Bác sĩ ơi: Làm thế nào để giảm nguy cơ bệnh tim mạch?
Bác sĩ ơi, ở lứa tuổi nào thì có nguy cơ bị bệnh tim mạch và cần phải bắt đầu chú ý đến việc đề phòng bệnh? Làm thế nào để giảm nguy cơ bệnh tim mạch ở mỗi lứa tuổi khác nhau? (Ngô Nguyên Khánh, 36 tuổi, ngụ Cần Thơ)
Ở lứa tuổi nào cũng cần quan tâm tới những biện pháp giảm bớt nguy cơ bệnh tim mạch cho chính bản thân và cả gia đình – Ảnh: Shutterstock
Theo thạc sĩ – bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Hữu Tín, Khoa Hồi sức tim mạch, Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM): Hiện nay, tỉ lệ bệnh nhân có bệnh tim mạch ngày càng cao và càng có xu hướng trẻ hóa. Do đó, dù ở bất cứ lứa tuổi nào cũng cần quan tâm tới những biện pháp giảm bớt nguy cơ bệnh tim mạch cho chính bản thân và cả gia đình.
Ở mọi lứa tuổi
Dù ở bất cứ độ tuổi nào thì có chế độ ăn lành mạnh và hoạt động thể lực phù hợp luôn có những lợi ích đáng kể, giảm nguy cơ tim mạch.
Về chế độ ăn uống cần:
Hạn chế ăn các thực phẩm có chứa các thành phần: chất béo bão hòa, muối, đường ngọt, thịt đỏ (như thịt bò hoặc thịt heo). Nếu có ăn thịt thì không nên ăn thường xuyên và chỉ nên ăn thịt nạc.
Nên ăn nhiều rau quả và trái cây, ngũ cốc giàu chất xơ, cá (nếu được thì dùng dầu cá trên 2 lần/tuần), các loại quả hạch (như hạnh nhân, đào,…), hạt đậu.
Về hoạt động thể lực cần:
Vận động thể lực trung bình – nặng (ví dụ đi bộ nhanh) ít nhất 150 phút mỗi tuần hoặc vận động thể lực nặng (ví dụ chạy bộ) ít nhất 75 phút mỗi tuần, hoặc có thể kết hợp cả hai.
Có tối thiểu 2 ngày trong tuần hoạt động rèn luyện tất cả các nhóm cơ quan trọng (ở vùng chân, hông, lưng, bụng, ngực, vai).
Ở độ tuổi 20-30 tuổi
Ngoài việc có chế độ ăn khỏe mạnh như trên, hoạt động thể lực càng phải tích cực hơn, còn cần phải tránh xa thuốc lá.
Video đang HOT
Ở độ tuổi 30-40 tuổi
Ở độ tuổi này, thường bạn đang dành hầu hết thời gian cho gia đình và sự nghiệp của mình, do đó có những lưu ý sau:
Tạo thói quen lành mạnh cho gia đình, nhất là khuyến khích con cái hoạt động thể lực cũng như làm quen với chế độ ăn lành mạnh.
Kiểm soát stress (về mặt tinh thần và thể chất) của bản thân do stress có thể gây tăng nhịp tim và tăng huyết áp dẫn tới tổn thương thành động mạch.
Ở độ tuổi 40-50 tuổi
Từ tuổi 40 trở lên, bạn dễ tăng cân do chuyển hóa cơ thể đang có xu hướng chậm lại và việc này không có lợi cho cơ thể. Để tránh tăng cân, cần giữ chế độ ăn khỏe mạnh và phải tập thể dục thường xuyên hơn.
Thời điểm này nên bắt đầu chú ý tới việc kiểm tra thường xuyên về huyết áp, mỡ máu, đường máu. Từ năm 45 tuổi trở lên, nên kiểm tra đường huyết đói mỗi 3 năm/lần.
Đặc biệt, nếu có tình trạng ngủ ngáy nhiều thì nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra loại trừ tình trạng ngưng thở lúc ngủ, là một nguyên nhân gây huyết áp cao và có nguy cơ gây bệnh lý tim mạch.
Ở độ tuổi 50-60 tuổi
Giữ chế độ ăn có lợi cho tim mạch như trên.
Đồng thời, nhận biết những dấu hiệu gợi ý bệnh lý tim mạch nguy hiểm như: đau ngực, khó thở, tê tay chân, yếu hoặc liệt nửa người đột ngột, nói đớ… Đi khám bác sĩ để kiểm tra và nhập viện càng sớm càng tốt khi có các dấu hiệu nghi ngờ của bệnh nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
Nếu bạn đang điều trị các bệnh lý như đái tháo đường, tăng huyết áp hay rối loạn mỡ máu thì phải tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ để giảm đáng kể nguy cơ biến cố bệnh lý tim mạch.
Ở độ tuổi 60 trở lên
Càng cần phải chú ý tới những biện pháp giảm thiểu nguy cơ tim mạch như đã mô tả trước đó, đặc biệt là tuân thủ điều trị của bác sĩ, giữ chế độ ăn uống lành mạnh và vận động thể lực phù hợp.
Theo Thanh niên
Đi bộ rất tốt, nhưng đi thế nào cho đúng, ai cần đặc biệt lưu ý?
Khi vận động bằng đi bộ còn có thể giúp những người bị trầm cảm hay stress cải thiện tâm trạng và tăng thêm sự tự tin, giảm căng thẳng, bình tĩnh hơn.
30% dân số Việt Nam thiếu hoạt động thể lực
TS Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, con số khoảng gần 30% dân số Việt Nam thiếu hoạt động thể lực so với khuyến cáo của WHO (có hoạt động thể lực cường độ trung bình ít nhất 150 phút 1 tuần hoặc tương đương). Trong khi đó, thiếu hoạt động thể lực là yếu tố nguy cơ đứng hàng thứ tư của tử vong vì các bệnh không lây nhiễm, gây mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường và một số loại ung thư.
Người khoẻ mạnh, vận động bằng cách đi bộ mỗi ngày 10.000 bước chân là cách rèn luyện thể lực, dự phòng nhiều bệnh nguy hiểm.
" Vận động là một trong những biện pháp thể lực giúp giảm nguy cơ bệnh lý tim mạch. Vì vận động giảm mỡ máu, giảm dung nạp đường huyết, tăng sức chịu đựng của cơ tim...", PGS.TS Phạm Mạnh Hùng - Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia nói.
Các chuyên gia tim mạch trên thế giới cũng khuyến cáo thời gian vận động là nên vận động hàng ngày từ 30 - 60 phút. Phương pháp đi bộ nhanh, hoặc bơi, tập erobic (với cường độ vừa phải), hay tập yoga là những biện pháp được khuyến khích tốt nhất cho tim mạch.
Trong các loại hình vận động này, đi bộ là là hình thức thể thao "miễn phí" và không cần phải học nhiều. Đi bộ theo "phong cách thể thao" với những bước đi nhanh và kết hợp đánh tay thật là tốt cho sức khỏe, là cách giảm cân tốt. Không chỉ thế, đi bộ còn giúp tăng cường trương lực cơ bắp, tăng cường hệ thống miễn dịch, có tác dụng dự phòng loãng xương.
Khi vận động bằng đi bộ còn có thể giúp những người bị trầm cảm hay stress cải thiện tâm trạng và tăng thêm sự tự tin, giảm căng thẳng, bình tĩnh hơn.
Đi bộ nhanh giúp cơ thể tiết hormon hưng phấn, đây được xem như thuốc chống trầm cảm 'thiên nhiên" giúp giảm các triệu chứng liên quan đến trầm cảm như rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi trong ngày, thèm ăn...
Chính vì những ý nghĩa đó, Bộ Y tế khuyến khích người dân nên đi bộ mỗi ngày 10.000 bước chân để rèn luyện thể lực, dự phòng các bệnh không lây nhiễm nguy hiểm.
Đại diện Tổ chức Y tế thế giới cho biết, Bộ Y tế Việt Nam và nhiều nước khuyến khích vận động mỗi ngày bằng cách đi bộ 10.000 bước mỗi ngày. Việc đếm này có thể được thực hiện bằng điện thoại thông minh có cài đặt phần mềm đếm bước, đếm bậc cầu thang. Tuy nhiên, khuyến cáo này dành cho đại trà những người khoẻ mạnh bình thường.
Đi bộ như thế nào là đúng tinh thần thể thao?
Đi bộ rõ ràng có rất nhiều lợi ích. PGS.TS Phạm Mạnh Hùng lưu ý người dân có sức khoẻ bình thường, không mắc bệnh lý cần khuyến cáo, nếu xác định đi bộ là hình thức thể thao, đừng đi bộ "nhàn nhã" như đi dạo với một người bạn vì nó sẽ mang hiệu quả thấp.
"Vận động phải đạt cường độ vừa đến mạnh như nói ở trên thì mới tốt cho tim mạch. Còn đi bộ "nhàn nhã" chỉ mang tính thư giãn", TS Hùng nói.
Theo đó, hãy đi bộ nhanh, khi bạn thấy rất khó để theo kịp một cuộc trò chuyện ổn định là tốc độ thích hợp. Khi đi bộ, từ bắp chân, mông đến toàn bộ cơ thể đều được vận động, sẽ rất lợi cho hệ tim mạch.
Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM cho hay, khi đi bộ, chúng ta phải tuân thủ theo một số nguyên tắc như: Nhịp thở lúc đi: không thở hổn hển mới là đúng. Nếu mệt là đi nhanh quá so với tuổi hay tình trạng sức khỏe của mình, phải đi chậm lại. Nếu đi bộ về thấy mệt nhoài, đêm không ngủ được... ấy là đã đi quá sức mình, hôm sau đi chậm hơn hay ngắn hơn.
Khi đi bộ nên mặc đồ rộng vì da chúng ta cũng cần được thở. Nên đi loại dép nhẹ, thoáng và vệ sinh: mồ hôi chân ra đến đâu khô ngay đến đó.
Trong khi đi bộ nếu chúng ta cảm thấy: Nặng ở ngực (có cảm giác như tim mình bị bóp nghẹt hay có vật nặng đang đè lên ngực) nhất là có kèm đau ở hàm, ở ngực, ở cổ hay ở tay trái thì phải ngồi nghỉ ngay hay thấy tim đập như "trống làng", đầu nhẹ hẩng thì phải ngưng vận động ngay và đến bác sĩ tim mạch để khám và tả rõ, tỉ mỉ những dấu hiệu trên cho bác sĩ nghe.
Cần chú ý tư thế khi đi bộ, giữ ngực và vai thẳng, thân mình vuông góc với mặt đất, tránh chúi ra phía trước hay ngả ra sau. Thời gian phù hợp nhất để đi bộ là sau khi ăn từ 1-1,5 giờ.
Những ai phải lưu ý khi đi bộ?
Về mặt nguyên tắc, chuyên gia y tế khuyến khích người dân nên vận động thể lực, nhưng không nhất thiết mọi đối tượng phải đi bộ.
Đối với một số trường hợp bệnh lý, khi lựa chọn hình thức vận động, cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên ngành (chấn thương chỉnh hình, cơ xương khớp, tim mạch...). Không chỉ đi bộ mà mọi bài tập khác đều cần phù hợp với tình trạng bệnh tật, vì thế tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị nếu bạn có bệnh.
Trường hợp nhiều người gặp đau đớn khi đi bộ, hãy đi kiểm tra, coi chừng bị thoái hóa khớp gối hay có vấn đề ở một vị trí nào thuộc chi dưới. Còn nếu đã biết mình có bệnh, nên chọn bài tập phù hợp.
Người thoái hóa khớp gối nên hạn chế đi bộ, thay vào đó có thể đi bơi hay đạp xe đạp nhẹ nhàng, như thế phần chi dưới vừa được vận động vừa không phải chịu áp lực do trọng lượng thân người. Những đối tượng này khi đi bộ cũng không nên sải bước quá dài, tốc độ không quá nhanh vì sẽ tạo áp lực thêm lên phần khớp đang bị thoái hoá.
Ngoài ra, những người mắc bệnh về xương khớp, người mới hồi phục sau chấn thương (như giãn dây chằng, bong gân, trật khớp...), bệnh về mạch máu... được bác sĩ yêu cầu hạn chế vận động chân, nẹp cố định... thì chắc chắn không nên tập bằng cách đi bộ.
Cố đi bộ, nhất là khi cơ thể quá cân, chỉ làm cho 2 đầu gối thêm quá tải, bệnh thêm nặng, không tốt cho sức khoẻ.
Quỳnh An - Mỹ Diệp
Theo giadinh.net.vn
Những lầm tưởng thường gặp khi áp dụng chế độ Healthy Food Healthy Food là thuật ngữ phương Tây với nghĩa ăn uống lành mạnh. Với chế độ này, chúng ta sẽ cân nhắc lượng thức ăn tươi sạch khi đưa vào cơ thể nhằm mục đích giảm cân. Tuy nhiên, rất nhiều người mắc sai lầm khi áp dụng chế độ Healthy Food. Những lầm tưởng thường gặp khi áp dụng chế độ Healthy...