Bác sĩ hướng dẫn mẹo tốt nhất để có em bé vào năm mới này
Tiến sĩ James Grifo, Giám đốc khoa nội tiết sinh sản tại Trường Y Đại học New York (Mỹ), đưa ra lời khuyên cho những cặp vợ chồng muốn có con trong năm mới này, theo tạp chí Forbes.
Năm mới là thời điểm tuyệt vời để suy nghĩ về kế hoạch có em bé và thực hiện các giải pháp cho mục tiêu này.
Các giải pháp mà phụ nữ có thể thực hiện để tăng cường sức khỏe sinh sản
Duy trì trọng lượng khỏe mạnh
Cân nặng là vấn đề quan trọng, duy trì cân nặng hợp lý là điều quan trọng khi cố gắng thụ thai.
Các nghiên cứu cho thấy rằng người béo phì sẽ khó thụ thai hơn. Mặt khác, thiếu cân cũng có thể làm giảm khả năng sinh sản của phụ nữ.
Bác sĩ hướng dẫn mẹo để có em bé vào năm mới này – SHUTTERSTOCK
Điều độ
Nên tránh uống nhiều rượu nếu có ý định mang thai, vì các nghiên cứu đã chỉ ra rằng rượu có thể làm tăng nguy cơ vô sinh tương đối.
Những giải pháp mà nam giới có thể thực hiện để tăng cường sức khỏe sinh sản
Video đang HOT
Nam giới cũng cần chú trọng đến cân nặng, vì trọng lượng dư thừa có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất tinh trùng.
Nam giới thừa cân và béo phì thường sản xuất số lượng tinh trùng thấp hơn, hoặc thậm chí không có tinh trùng, có thể khiến nam giới khó có con hơn.
Ăn uống lành mạnh
Có chế độ ăn uống lành mạnh rất quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của nam giới. Nên chọn nhiều trái cây và rau xanh, chứa nhiều chất chống oxy hóa, uống nhiều nước để thận đào thải chất độc trong cơ thể ra ngoài.
Căng thẳng có thể làm giảm chức năng tình dục và cản trở các hoóc môn cần thiết để sản xuất tinh trùng.
Ngay cả hoạt động thể chất vừa phải cũng có thể giúp giảm căng thẳng và tăng mức độ của các enzym chống oxy hóa mạnh, có thể giúp bảo vệ tinh trùng.
Giải pháp cuối cùng, và có lẽ là quan trọng nhất, là tự tìm hiểu, để thúc đẩy khả năng sinh sản cho chính mình SHUTTERSTOCK
Uống rượu vừa phải và không hút thuốc
Uống nhiều rượu bia có thể làm giảm sản xuất testosterone, dẫn đến mất chức năng cương và giảm sản xuất tinh trùng.
Nam giới hút thuốc lá có nhiều khả năng có số lượng tinh trùng thấp.
Các giải pháp vợ chồng có thể thực hiện cùng nhau để tăng cường sức khỏe sinh sản
Giải pháp cuối cùng, và có lẽ là quan trọng nhất, là tự tìm hiểu, để thúc đẩy khả năng sinh sản cho chính mình.
Tăng cường tìm hiểu về khả năng sinh sản
Một khi quyết định mang thai, hãy tìm hiểu về “khung thời gian thụ thai”, là khoảng thời gian khoảng 6 ngày trước ngày rụng trứng. Đây là thời điểm có khả năng mang thai cao nhất.
Để tăng tối đa khả năng thụ thai, hãy tăng tần suất “gần gũi” trong khoảng thời gian từ sau khi hết kinh cho đến khi rụng trứng, theo tạp chí Forbes (Mỹ).
Thấy nước tiểu có bọt cảnh báo điều gì?
Trong hầu hết các trường hợp, nước tiểu có bọt là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra liên tục nhiều lần và kéo dài thì cần đến bác sĩ kiểm tra.
Bọt nhiều trong nước tiểu có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề về thận hay viêm bàng quang. Ảnh SHUTTERSTOCK
Thông thường, bọt trong nước tiểu là do chúng ta tiểu ra mạnh hoặc cơ thể đang mất nước. Những lúc cơ thể dễ mất nước là vừa tập thể thao xong, đang bị tiêu chảy, đổ nhiều mồ hôi hoặc có thể do không uống đủ nước, theo The Healthy.
Tuy nhiên, nếu không phải do các nguyên nhân này, nước tiểu có nhiều bọt và xuất hiện kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe sau:
Viêm bàng quang
Có nhiều bọt có thể là dấu hiệu cảnh báo mật độ vi khuẩn trong nước tiểu cao. Bàng quang thường tống vi khuẩn qua nước tiểu và đây là điều bình thường. Nhưng nếu vi khuẩn quá nhiều thì đó là dấu hiệu bàng quang có thể đang bị viêm.
Viêm bàng quang thường đi kèm với các triệu chứng như khó tiểu, thường xuyên mắc tiểu và nóng rát khi đi tiểu.
Dấu hiệu bệnh thận
Một trong những nguyên nhân thường gặp khiến nước tiểu có nhiều bọt là hàm lượng protein trong nước tiểu cao. Loại protein này thường là albumin, bà Elena Campbell, bác sĩ tiết niệu tại hệ thống chăm sóc sức khỏe phi lợi nhuận Ochsner Health System (Mỹ), cho biết.
Nếu hàm lượng protein trong nước tiểu quá cao, gây nhiều bọt thì đó là dấu hiệu thận hoạt động không bình thường. Các thống kê cho thấy chỉ khoảng 1/3 người tiểu có nhiều bọt có vấn đề về thận, theo chuyên san Clinical Journal của Hiệp hội Thận học Mỹ.
Cách duy nhất để biết chắc chắn một người có bị bệnh thận hay không là phải đến bệnh viện xét nghiệm. Do đó, nếu cảm thấy việc nước tiểu có nhiều bọt là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe bất thường thì người mắc đừng ngần ngại đến bệnh viện kiểm tra.
Tiểu đường
Trong thận có hàng triệu mạch máu nhỏ có chức năng lọc chất thải từ máu, đi qua một lỗ nhỏ vào thận và thải ra ngoài qua nước tiểu. Những mạch máu và lỗ nhỏ này ngăn không cho các phân tử protein lớn đi qua và giữ chúng ở lại trong máu.
Tuy nhiên, với bệnh nhân tiểu đường, đường huyết cao trong thời gian dài có thể phá hủy các mạch máu nhỏ, khiến các protein bắt đầu rò rỉ vào thận và theo nước tiểu thải ra ngoài. Lúc đó, nước tiểu sẽ có nhiều bọt.
Bệnh thận trong giai đoạn đầu ở người bị tiểu đường thường không có triệu chứng nào. Do đó, để đảm bảo sức khỏe, người bị tiểu đường cần kiểm soát đường huyết và theo dõi những dấu hiệu bất thường trong nước tiểu, theo The Healthy .
TP.HCM: Số ca tử vong do COVID-19 có xu hướng tiếp tục giảm Ngày 12-9, thành phố có 2.925 bệnh nhân xuất viện, tổng số xuất viện cộng dồn từ ngày 1-1 đến nay là 150.341 bệnh nhân, có 200 trường hợp tử vong trong ngày. Thiếu tá Nguyễn Thái Trị - bác sĩ CK1, trạm trưởng trạm y tế lưu động phường 14, Q. Bình Thạnh, TP.HCM - phát thuốc cho F0 điều trị tại...