Bác sĩ Tiin: Kinh nguyệt rối loạn sau khi bị tai nạn, nên điều trị như thế nào?
Mọi năm trước kinh nguyệt của cháu rất đều, mỗi tháng 1 lần. Nhưng đầu năm 2017 cháu bị tai nạn uống rất nhiều thuốc, kể từ đó, cháu bị ít hơn và rối loạn có khi 2-3 tháng mới có 1 lần.
Câu hỏi: Chào bác sĩ. Cháu có kinh nguyệt từ năm học lớp 9 (15 tuổi), năm nay cháu 22 tuổi, chưa lập gia đình. Mọi năm trước kinh nguyệt của cháu rất đều, mỗi tháng 1 lần (mỗi lần khoảng 6-7 ngày).
Nhưng do đầu năm 2017 cháu bị tai nạn uống rất nhiều thuốc bổ, thuốc bắc, thuốc tây. Kể từ đó, cháu bị ít hơn và rối loạn có khi 2-3 tháng mới có 1 lần (vẫn kéo dài tầm 5-6 ngày) và cháu hay bị stress nhiều vấn đề. Vậy bác sĩ cho hỏi cháu có bị vấn đề gì không, có cần đi khám hay cần uống thuốc gì không ạ? Mong được bác sĩ tư vấn giúp!
Ảnh minh họa: Internet
Bác sĩ Tiin trả lời:
Chào bạn, sức khỏe của bạn sau tai nạn đã ổn định chưa?
Video đang HOT
Bạn có hành kinh từ năm 15 tuổi, trước đây vòng kinh ổn định, bình thường. Chỉ khoảng 2 năm nay, sau khi bị tai nạn, uống quá nhiều loại thuốc, lại thường xuyên căng thẳng thần kinh khiến cho bạn bị rối loạn kinh nguyệt.
Vòng kinh của bạn bị ảnh hưởng do stress, có thể do tác dụng phụ của thuốc đông, tây y. Những tác động này trong thời gian dài, bạn cần có thời gian để cơ thể hồi phục, ổn định lại, hết tác dụng phụ của các loại thuốc, hy vọng kinh nguyệt sẽ ổn định. Bạn đừng quá lo lắng.
Trước mắt nên ổn định tâm lý, xem lại chế độ dinh dưỡng (không để cơ thể béo quá hay gầy quá), học tập; hạn chế căng thẳng thần kinh. Hạn chế dùng các loại thuốc (kể cả thuốc bổ), chỉ dùng thuốc khi cần thiết và phải theo đơn của bác sĩ.
Nếu có điều kiện bạn nên đi khám sản phụ khoa xem cơ quan sinh dục có vấn đề gì không, vừa giúp ổn định tâm lý, vừa được tư vấn hoặc hỗ trợ nếu cần. Mình hiện nay có nhiều điều kiện thăm khám, càng phát hiện sớm, điều trị hiệu quả càng cao mà bạn. Hy vọng bạn sẽ sớm bình phục sức khỏe nhé.
Theo baodatviet
Nhau thai khô nhập lậu bán chui trên thị trường
Nhờ người quen liên hệ với cửa hàng thuốc đông y, chờ hai ngày sau khi đặt cọc 500.000 đồng, anh Minh Ngọc mới mua được nhau thai khô.
Anh Ngọc ở TP HCM cho biết được người quen giới thiệu bài thuốc bổ thận từ tử hà sa, tức nhau thai của bà đẻ. Nhau thai là hàng cấm ở Việt Nam, tuy vậy một số cửa hàng đông y vẫn bán một cách kín đáo và phải có người quen giới thiệu.
Anh Ngọc được người quen giới thiệu tới cửa hàng thuốc đông y, đặt cọc 500.000 đồng, người bán hẹn hôm sau quay lại mới có hàng. Giá cả tùy thuộc trọng lượng khối nhau thai, thông thường từ 300.000 đến hơn một triệu đồng nên tiền đặt cọc thiếu hay thừa sẽ được tính toán khi nhận hàng.
Cuối cùng anh Ngọc cũng nhận được hàng. "Đó là khối nhau thai khô có màu vàng được đóng trong túi nilon in chữ Trung Quốc và không có nhãn mác bằng tiếng Việt", anh cho biết.
Chủ cửa hàng thuốc đông y tại TP HCM cho biết sản phẩm nhau thai khô, còn gọi là tử hà sa, bán trên thị trường đều có xuất xứ từ Trung Quốc. Bà chủ cửa hàng hướng dẫn: "Nhau thai được sấy khô ở nhiệt độ cao. Có thể xay ra hòa với nước uống, hoặc nấu chung với canh, ngâm với rượu dùng để chữa bệnh yếu sinh lý, bổ thận, tráng dương, dành cho những cặp vợ chồng hiếm muộn, khó có con".
Một gói nhau thai khô được bán trên thị trường. Ảnh: Cẩm Anh
Theo bác sĩ Kiều Xuân Dũng, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, nhau thai có thể là vị thuốc bổ nếu là nhau của thai nhi, thai phụ khỏe mạnh. Tuy nhiên, sử dụng nhau thai có nguy cơ mắc nhiều bệnh do nhiễm vi khuẩn, siêu vi, ký sinh trùng... Do đó hiện nay các thầy thuốc Đông y cũng hạn chế dùng đến tử hà sa.
Dược sĩ Trần Lê Thị Hồng nói rằng thực tế thị trường hiện nay không có thuốc từ tử hà sa được bào chế trong nước. Tất cả loại tử hà sa được quảng cáo trên thị trường đều là hàng nhập lậu.
Bác sĩ y học cổ truyền Nguyễn Thùy Ngân thì khuyến cáo việc sử dụng nhau thai làm thuốc để chữa bệnh như người bán quảng cáo thực tế chỉ là kinh nghiệm dân gian, chưa được kiểm chứng khoa học. Do tính chất đặc thù của nhau thai, là bộ phận kết nối giữ người mẹ và thai nhi trong bụng nhằm cung cấp dưỡng chất từ mẹ sang con, nên nhau dễ nhiễm khuẩn. Ngoài nguy cơ lây các bệnh truyền nhiễm như HIV, viêm gan B và C, thuốc từ nhau thai người còn có thể gây ra những đột biến, ung thư, các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, nhiễm vi trùng, vi khuẩn, virus, ký sinh trùng...
Theo quy định của Bộ Y tế, nhau thai của sản phụ phải xử lý theo quy chế quản lý chất thải y tế. Các bệnh viện đều thực hiện tiêu hủy bệnh phẩm này. Do đó, nhau thai sấy khô được bán trên thị trường phần lớn đều không có xuất xứ rõ ràng, có thể chứa các chất bảo quản, vi khuẩn gây nấm mốc, người mua phải cảnh giác.
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh, Bệnh viện Y học Cổ truyền cho rằng bằng mắt thường rất khó để kiểm tra chất lượng và độ an toàn của nhau thai khô đã được tán thành bột. "Người dân nên tin tưởng vào phác đồ điều trị của bác sĩ chứ không nên làm theo tin đồn dân gian và không có căn cứ khoa học mà rước bệnh vào người", bác sĩ Vân Anh khuyên.
Ông Đỗ Văn Đông, Phó Cục Quản lý Dược cho biết Việt Nam hiện cấm sản xuất, lưu hành thuốc làm từ nhau thai người. Cục Quản lý Dược năm 2015 đã ra công văn cấm sản xuất, kinh doanh các sản phẩm mỹ phẩm có thành phần nguồn gốc từ con người.
Cẩm Anh - Thùy An
Theo VNE
Sắc thuốc đông y có nên càng đặc càng tốt? Nếu sắc quá lâu, thuốc đông y không chỉ giảm tác dụng mà còn bị đắng, khó uống. Thuốc đông y có tác dụng loại trừ độc tố, thanh lọc, điều hòa cơ thể. Sắc thuốc là quá trình giúp các có lợi trong thuốc được tiết ra, hòa tan với nhau. Khi sắc thuốc, nhiều người cho rằng màu nước càng đậm...