Bác sĩ tiết lộ 8 bí mật về sức khỏe ai cũng nên biết
Luôn có rất nhiều lời khuyên về những điều chúng ta nên làm để giữ cho bản thân khỏe mạnh.
Hãy đánh kem dưỡng ẩm cho chân mỗi ngày – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Nhưng những lời khuyên nào đáng để làm theo, và những lời khuyên nào nên bỏ qua?
Các bác sĩ đưa ra những khuyến nghị và gợi ý mà họ vẫn thường khuyên bạn bè người thân, để tìm ra những điều quan trọng nhất – và đó là công cụ mở rộng tầm mắt.
Sau đây là 10 lời khuyên hàng đầu của họ, theo Mirror.
Hãy đổi món ăn mỗi ngày – ẢNH SHUTTERSTOCK
Nên dùng máy đo huyết áp tự động để theo dõi huyết áp liên tục trong 24 giờ, giáo sư Gareth Beevers, từ tổ chức về bệnh huyết áp cao của Anh, khuyên.
Đây là “tiêu chuẩn vàng” của việc đo huyết áp và cho kết quả đo chính xác hơn nhiều so với chỉ đến bác sĩ đo một lần.
Cách tốt thứ hai là mua máy đo huyết áp và kiểm tra huyết áp của bạn định kỳ tại nhà, viết ra kết quả.
2. Chăm sóc chân
Video đang HOT
Hãy chăm sóc chân như khuôn mặt của bạn, bác sĩ chuyên khoa chân người Anh – Heena Patel nói.
Hãy đánh kem dưỡng ẩm cho chân mỗi ngày. Nứt gót chân có thể gây đau đớn và nhiễm trùng có thể xâm nhập vào cơ thể qua các vết nứt trên bàn chân, đặc biệt đối với người bị tiểu đường.
Và hãy nhớ uống nước giúp duy trì độ đàn hồi của da chân cũng như da mặt.
3. Phát hiện bệnh suy giãn tĩnh mạch
“Đừng bỏ qua đôi chân đau nhức”, giáo sư Mark Whiteley, Bác sĩ phẫu thuật tư vấn và Giám đốc lâm sàng của Phòng khám Whiteley (Anh), cảnh báo
Khoảng 30% dân số có vấn đề về giãn tĩnh mạch ở chân – nhưng chỉ một nửa trong số họ có thể nhìn thấy giãn tĩnh mạch nổi trên da, theo Mirror.
Một nửa còn lại bị “giãn tĩnh mạch ẩn” sâu hơn bên dưới da mà họ không nhận biết được cho đến khi chân đau nhức, mắt cá chân sưng tấy, viêm tĩnh mạch, chàm, vết đỏ hoặc nâu trên mắt cá chân hoặc vết loét ở chân.
Và không bác sĩ hay y tá nào có thể nói rằng bạn không bị “giãn tĩnh mạch ẩn” cho đến khi bạn được siêu âm Duplex – là một kỹ thuật đặc biệt kết hợp siêu âm cơ bản với siêu âm Doppler.
4. Đổi món mỗi ngày
Hãy đổi món ăn mỗi ngày, tiến sĩ Anton Emmanuel – giám đốc y tế của tổ chức về đường ruột của Anh – Guts UK, cho biết.
Khoảng 60% dân số ăn các loại thực phẩm giống nhau mỗi ngày. Cho dù là thực phẩm lành mạnh nhưng vẫn không tốt cho đường ruột.
Hệ tiêu hóa cần nhiều loại thức ăn để hấp thụ nhiều loại chất dinh dưỡng và khoáng chất mà cơ thể cần, theo Mirror.
5. Đừng cố mua thuốc đắt tiền
Sunil K. Kochhar, dược sĩ tư vấn của Dearpharmacist.info (Anh), nói: “Đừng cố mua thuốc đắt tiền vì nó có thương hiệu. Nhiều người nghĩ rằng các sản phẩm có thương hiệu, có tên tuổi sẽ tốt hơn hoặc “tiền nào của nấy”.
Nhưng thực tế, giá cao nằm ở màu sắc và kiểu dáng của bao bì.
Luật quy định tất cả các sản phẩm, có thương hiệu hoặc không có thương hiệu đều phải được sản xuất theo cùng một tiêu chuẩn tối thiểu giống nhau.
6. Để ý nhiễm trùng máu
Tiến sĩ Ron Daniels, chuyên gia tư vấn chăm sóc đặc biệt và giám đốc điều hành của tổ chức về bệnh nhiễm trùng máu của Anh – UK Sepsis Trust, khuyến cáo hãy để ý đến nhiễm trùng máu.
Nếu bạn hoặc người thân có các triệu chứng của nhiễm trùng và cảm thấy tồi tệ hơn trước đây, hãy đi khám xem đó có thể phải là nhiễm trùng máu không.
Hãy gọi cấp cứu ngay. Chỉ cần cấp cứu sớm hơn 1 giờ là đã có thể tạo sự khác biệt giữa sự sống và cái chết, theo Mirror.
7. Đừng chạy, nên đi bộ nhanh
Đừng chạy, phòng khám Garry Trainer (Anh) khuyên rằng, cơ thể con người được thiết kế để đi bộ – và thỉnh thoảng chỉ chạy khi cơ thể gặp nguy hiểm.
Lực nén và sự hao mòn ở cột sống và khớp xương dưới sẽ làm mòn mọi thứ nhanh hơn.
Để tăng nhịp tim, hãy dành thời gian để tập luyện từ đi bộ nhanh đến chạy bộ nhẹ, sau đó chạy chậm rồi lặp lại.
8. Đừng uống quá nhiều thuốc
Không nên dùng thuốc không cần thiết, bác sĩ Mike Dow, nhà trị liệu tâm lý người Mỹ, khuyên.
Nhiều người trong chúng ta dùng thuốc không kê đơn – bao gồm aspirin, thuốc kháng sinh, thuốc hen suyễn, thuốc giảm đau, kháng viêm – mà thực sự không cần thiết.
Chúng có thể làm cạn kiệt vitamin B, đây là loại vitamin cần thiết để thúc đẩy tâm trạng và năng lượng. Và có thể làm tăng tình trạng viêm trong não, khiến não già đi nhanh hơn và suy nghĩ kém minh mẫn hơn.
Nuốt bấm móng tay, nam thanh niên suýt thủng ruột
Trong lúc đùa giỡn, nam thanh niên ngậm bấm móng tay vào miệng rồi vô tình nuốt phải dị vật.
Ngày 4/3, bác sĩ Trần Văn Khanh, Giám đốc Bệnh viện quận 2, TP.HCM cho biết, đơn vị vừa gắp dị vật là bấm móng tay cho bệnh nhân S.N.Q (29 tuổi, ngụ TP.HCM).
Anh Q. cho biết, trong lúc đùa giỡn, anh ngậm bấm móng tay rồi vô tình nuốt phải nên đến Bệnh viện quận 2 cấp cứu. Tại đây, bệnh nhân được mổ nội soi gắp dị vật.
Dị vật là bấm móng tay được bác sĩ gắp ra từ dạ dày bệnh nhân
Theo bác sĩ Khanh, do ống tiêu hóa có rất nhiều dịch nên bề mặt trơn láng, việc lấy dị vật gặp nhiều khó khăn.
"Thiết bị chuyên dụng được các bác sĩ sáng chế giúp quá trình lấy dị vật không tổn thương niêm mạc", bác sĩ Khanh cho biết.
Sau 30 phút, bác sĩ lấy bấm móng tay kích thước 12x1,2cm ra khỏi đường tiêu hóa của bệnh nhân.
Hiện anh Q. đã tỉnh, tiếp xúc tốt, không còn đau bụng và được xuất viện về nhà.
Bác sĩ Khanh cho biết, dị vật có thể gặp ở bất cứ đoạn nào của đường tiêu hóa từ miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, đại trực tràng và hậu môn. Tuy nhiên, ở đoạn thực quản và ruột non là hay gặp nhất.
Dị vật thường là xương động vật (gà, vịt, cá, chim), tăm tre, đinh, đồng xu, vỏ thuốc hay các khối thức ăn dạng cơ gân.
Theo bác sĩ Khanh, biến chứng khi bị dị vật đường tiêu hóa rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời, gây thủng nội tạng xuất huyết, áp xe tại chỗ, nhiễm trùng máu thậm chí gây tử vong.
Mỗi năm Bệnh viện quận 2 tiếp nhận 15-20 trường hợp dị vật đường tiêu hóa.
Tập thể dục 2,5 tiếng/tuần giúp giảm đau nửa đầu Đó là kết luận của các nhà nghiên cứu tại Đại học Washington (Mỹ) sau khi đánh giá thời lượng tập thể dục mỗi tuần của 4.500 bệnh nhân mắc chứng đau nửa đầu với các mức độ nghiêm trọng khác nhau. Chạy bộ thường xuyên giúp giảm tần suất cơn đau nửa đầu. Ảnh: Focused Đau nửa đầu là chứng bệnh phổ...