 17 nhân viên y tế của BV Việt Pháp phát bệnh.

Ngày 8/3, bác sĩ Võ Văn Bản, thời điểm đó là Phó tổng giám đốc BV Việt Pháp đã tổ chức một cuộc hội chẩn nhỏ về dịch bệnh ở Việt Pháp. “Khi tôi vào Việt Pháp thì thấy không khí cách ly, chống dịch, nhân viên y tế đeo khẩu trang, các cửa đóng kín, không khí rất bí bách”- ông Hà nhớ lại.

Ngày 10/3, khi giao ban Khoa cấp cứu tại Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới có nói qua tình hình tại BV Việt Pháp, đồng thời cảnh báo sớm về khả năng lây lan trong thời gian tới, cần phải chuẩn bị tinh thần để tham gia điều trị, chống dịch.

Bác sỹ tuyến đầu chiến thắng đại dịch SARS: Tôi chỉ góp phần nhỏ, đừng nhắc đến như người hùng - Hình 2

Một bệnh nhân mắc SARS phải hỗ trợ thở máy tại Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới

“Thời điểm đó, tôi lo nhất là lây lan sang nhân viên y tế của bệnh viện, những người trực tiếp tiếp xúc với bệnh nhân, trong khi trang bị phòng hộ tại thời điểm này rất thiếu thốn. Khẩu trang chuyên dụng không đủ, áo giấy phòng hộ, gang tay không có, máy trợ thở cũng chỉ có một vài cái…” – bác sĩ Hà cho hay.

Cũng trong ngày 10/3, BV Việt Pháp có cuộc trao đổi với nhiều chuyên gia gồm lãnh đạo BV Việt Pháp, bác sĩ Carlo Urbani (chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam chuyên về các bệnh truyền nhiễm đã đến tham khám cho bệnh nhân Chen), GS Trần Quỵ (thời điểm đó là Giám đốc BV Bạch Mai) bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, bác sĩ Nguyễn Đức Hiền (thời điểm đó là Phó Giám đốc Viện Lâm sàng các bệnh nhiệt đới).

Tại cuộc họp này, bác sĩ Carlo Urbani đề nghị, WHO thông báo tình hình dịch bệnh cho Bộ Y tế Việt Nam để phối hợp chống dịch và cần phải cảnh báo quốc tế. Ông Hà cho rằng, đây là một việc rất quan trọng trong khâu chống dịch.

Bác sỹ tuyến đầu chiến thắng đại dịch SARS: Tôi chỉ góp phần nhỏ, đừng nhắc đến như người hùng - Hình 3

Một kíp y, bác sĩ trực tiếp tham gia điều trị cho bệnh nhân SARS của Viên y học các bệnh nhiệt đới, thời điểm này trang phục bảo hộ đã được WHO và nhiều tổ chức y tế trên thế giới hỗ trợ

Ngay sau đó, một bản báo cáo đã được gửi đến Bộ Y tế cùng những kiến nghị để phòng, chống dịch.

Video đang HOT

Ngày 12/3 Bộ Y tế đã ngay lập tức đáp ứng và thành lập Ban chỉ đạo chống dịch, ngày 13/3 Ban chỉ đạo ra thông báo cho người dân đã từng tiếp xúc với bệnh nhân hoặc từng đến BV Việt Pháp thì đến khám sàng lọc.

Ngày 14/3 Viện Y học Lâm sàng các bệnh nhiệt đới tiếp nhận bệnh nhân đầu tiên là nữ nhân viên lễ tân khách sạn tên Phương nơi ông Chen cư trú. Một tuần sau, Viện đã tiếp nhận trên 10 ca vào điều trị.

Bác sỹ tuyến đầu chiến thắng đại dịch SARS: Tôi chỉ góp phần nhỏ, đừng nhắc đến như người hùng - Hình 4

“Khống chế thành công đại dịch SARS ở Việt Nam là sự nỗ lực của nhiều tập thể, cá nhân, đừng chỉ nhắc đến tôi như anh hùng”- bác sĩ Nguyễn Hồng Hà

Y tá, bác sĩ lần lượt qua đời vì bệnh

“Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới thời điểm đó được căng dây vàng xung quanh để cách ly. Đặc biệt, ngày 15/3 bệnh nhân Chen tử vong (tại Hồng Kông), ngày 18/3 y tá Nguyễn Thị Lượng, một trong những y tá trực tiếp chăm sóc ông Chen tử vong, ngày 20/3 bác sĩ người Pháp Jean Paul Derosier (người thực hiện phẫu thuật đặt ống thở cho ông Chen) tử vong khiến anh em trong Viện mang tâm lý hoang mang, lo sợ”- ông Hà nhớ lại.

Đặc biệt, mặc dù là những người trực tiếp tiếp xúc, chăm sóc bệnh nhân nhiễm bệnh nhưng trang bị cho cán bộ y tế, bác sĩ không có đủ, khẩu trang ngoại khoa cũng không có phải đi xin chỗ này chỗ kia; áo giấy, găng tay cũng không có.

“Tôi còn nhớ rõ, vào thời điểm giữa tháng 3, cán bộ của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương sang Viện để lấy mẫu bệnh phẩm theo quy trình nhưng họ được trang bị rất đầy đủ như phi hành gia khiến anh em tâm tư lắm, cũng gặp tôi để bày tỏ.

Nghe tâm tư anh em mà tôi rớt nước mắt nhưng lực bất tòng tâm, lại động viên anh em cố gắng khắc phục hoàn cảnh. Khi nào vào phòng bệnh nhân thì dùng tạm áo vải mà bệnh viện phát cho người nhà bệnh nhân để khoác bên ngoài, đeo khẩu trang ngoại khoa cũng được… “- ông Hà chia sẻ.

Tuy vậy, rút kinh nghiệm tại BV Việt Pháp, tại Viện Lâm sàng các bệnh nhiệt đới ông Hà cho mở hết các cửa sổ, cửa ra vào để thông thoáng khí lưu thông. Và mặc dù chưa có kết luận hay cơ sở khoa học nào chứng minh việc này giúp giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh nhưng tại thời điểm đó dù không được được trang bị, không bảo hộ đầy đủ nhưng không cán bộ nhân viên y tế nào bị nhiễm bệnh.

Ngày 28/3, Bộ Y tế đã ra quyết định chuyển toàn bộ bệnh nhân đang điều trị tại BV Việt Pháp sang chữa trị tại Viện Lâm sáng các bệnh nhiệt đới.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Bội, người Pháp gốc Việt 70 tuổi, bệnh đã chuyển rất nặng không thể chuyển đi nên tiếp tục để lại BV Việt Pháp và duy trì một kíp để điều trị. Nhưng đến ngày 5/4 thì bác sĩ Bội qua đời, ngay sau đó Bộ Y tế đã quyết định đóng cửa toàn bộ BV Việt Pháp đồng thời ngày 8/4 một đơn vị quân đội vào phun khử trùng, khử khuẩn toàn bộ bệnh viện này. “Đây là quyết định rất quan trọng, vì Bệnh viện Việt Pháp là một ổ dịch lớn, mọi nguồn bệnh đều từ đây ra”.

Đến ngày 28/4, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới nào nên WHO đã công bố Việt Nam là quốc gia đầu tiên không chế thành công đại dịch SARS và ngày 2/5, 2 bệnh nhân cuối cùng của dịch SARS mới được xuất viện.

Trong câu chuyện chia sẻ, bác sĩ Nguyễn Hồng Hà liên tục “nhắc nhở”, việc khống chế thành công đại dịch SARS tại thời điểm ấy là tinh thần của cả một tập thể, từ sự vào cuộc nhanh và đầy trách nhiệm của Ban chỉ đạo chống dịch, Bộ Y tế đến BV Việt Pháp, Viện Lâm sàng các bệnh nhiệt đới đến các y bác sĩ trực tiếp tham gia điều trị cho bệnh nhân, rồi những “người thầm lặng” đi điều tra yếu tố dịch tễ của bệnh nhân để khoanh vùng, khoanh đối tượng.

Ông Hà nhắc đi nhắc lại trong câu chuyện “họ vất vả lắm, những người thầm lặng ở tuyến sau nhưng lại trực tiếp tiếp xúc với nguồn bệnh để có yếu tố dịch tễ đầy đủ. Họ là những chiến sĩ thầm lặng nhưng góp phần quan trọng trong công cuộc chống dịch. Chúng tôi chỉ là một phần nhỏ trong những tập thể, cá nhân ấy, đừng nhắc tới tôi như một người hùng…”.

Theo anninhthudo

Chuyện về những bác sĩ tuyến đầu chống dịch virus corona ở Việt Nam

Lượng công việc tăng đột biến, giờ giấc sinh hoạt bị xáo trộn, thậm chí bị những người xung quanh xa lánh, các y bác sĩ vẫn cố gắng vượt qua tất thảy để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

14h10'. Điều dưỡng Trần Thị Phương Thủy và một số đồng nghiệp của mình trong Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 bắt đầu bữa ăn trưa.

Ca làm việc của họ kết thúc lúc 13h30', tuy nhiên, họ phải bàn giao lại công việc, sau đó tắm rửa, sát trùng cơ thể sạch sẽ mới có thể nghỉ ngơi, ăn uống.

Từ ngày bệnh nhân dương tính nCoV đầu tiên nhập viện (31/1), lịch sinh hoạt của các y bác sĩ Khoa Cấp cứu xáo trộn khá nhiều.

"Trước đây, chúng tôi có thể thay phiên nhau đi ăn trưa trong ca trực. Tuy nhiên, đó là điều không thể bây giờ", chị Thủy chia sẻ.

Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 là đơn vị tuyến đầu tiếp nhận các bệnh nhân dương tính virus corona chủng mới và bệnh nhân nghi nhiễm nhưng có diễn biến nặng.

Chuyện về những bác sĩ tuyến đầu chống dịch virus corona ở Việt Nam - Hình 1

Chuyện về những bác sĩ tuyến đầu chống dịch virus corona ở Việt Nam - Hình 2


Nhân viên y tế mặc quần áo chống dịch trong quá trình chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân dương tính nCoV

Một ngày làm việc của các bác sĩ chia làm 3 kíp trực, 2 kíp trực 6 tiếng và 1 kíp trực đêm 12 tiếng. Mỗi kíp trực có 1 bác sĩ và 3 điều dưỡng làm nhiệm vụ điều trị, chăm sóc cho bệnh nhân.

Để có thể thực hiện nhiệm vụ, nhân viên y tế phải mặc quần áo chống dịch, tuân thủ các nguyên tắc phòng bệnh, đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như cho cộng đồng.

"Quần áo chống dịch có rất nhiều loại. Loại tối ưu nhất chúng tôi vẫn hay dùng là bộ có khóa kéo từ trên xuống, hoặc từ dưới lên. Bộ đồ rất kín nên sẽ có lúc cảm thấy ngột ngạt, khó chịu", chị Thủy tâm sự.

Thông thường, trong ca trực ban ngày, chị Thủy và các đồng nghiệp sẽ mặc đồ bảo hộ đủ 6 tiếng.

Vào buổi sáng, sau khi bác sĩ khám và đưa ra y lệnh, điều dưỡng sẽ thực hiện đo nhiệt độ, đo huyết áp, thay ga giường và cho bệnh nhân uống thuốc theo y lệnh của bác sĩ.

Bên cạnh đó, điều dưỡng có nhiệm vụ lấy các mẫu bệnh phẩm gửi ra ngoài xét nghiệm khi có chỉ định; theo dõi, báo cáo cho bác sĩ nếu bệnh nhân có chuyển biến xấu và mang đồ ăn, nhu yếu phẩm, giải đáp thắc mắc cho bệnh nhân.

"Làm việc liên tục trong bộ đồ chống dịch như vậy cũng khá mệt. Tuy nhiên, nếu đi ăn hay ra ngoài nghỉ ngơi tạm thời, nhân viên y tế sẽ phải cởi bộ đồ ra, sau đó thay bằng bộ mới, như vậy rất tốn kém. Chúng tôi luôn bảo nhau phải sử dụng quần áo chống dịch một cách khoa học, phòng trường hợp dịch bùng phát", điều dưỡng Trần Thị Phương Thủy chia sẻ.

Nếu không thuộc kíp trực, các bác sĩ sẽ tham gia công tác khám, sàng lọc bệnh nhân phía bên ngoài. Bác sĩ Nguyễn Viết Nam cho biết: Những ngày đầu có thông tin về dịch, bệnh nhân đến Khoa Cấp cứu khám rất đông khiến khối lượng công việc của các bác sĩ tăng đột biến.

Chuyện về những bác sĩ tuyến đầu chống dịch virus corona ở Việt Nam - Hình 3


Khối lượng công việc của các y bác sĩ tăng lên rất nhiều trong những ngày đầu có dịch

Không chỉ bệnh nhân đến từ vùng dịch tễ hoặc có tiếp xúc với người đến từ vùng dịch tễ, rất nhiều người bình thường cũng đến khám bởi hoang mang, lo lắng.

"Có những khi, bệnh nhân đi khám theo đoàn khoảng 5, 7 người, thậm chí đông hơn. Các bác sĩ sẽ phải khai thác thông tin, khám lần lượt, từ đó sàng lọc và hướng dẫn cách ly bệnh nhân có yếu tố nguy cơ. Nhiều lúc đoàn đến đúng vào giờ cơm trưa, chúng tôi thường phải gác lại bữa ăn của mình để tiếp đón người bệnh", bác sĩ Nam chia sẻ.

Việc khám sàng lọc của các bác sĩ sẽ khó khăn hơn rất nhiều trong trường hợp bệnh nhân, người nhà bệnh nhân không hợp tác.

"Nhiều bệnh nhân có yếu tố dịch tễ, có biểu hiện lâm sàng nhưng không muốn nhập viện cách ly. Cũng có trường hợp nhất định yêu cầu được xét nghiệm nCoV mặc dù không có tiền sử dịch tễ hoặc đã tiếp xúc với nguy cơ quá 1 tháng. Họ có thể bức xúc, to tiếng với nhân viên y tế nếu không được như ý", bác sĩ Nguyễn Viết Nam tâm sự.

Với những trường hợp như vậy, các bác sĩ thường cố gắng giải thích, thuyết phục để bệnh nhân hiểu. Đôi khi, nhân viên y tế phải nhờ đến sự trợ giúp của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và lực lượng công an với những trường hợp nằm trong diện cần cách ly nhưng không chấp hành.

Từ ngày có dịch, khối lượng công việc tăng lên, các bác sĩ thường đi làm về rất muộn.

"Trước đây, tôi tan làm khoảng 4, 5h chiều nhưng bây giờ khoảng 8, 9h tối mới bắt đầu về. Hôm nào muộn quá, tôi sẽ ở lại viện luôn", điều dưỡng Trần Thị Phương Thủy chia sẻ.

Có những người chủ động ở lại viện cho tiện công việc, cũng có những người dù muốn nhưng không thể về nhà.

Điều dưỡng Ngô Đình Tú đã chứng kiến một số đồng nghiệp của mình phải mang tư trang qua viện ở do không chịu được áp lực từ những người xung quanh.

"Nhiều người không hiểu, cứ nghĩ rằng làm việc ở Khoa Cấp cứu, có tiếp xúc với bệnh nhân dương tính nCoV tức là cũng mắc bệnh. Một nữ đồng nghiệp của tôi bị chủ nhà trọ thông báo với toàn xóm rằng hãy tránh xa bạn ấy để không bị lây bệnh. Từ đầu dịch đến giờ, bạn ấy không dám về nhà", anh Tú kể.

Một nữ điều dưỡng khác thì khá sốc vì thấy người dân xung quanh đồng loạt lấy khẩu trang ra đeo khi thấy chị đi tới. Thậm chí, họ còn xì xào "Con bé này chắc chắn sẽ dương tính với virus nCoV".

"Ngay từ khi bước chân vào nghề, tôi và các đồng nghiệp đã xác định sẽ có những điều khó khăn, thậm chí là nguy hiểm. Tuy nhiên, dù có khó thế nào, chúng tôi vẫn cố gắng vượt qua để hoàn thành trách nhiệm nghề nghiệp, trách nhiệm với người bệnh, cộng đồng", điều dưỡng dưỡng Ngô Đình Tú chia sẻ.

Chuyện về những bác sĩ tuyến đầu chống dịch virus corona ở Việt Nam - Hình 4


Bộ Y tế và Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 chúc mừng các bệnh nhân ngày ra viện

Chiều 10/02, 3 trên 4 bệnh nhân dương tính với nCoV điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 đã được chữa khỏi và xuất viện trong niềm vui chung của cả cộng đồng.

Kết quả bước đầu này là sự ghi nhận xứng đáng cho tất thảy nỗ lực của các y bác sĩ Khoa Cấp cứu nói riêng và Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 nói chung.

Nguyễn Liên

Theo vietnamnet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

CSGT dùng xe đặc chủng kịp thời đưa bé trai 2 tháng tuổi đi cấp cứuCSGT dùng xe đặc chủng kịp thời đưa bé trai 2 tháng tuổi đi cấp cứu
07:34:22 18/12/2024
Giảm cholesterol nhờ ăn nho thường xuyênGiảm cholesterol nhờ ăn nho thường xuyên
15:48:35 17/12/2024
Phát hiện mới về lợi ích của cà phê với đường ruộtPhát hiện mới về lợi ích của cà phê với đường ruột
08:53:16 17/12/2024
Ung thư đại trực tràng gia tăng ở người dưới 50 tuổiUng thư đại trực tràng gia tăng ở người dưới 50 tuổi
05:43:27 18/12/2024
Chớ dại hâm lại 3 loại đồ ăn này, nguy cơ rước độc vào ngườiChớ dại hâm lại 3 loại đồ ăn này, nguy cơ rước độc vào người
10:02:29 18/12/2024
Cách vaccine ung thư của Nga hoạt động trên cơ thể ngườiCách vaccine ung thư của Nga hoạt động trên cơ thể người
05:51:35 17/12/2024
Sáng ngủ dậy khạc ra đờm màu đen là bệnh gì? Có nguy hiểm không?Sáng ngủ dậy khạc ra đờm màu đen là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
05:29:23 18/12/2024
Vì sao nên thêm nghệ vào món ăn khi trời rét?Vì sao nên thêm nghệ vào món ăn khi trời rét?
21:56:35 17/12/2024

Tin đang nóng

Vợ cũ 1 sao Vbiz nhận "bão" chỉ trích khi tiếp tục đăng ảnh Hoa hậu Khánh Vân kèm lời lẽ thô thiểnVợ cũ 1 sao Vbiz nhận "bão" chỉ trích khi tiếp tục đăng ảnh Hoa hậu Khánh Vân kèm lời lẽ thô thiển
16:47:57 18/12/2024
Diễn biến mới nhất vụ ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng kiện tỉ phú MỹDiễn biến mới nhất vụ ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng kiện tỉ phú Mỹ
16:45:19 18/12/2024
Camera tóm dính màn hình điện thoại của Hoa hậu Thiên Ân, để ảnh gì mà fan Kỳ Duyên rần rần?Camera tóm dính màn hình điện thoại của Hoa hậu Thiên Ân, để ảnh gì mà fan Kỳ Duyên rần rần?
16:54:57 18/12/2024
3 hộ dân Làng Nủ viết đơn xin nhường nhà mới cho người khác, lí do phía sau khiến nhiều người xót xa3 hộ dân Làng Nủ viết đơn xin nhường nhà mới cho người khác, lí do phía sau khiến nhiều người xót xa
20:16:04 18/12/2024
Xôn xao hình ảnh người phụ nữ lớn tuổi với gương mặt sưng phù ngồi gào khóc trước cửa thẩm mỹ viện ở Nghệ An, nguồn cơn ra sao?Xôn xao hình ảnh người phụ nữ lớn tuổi với gương mặt sưng phù ngồi gào khóc trước cửa thẩm mỹ viện ở Nghệ An, nguồn cơn ra sao?
18:33:05 18/12/2024
Chae Rim rơi nước mắt thừa nhận con trai đầu lòng chào đời là nhờ IVFChae Rim rơi nước mắt thừa nhận con trai đầu lòng chào đời là nhờ IVF
18:06:11 18/12/2024
Đây là gia đình có nhiều thí sinh tham gia Đường Lên Đỉnh Olympia nhất Việt Nam: Từ con trai, con gái đến con rể!Đây là gia đình có nhiều thí sinh tham gia Đường Lên Đỉnh Olympia nhất Việt Nam: Từ con trai, con gái đến con rể!
20:47:36 18/12/2024
Chiếc mũi "diều hâu": Tiêu điểm trong 2 bức ảnh của Triệu Lộ Tư năm 2023 và 2024Chiếc mũi "diều hâu": Tiêu điểm trong 2 bức ảnh của Triệu Lộ Tư năm 2023 và 2024
17:01:02 18/12/2024

Tin mới nhất

Dấu hiệu cơ thể thiếu Omega-3

Dấu hiệu cơ thể thiếu Omega-3

12:04:50 18/12/2024
Omega-3 không chỉ tốt cho da, giúp ngủ ngon hơn, giúp trí não phát triển mà còn tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, giảm mỡ máu trong gan. Việc bổ sung Omega-3 cho cơ thể là cần thiết.
5 thói quen cần tránh trong mùa lạnh để không hại xương khớp

5 thói quen cần tránh trong mùa lạnh để không hại xương khớp

11:42:35 18/12/2024
Để đảm bảo hệ thống xương khớp khỏe mạnh trong mùa Đông và dự phòng những bệnh lý xương khớp, chúng ta nên tránh một số thói quen.
4 món canh rất tốt cho người bệnh tiểu đường

4 món canh rất tốt cho người bệnh tiểu đường

11:12:35 18/12/2024
Đái tháo đường (tiểu đường) là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết. Việc lựa chọn thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát đường huyết, vì vậy người bệnh cần tìm hiểu kỹ trước khi...
Bệnh nhiệt đới bị lãng quên?

Bệnh nhiệt đới bị lãng quên?

10:00:59 18/12/2024
Hiện 19/54 quốc gia châu Phi ghi nhận bệnh đậu mùa khỉ. Trung Phi, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh, chiếm 85,7% số ca bệnh và 99,5% số ca tử vong toàn châu lục.
Sự nguy hiểm của hút thuốc lá thụ động

Sự nguy hiểm của hút thuốc lá thụ động

09:25:11 18/12/2024
Kết quả này cho thấy ý thức tuân thủ quy định cấm hút thuốc trong cộng đồng đã có chuyển biến tích cực, đây cũng là một trong những kết quả bền vững trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá tại nước ta.
7 chiến lược giữ sức khỏe vào mùa đông, ai cũng cần

7 chiến lược giữ sức khỏe vào mùa đông, ai cũng cần

09:22:39 18/12/2024
Để khiến bản thân muốn uống nước, hãy mua một chai nước đẹp và thêm vài miếng chanh. Vào những ngày lạnh, hãy bổ sung nước bằng cách nhấm nháp nước hầm xương và trà thảo mộc.
Cách giảm triệu chứng bệnh cúm không dùng thuốc cho phụ nữ mang thai

Cách giảm triệu chứng bệnh cúm không dùng thuốc cho phụ nữ mang thai

09:20:12 18/12/2024
Do đó, khi thai phụ có những triệu chứng nghi ngờ mắc cúm cần đi khám ngay để được bác sĩ hướng dẫn chăm sóc điều trị cụ thể, không được tự ý dùng thuốc tránh gây hại cho cả mẹ và thai nhi.
Vaccine ung thư có giúp ngăn mắc bệnh?

Vaccine ung thư có giúp ngăn mắc bệnh?

09:08:11 18/12/2024
Công nghệ mRNA được ưa chuộng trong lĩnh vực ung thư học và nhiều nước cũng đang trong quá trình nghiên cứu vaccine ung thư dựa trên công nghệ này.
Polyp dạ dày có nguy hiểm không?

Polyp dạ dày có nguy hiểm không?

09:06:11 18/12/2024
Tùy theo người bệnh bị mắc loại polyp nào mà mức độ nguy hiểm sẽ khác nhau. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó tùy thuộc vào loại polyp.
7 lý do nên bổ sung quả bơ vào bữa sáng

7 lý do nên bổ sung quả bơ vào bữa sáng

09:00:16 18/12/2024
Quả bơ chứa chất chống oxy hóa, bao gồm vitamin C và E và các hợp chất như phytosterol và polyphenol, giúp giảm viêm trong cơ thể. Viêm mãn tính liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm viêm khớp, bệnh tim và rối loạn chuyển hóa.
Rối loạn đông máu do bị rắn cắn

Rối loạn đông máu do bị rắn cắn

08:53:33 18/12/2024
Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ đã tiến hành điều trị theo phác đồ chống độc đặc hiệu bằng huyết thanh kháng nọc rắn lục. Hiện tại, sức khỏe người bệnh ổn định, kết quả xét nghiệm máu trở về chỉ số bình thường.
Súp lơ - thuốc bổ rẻ tiền giúp khỏe thận mạnh gân cốt

Súp lơ - thuốc bổ rẻ tiền giúp khỏe thận mạnh gân cốt

08:45:47 18/12/2024
Súp lơ không chỉ là loại rau ăn ngon nhiều dinh dưỡng mà còn được sử dụng chữa một số chứng bệnh như cơ thể suy nhược, người mắc các bệnh tiêu hóa về ăn kém, chán ăn.

Có thể bạn quan tâm

Hà Nội: Lừa đảo tiền tỉ, người phụ nữ đổi tên, làm thuê đủ nghề để trốn truy nã 16 năm

Hà Nội: Lừa đảo tiền tỉ, người phụ nữ đổi tên, làm thuê đủ nghề để trốn truy nã 16 năm

Pháp luật

21:56:03 18/12/2024
Chiều 18/12, Công an phường Hàng Bột (Đống Đa, Hà Nội) thông tin vụ bắt giữ đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức huy động vốn, trốn truy nã suốt 16 năm ở TP Hồ Chí Minh với thân phận người khác.
Trung Quốc phóng loạt vệ tinh cạnh tranh với Starlink của SpaceX

Trung Quốc phóng loạt vệ tinh cạnh tranh với Starlink của SpaceX

Thế giới

21:52:04 18/12/2024
Trung Quốc ngày 16.12 phóng những vệ tinh đầu tiên thuộc nhóm vệ tinh Quốc Võng, một động thái làm tăng phần quyết liệt cho cuộc chạy đua cung cấp dịch vụ internet băng thông rộng trên không gian ở cả trong nước lẫn quốc tế.
Adele bị cáo buộc đạo nhạc, phải gỡ bài hát khỏi các nền tảng

Adele bị cáo buộc đạo nhạc, phải gỡ bài hát khỏi các nền tảng

Nhạc quốc tế

21:50:38 18/12/2024
Với cáo buộc đạo nhạc từ một nhạc sĩ người Brazil, thẩm phán yêu cầu gỡ bỏ bài hát Million Years Ago của Adele khỏi tất cả các nền tảng toàn cầu bao gồm cả dịch vụ phát trực tuyến.
Ai mà ngờ SOOBIN có một quá khứ "thú dữ" như thế này!

Ai mà ngờ SOOBIN có một quá khứ "thú dữ" như thế này!

Nhạc việt

21:43:44 18/12/2024
Mới đây, chiếc MV cây nhà lá vườn thời SOOBIN còn trẩu tre đang được truyền tay nhau khắp MXH, thu hút lượng tương tác lớn.
Mỹ nhân Thư Ký Kim Sao Thế bị quỵt cát xê 2,1 tỷ, tiếp nối bi kịch của người mẹ minh tinh vừa qua đời

Mỹ nhân Thư Ký Kim Sao Thế bị quỵt cát xê 2,1 tỷ, tiếp nối bi kịch của người mẹ minh tinh vừa qua đời

Sao châu á

21:26:10 18/12/2024
Nữ diễn viên này không phải người duy nhất trong gia đình bị quỵt cát xê. Mẹ chồng cô - minh tinh quá cố Kim Soo Mi cũng vướng phải vụ kiện tụng tương tự, dẫn đến qua đời vì căng thẳng.
Chưa tới chung kết Chị Đẹp Đạp Gió, nữ ca sĩ này đã tuyên bố thành đoàn

Chưa tới chung kết Chị Đẹp Đạp Gió, nữ ca sĩ này đã tuyên bố thành đoàn

Sao việt

21:23:56 18/12/2024
Nữ ca sĩ Minh Tuyết được yêu thích ở Chị đẹp đạp gió vừa có chia sẻ khá hài hước về chuyện thành đoàn. Minh Tuyết tự nhận mình là Miss dặm phấn
Đoạn clip cảnh sát thuyết phục cô gái định nhảy lầu khiến hàng triệu cư dân mạng khóc theo

Đoạn clip cảnh sát thuyết phục cô gái định nhảy lầu khiến hàng triệu cư dân mạng khóc theo

Netizen

21:16:11 18/12/2024
Ngày 10 tháng 12 vừa qua, tại thành phố Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc, một cô gái đã trèo lên sân thượng ở tòa nhà cao tầng với ý định tiêu cực.
Salah ở lại Liverpool

Salah ở lại Liverpool

Sao thể thao

21:08:56 18/12/2024
Salah đang có phong độ cực cao trong màu áo Liverpool, ghi 13 bàn, 9 lần kiến tạo sau 18 vòng đấu tại Ngoại hạng Anh. Đóng góp của anh giúp Liverpool chễm chệ ngôi đầu
'Khuôn mặt thật' của Nữ hoàng Cleopatra?

'Khuôn mặt thật' của Nữ hoàng Cleopatra?

Lạ vui

20:59:19 18/12/2024
Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một đầu tượng phụ nữ bằng đá cẩm thạch trắng bên trong một đền thờ cổ ở Ai Cập, mà họ cho là khắc họa khuôn mặt thật của Nữ hoàng Cleopatra.
Justin Bieber gửi thông điệp bí mật khi Selena Gomez sắp thành vợ người ta?

Justin Bieber gửi thông điệp bí mật khi Selena Gomez sắp thành vợ người ta?

Sao âu mỹ

20:52:22 18/12/2024
Dù chia tay đã lâu và ai cũng có hạnh phúc mới nhưng mối quan hệ giữa Justin Bieber - Selena Gomez vẫn luôn được netizen bàn tán.
'Nữ hoàng Wushu' Thúy Hiền và những góc khuất sau ánh hào quang

'Nữ hoàng Wushu' Thúy Hiền và những góc khuất sau ánh hào quang

Tv show

20:05:15 18/12/2024
Thúy Hiền là khách mời của chương trình Khách sạn 5 sao. Tại đây, chị đã có những chia sẻ về góc khuất sau ánh hào quang và hành trình tại Chị đẹp đạp gió.