Bác sĩ nhãn khoa chỉ mẹo chữa lẹo mắt hiệu quả
Tiến sĩ Amy Lin, bác sĩ nhãn khoa tại Đại học Utah (Mỹ), cho biết lẹo mắt ( mụt lẹo) là vết sưng đỏ, đau trên mí mắt và mọi người đều có thể bị mụt lẹo.
Không nên nặn mụt lẹo, vì sẽ làm cho nó bị viêm nhiều hơn và bệnh sẽ nặng hơn. Hãy để yên trong khoảng 2 – 3 tuần, chỉ đắp gạc ấm để đẩy nhanh quá trình chữa bệnh – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Điều gì gây ra lẹo mắt?
Các tuyến dầu trong mí mắt bị nhiễm trùng là nguyên nhân gây ra mụt lẹo. Những tuyến dầu này có nhiệm vụ ngăn nước mắt bay hơi quá nhanh và làm khô mắt, nhưng những tuyến này cũng có thể bị nhiễm vi khuẩn.
Có một loại vi khuẩn đặc biệt dẫn đến nhiễm trùng – Staphylococcus aureus. Theo tiến sĩ Tina Singh, từ Trung tâm Mắt Duke (Mỹ), đây là một trong những vi khuẩn phổ biến nhất trên da, mí mắt và lông mi, làm tắc nghẽn tuyến dầu, theo Insider.
1. Vệ sinh kém
Dụi mắt khi chưa rửa tay. Tay chứa rất nhiều vi khuẩn và dễ lây nhiễm cho mí mắt và lông mi, tiến sĩ Singh cho biết.
Vệ sinh kính áp tròng không đúng cách cũng có thể là nguyên nhân, vì vậy nên vệ sinh kính áp tròng hằng ngày. Không nên đeo kính áp tròng khi ngủ vì vi khuẩn thích môi trường ẩm ướt, theo Insider.
2. Chất clo hoặc mồ hôi
Video đang HOT
Nên rửa mí mắt sau khi ra khỏi bể bơi, tiến sĩ Singh nói, vì có những vi khuẩn kháng clo có thể gây nhiễm trùng mắt. Nếu bị đổ mồ hôi do tập thể dục, nên rửa mí mắt sau khi tập, vì mồ hôi có thể làm tắc nghẽn tuyến dầu của mí mắt và dẫn đến nhiễm trùng.
3. Trang điểm
Lông mi giả thu hút rất nhiều bụi bẩn và vi khuẩn, có thể làm tắc nghẽn các tuyến dầu. Trang điểm mắt cũng vậy, có thể dẫn đến nhiễm trùng tuyến dầu và gây ra mụt lẹo. Nên thay thế bộ trang điểm mắt 6 tháng một lần để tránh sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh mắt.
4. Bệnh về da
Viêm da tiết bã nhờn cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bệnh viêm da thể mạn tính này có thể dẫn đến sưng mí mắt và tiết dịch nhờn.
5. Bệnh khác
Viêm mí mắt có thể làm tăng nguy cơ phát triển mụt lẹo. Viêm mí mắt làm chảy nước mắt, nhạy cảm với ánh sáng, đỏ mắt và có thể gây ra mụt lẹo. Những người mắc bệnh tiểu đường dễ bị nhiễm trùng hơn và có nguy cơ bị mụt lẹo cao hơn, theo Insider.
Nếu đã bị lẹo mắt, sẽ rất dễ bị tái phát. Nên dùng thuốc mỡ kháng sinh, thuốc nhỏ mắt, thuốc viên hoặc thậm chí là tiêm steroid, theo Phòng khám Cleveland (Mỹ).
Để ngăn không bị lẹo mắt, phải vệ sinh mí mắt đúng cách.
Nên rửa mí mắt bằng dầu gội trẻ em – ít gây hại cho mắt hơn và nước ấm để làm sạch dọc theo mí mắt – nơi mụt lẹo có thể hình thành.
Các bác sĩ nhãn khoa chỉ mẹo sau:
Cách tốt nhất là đắp miếng gạc ấm lên mí mắt, độ ấm khiến các tuyến dầu tiết ra một cách tự nhiên, theo Insider.
Lấy miếng gạc sạch, ngâm trong nước nóng. Vắt ráo.
Đắp lên mí mắt trong 10 – 15 phút. Làm ấm miếng gạc lại bằng cách nhúng vào nước nóng.
Đắp từ 3 – 5 lần một ngày
Lưu ý: Không nên nặn mụt lẹo, vì sẽ làm cho nó bị viêm nhiều hơn và bệnh sẽ nặng hơn. Hãy để yên trong khoảng 2 – 3 tuần, chỉ đắp gạc ấm để đẩy nhanh quá trình chữa bệnh.
Mụt lẹo thường tự lành, tiến sĩ Singh lưu ý, nên đi khám bác sĩ nếu gặp vấn đề về thị lực. Mặc dù mụt lẹo không ảnh hưởng đến nhãn cầu, nhưng nó có thể gây sưng và hạn chế thị lực, theo Insider.
Đây là cách giảm cận thị mà không cần phải đeo kính
Cận thị là căn bệnh rất phổ biến của học sinh, sinh viên Việt Nam. Cận thị không những làm giảm khả năng nhìn xa ảnh hưởng tới sinh hoạt và làm việc của con người mà còn gây mất thẩm mỹ khi đôi mắt lúc nào cũng dính tới kính.
Giảm cận thị, không còn phải đeo kính nhờ các cách này. Ảnh Internet
Sau đây là vài biện pháp giúp giảm cận thị, khiến bạn không còn phải đeo kính nhờ cải thiện thị lực cho mắt.
Đeo kính đúng độ
Đeo kính chắc chắn là giải pháp đầu tiên mà mỗi chúng ta khi bị cận thị sẽ nghĩ đến và đây cũng chính là cách hữu hiệu nhất để chăm sóc mắt bị cận thị. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất đó chính là phải đeo kính cho đúng với độ của mắt, không được đeo độ thấp hoặc cao hơn vì sẽ rất dễ làm mắt bị mỏi cũng như lên độ nhanh hơn.
Theo lời khuyên của bác sĩ, những người bị cận dưới 0,75 không cần phải đeo kính thường xuyên, cận từ 1 - 2 độ nên đeo kính khi nhìn các vật ở xa. Đặc biệt, các bạn cần đeo kính đúng vào tầm nhìn của mắt, tránh để kính trễ xuống bởi điều đó dễ làm tăng độ cận và khiến mắt bị sụp mí. Ngoài ra người mắc tật cận thị nên đi khám mắt định kỳ 6 tháng một lần để đo độ cận, thay kính theo chỉ định của bác sĩ.
Rửa mắt với nước ấm
Đây là một giải pháp tuyệt vời dành cho mắt, nước ấm giúp cho các cơ mắt được thư giãn sau một ngày làm việc mệt mỏi.
Có thời gian nghỉ ngơi nhất định
Theo như các bác sĩ nhãn khoa khuyên rằng nếu làm việc trước máy tính thì sau khoảng 45 phút nên cho đôi mắt nghỉ ngơi khoảng 5 phút để mắt có thể phục hồi lại, thời gian này tốt nhất là chúng ta đi tới đi lui hoặc nhìn ra ngoài để mắt có thể nghỉ ngơi mà không phải liên tục điều tiết. Ngoài ra bạn có thể áp dụng phương pháp 20:20:20. Cứ 20 phút làm việc thì lại nhìn ra một vật ở khoảng 20 feet (khoảng 6m) trong vòng 20 giây.
Đồng thời, bạn có thể đứng lên đi bộ 5 đến 10 phút, hướng tầm mắt ra xa khoảng 20m vào các khoảng không gian xanh. Màu xanh lá sẽ giúp dịu mắt, mát mắt hơn so với các gam màu khác như đỏ, cam hoặc vàng. Đó là do sự hấp thụ và phản xạ ánh sáng của màu xanh lá cây tương đối trung tính nên hệ thống thần kinh, vỏ não và võng mạc của con người cũng dễ thích ứng hơn, giảm bớt sự kích thích đối với mắt.
Chụp ảnh con nhưng quên không tắt flash, bà mẹ phát hiện điểm bất thường trong mắt con, không ngờ lại cứu mạng cô bé Shelby vội vàng bấm máy để bắt kịp khoảnh khắc ấn tượng mà quên mất không tắt đèn flash. Nhưng không ngờ điều này đã cứu mạng con gái bé nhỏ của cô. Chuyện bắt đầu khi cặp vợ chồng Shelby Simkins và Ryan Denham (đều 26 tuổi), sống ở Devon (Anh) cho con gái 5 tháng tuổi Dela-Rose ăn. Thức ăn dính...