Bác sĩ pháp y nói George Floyd ‘bị giết’
Báo cáo khám nghiệm tử thi mới công bố cho thấy George Floyd, 46 tuổi, chết vì “ngừng tim phổi” sau khi bị cảnh sát ghì gáy.
George Floyd, một người Mỹ gốc Phi, đã chết vì “ngừng tim phổi do tác động kết hợp của việc bị nhân viên thực thi pháp luật khống chế và ghì gáy” và cái chết là “một vụ giết người”, bác sĩ pháp y hạt Hennepin ở thành phố Minneapolis, bang Minnesota cho biết trong một tuyên bố hôm 1/6.
Các tình trạng sức khỏe đáng kể khác của Floyd được liệt kê là “bệnh tim do xơ cứng động mạch và tăng huyết áp; sử dụng thuốc giảm đau fentanyl; sử dụng ma túy đá gần đây”.
Tuyên bố nói thêm rằng “cách thức tử vong không phải xác định pháp lý để kết luận có tội hay ý đồ phạm tội”, đồng thời nhấn mạnh rằng theo luật bang Minnesota, “bác sĩ pháp y có nhiệm vụ trung lập và tách biệt với bất kỳ cơ quan công tố hoặc cơ quan thực thi pháp luật nào”.
Cùng ngày, luật sư của gia đình Floyd ra tuyên bố cho biết kết quả khám nghiệm tử thi độc lập do gia đình ủy nhiệm xác định nguyên nhân tử vong của Floyd là “ngạt thở do sức đè liên tục”.
Video đang HOT
George Floyd bị cảnh sát khống chế trên đường phố Minneapolis hôm 25/5. Ảnh: CBS.
Hồ sơ truy tố của công tố viên quận trước đó nói rằng Floyd mắc các bệnh lý nền gồm động mạch vành và suy tim do tăng huyết áp. “Những tác động kết hợp của việc bị cảnh sát ghì gáy, bệnh lý nền và chất kích thích tiềm tàng trong cơ thể Floyd đã dẫn đến tử vong”, hồ sơ có đoạn viết.
Floyd tử vong khi bị 4 cảnh sát khống chế, trong đó một người trực tiếp ghì lên gáy nạn nhân, hôm 25/5 ở Minneapolis, bang Minnesota. Cái chết của anh đã châm ngòi cho các cuộc biểu tình trên khắp nước Mỹ để đòi công lý cho Floyd và bình đẳng chủng tộc.
Biểu tình đã xảy ra tại ít nhất 140 thành phố của Mỹ. Ngoài thủ đô Washington, hơn 40 thành phố tại Mỹ đã áp đặt lệnh giới nghiêm nhằm đối phó các cuộc biểu tình. Khoảng 17.000 lính Vệ binh Quốc gia đã triển khai tới thủ đô Washington và 26 bang. Hàng nghìn người đã bị bắt, nhiều tài sản, nhà cửa bị phá hoại.
Cảnh sát Derek Chauvin, người trực tiếp ghì gáy Floyd, bị truy tố tội giết người cấp độ ba, ngộ sát do bất cẩn và đã được đưa tới cơ sở giam. Ba cảnh sát liên quan cũng đang bị điều tra và có khả năng bị truy tố.
Trump giơ kinh thánh trước nhà thờ xảy ra biểu tình
Trump đi bộ qua Công viên Lafayette tới Nhà thờ St. John, hai địa điểm xảy ra biểu tình gần Nhà Trắng, với cuốn kinh thánh trên tay.
Sau bài phát biểu quốc gia về những cuộc biểu tình phản đối cái chết của người da màu George Floyd chiều 1/6 (sáng 2/6 giờ Hà Nội), Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng một số quan chức rời Nhà Trắng, đi bộ dưới sự hộ tống của đội cận vệ và cảnh sát.
"Bây giờ tôi sẽ bày tỏ sự kính trọng của mình đến một nơi rất, rất đặc biệt", Trump nói tại Vườn hồng Nhà Trắng sau khi tuyên bố ông là "Tổng thống của luật pháp, trật tự" và chỉ trích hành vi phá hoại của người biểu tình.
Trump (cà vạt xanh) và các quan chức rời Nhà Trắng sau bài phát biểu quốc gia chiều 1/6. Ảnh: AP.
Trump cùng các quan chức đi bộ qua Công viên Lafayette và tới Nhà thờ St. John, hai địa điểm gần Nhà Trắng và là nơi người biểu tình tụ tập, la hét, đốt phá những ngày qua. Trước chuyến thăm của Tổng thống, cảnh sát đã xịt hơi cay và bắn đạn cao su để giải tán người biểu tình.
Trump chụp ảnh khi cầm cuốn kinh thánh bên ngoài Nhà thờ St. John và nói "chúng ta là quốc gia vĩ đại nhất thế giới".
Nhà thờ St. John nằm cách Nhà Trắng vài tòa nhà và được gọi là "Nhà thờ Tổng thống" vì nhiều tổng thống, bao gồm Trump, đã dự các buổi lễ tại đây. Người biểu tình hôm 31/5 phun sơn, gây ra những đám cháy lớn tại tầng hầm và bên ngoài nhà thờ, dẫn tới hư hại một phần.
Trump cầm kinh thánh đứng trước Nhà thờ St. John chiều 1/6. Ảnh: AP.
Biểu tình xảy ra tại ít nhất 140 thành phố trên khắp nước Mỹ sau cái chết của George Floyd, 46 tuổi, người đàn ông da màu bị 4 cảnh sát khống chế trên đường phố Minneapolis, bang Minnesota hôm 25/5. Hàng trăm người đã tập trung bên ngoài Nhà Trắng trong nhiều ngày liền để phản đối chính quyền và bày tỏ ủng hộ với Floyd. Người biểu tình đã xô đổ hàng rào bảo vệ Nhà Trắng, đụng độ với Mật vụ Mỹ và đốt phá nhiều địa điểm tại thủ đô Washington. Ít nhất 60 nhân viên mật vụ đã bị thương trong những ngày qua.
Ngoài thủ đô Washington, hơn 40 thành phố tại Mỹ đã áp đặt lệnh giới nghiêm nhằm đối phó các cuộc biểu tình đòi công lý cho George Floyd. Khoảng 17.000 lính Vệ binh Quốc gia đã triển khai tới thủ đô Washington và 26 bang. Hàng trăm người đã bị bắt, nhiều tài sản, nhà cửa bị phá hoại.
Trong bài phát biểu trước chuyến thăm nhà thờ, Trump tuyên bố những gì đã xảy ra tại thủ đô là "nhục nhã" và kích hoạt một đạo luật năm 1807, trong đó quy định quyền hạn của Tổng thống Mỹ trong việc sử dụng quân đội để dẹp các cuộc nổi loạn, bạo động trên lãnh thổ Mỹ. Hàng nghìn binh sĩ vũ trang hạng nặng sẽ được triển khai ở thủ đô Washington nhằm ngăn tình trạng hôi của, cướp bóc trong biểu tình.
Tổng thống Donald Trump dọa triển khai quân đội để đối phó biểu tình Tổng thống Trump tuyên bố sẽ huy động mọi nguồn lực liên bang hiện có ngăn chặn các vụ bạo loạn và cướp bóc đang diễn ra trên nước Mỹ. Phát biểu tại cuộc họp báo tại Nhà Trắng ngày 1/6, Tổng thống Donald Trump cho biết chính quyền của ông sẽ bảo đảm công lý sẽ được thực thi cho ông George...