Bác sĩ: Đây là những dấu hiệu bạn bị loét dạ dày
Đau và tái phát, loét dạ dày không chỉ gây rối loạn tiêu hóa mà còn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bạn.
Nhưng trái với quan niệm dân gian, vết loét không phải do quá căng thẳng gây ra và một ly sữa không phải là cách tốt nhất để điều trị chúng.
Trong nhiều trường hợp, vết loét có thể được giải quyết bằng cách bỏ một số thói quen hoặc dùng thuốc.
Dưới đây là những dấu hiệu phổ biến nhất cho thấy bạn bị loét dạ dày và những gì bạn có thể làm, theo các bác sĩ, theo Eat This, Not That!
1. Dấu hiệu bạn bị loét dạ dày
Cần cẩn trọng với những nguyên nhân gây loét dạ dày. Ảnh SHUTTERSTOCK
Andrew Boxer, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại Trung tâm Y tế Thành phố Jersey ở New Jersey (Mỹ), cho biết: “Các triệu chứng của loét dạ dày thường tương tự như đau bụng thông thường”.
Nhưng thông thường, các triệu chứng của vết loét sẽ không biến mất. Các triệu chứng có thể rất khác nhau.
Video đang HOT
Bác sĩ Boxer cho biết: “Một số bệnh nhân hoàn toàn không có triệu chứng, trong khi một số bệnh nhân trải qua cơn đau tồi tệ nhất trong đời”.
“Một số bệnh nhân có thể thấy máu trong phân hoặc thậm chí nôn ra máu. Trong một số trường hợp hiếm hoi, vết loét có thể gây tắc nghẽn và bệnh nhân sẽ bị buồn nôn và nôn mửa. Bởi vì vết loét có thể dẫn đến chảy máu, một số bệnh nhân có thể có biểu hiện thiếu máu hoặc thiếu hemoglobin khi xét nghiệm máu”, bác sĩ Boxer cho biết thêm.
Bác sĩ Alex Spinoso, thuộc Genesis Lifestyle Medicine ở Las Vegas, Nevada (Mỹ), cho biết triệu chứng phổ biến nhất là đau bụng trên.
“Đôi khi cảm giác khó chịu khu trú ở góc phần tư phía trên bên phải hoặc bên trái của vùng hạ vị, những vùng ngay dưới ngực ở hai bên sườn nơi vẫn còn xương sườn.”
Thông thường, cơn đau liên quan đến loét dạ dày xảy ra từ 2 đến 5 giờ sau bữa ăn, khi dạ dày tiết ra axit và hầu như không có gì, và vào ban đêm khi tiết axit bình thường tăng lên, bác sĩ Spinoso nói.
Nếu không điều trị, cơn đau do loét có thể kéo dài vài tuần, sau đó là khoảng thời gian không có triệu chứng trong vài tuần hoặc vài tháng, theo Eat This, Not That!
2. Nguyên nhân gây loét dạ dày?
Nguyên nhân phổ biến nhất của loét dạ dày là do hút thuốc, sử dụng NSAID (thuốc chống viêm không steroid) như ibuprofen và sự hiện diện của vi khuẩn dạ dày có tên là helicobacter pylori. Ảnh SHUTTERSTOCK
Bác sĩ Boxer cho biết: “Cho đến nay, nguyên nhân phổ biến nhất của loét dạ dày là do hút thuốc, sử dụng NSAID (thuốc chống viêm không steroid) như ibuprofen và sự hiện diện của vi khuẩn dạ dày có tên là helicobacter pylori”.
“Trong một số trường hợp hiếm hoi, chúng cũng có thể do ung thư”, bác sĩ Boxer nói.
3. Điều trị như thế nào?
Bác sĩ Boxer cho biết: “Các vết loét thường được điều trị bằng cách loại bỏ nguyên nhân – ví dụ: bỏ thuốc lá hoặc không sử dụng các loại thuốc có thể gây ra vết loét nữa”.
“Các vết loét cũng có thể được điều trị bằng cách sử dụng thuốc ức chế bơm proton, chẳng hạn như omeprazole và pantoprazole… Mặc dù rất hiếm, nhưng đôi khi cần phải phẫu thuật để giải quyết các vết loét”, bác sĩ Boxer nói thêm.
4. Khi nào nên gặp bác sĩ?
Nếu bạn đang bị đau dạ dày tái phát hoặc các triệu chứng khác có thể là dấu hiệu của loét dạ dày, bạn nên đến gặp bác sĩ.
Bác sĩ sẽ hỏi bạn về tiền sử bệnh và việc sử dụng thuốc của bạn. Bạn có thể được khuyên làm các xét nghiệm chẩn đoán, chẳng hạn như một trong các xét nghiệm (máu, hơi thở hoặc phân) để tìm vi khuẩn H. pylori, nội soi hoặc chụp X-quang, theo Eat This, Not That!
Suýt chết vì uống thuốc dân gian ngừa Covid-19
Sau 2 ngày uống thuốc dân gian ngừa Covid-19, người phụ nữ nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, tím tái, nguy cơ tử vong cao.
Ngày 21/9, Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long, TP Cần Thơ, đã cho bệnh nhân N.T.L.T. (53 tuổi, ở tỉnh Hậu Giang) xuất viện. Bệnh nhân tỉnh táo, sức khỏe đã hồi phục sau một tuần điều trị.
Theo bệnh viện, bà T. nhập viên ngày 14/9, trong tình trạng hôn mê sâu, tím tái, da nổi bông, huyết áp tụt.
Qua thăm khám, bác sĩ chẩn đoán trường hợp này nhiễm trùng, nhiễm độc qua đường tiêu hóa do uống thuốc dân gian, biến chứng suy đa cơ quan, tiên lượng rất nặng, nguy cơ tử vong cao.
Sau một tuần điều trị, sức khỏe bệnh nhân ổn định. Ảnh: B.V.
Bệnh nhân được đặt nội khí quản, chuyển Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc. Tại đây, bà T. được thở máy, dùng vận mạch, kháng sinh và lọc máu liên tục. Sau 48 giờ lọc máu, các chỉ số xét nghiệm tốt lên, triệu chứng lâm sàng cải thiện rõ rệt.
Sau 3 ngày điều trị, người bệnh tỉnh táo, cai máy thở thành công. Theo bệnh viện, hai ngày trước khi chuyển đến cấp cứu, bệnh nhân được người quen chia sẻ bài thuốc dân gian ngừa Covid-19 gồm hỗn hợp chưng cất các nguyên liệu như nước dừa, đường phèn, gừng, sả và nhiều lá thuốc không rõ loại.
Sau khi uống xong, bà T. có biểu hiện đau bụng, nôn ói, tiêu chảy. Bệnh nhân được đưa đến cơ sở y tế địa phương điều trị với triệu chứng khó thở tăng dần, tri giác lơ mơ, phải chuyển viện cấp cứu.
Sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng sau cơn sốt mò Bệnh nhân sốt mò thường nhập viện trong tình trạng xuất huyết, sốt cao, phù nề, khó thở, dễ tử vong nếu không điều trị kịp thời. Bác sĩ Hoàng Công Tình, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình, ngày 21/9 cho biết, gần đây bệnh viện tiếp nhận nhiều bệnh nhân sốt mò....