Bác sĩ đầu tiên trên thế giới và lời thề Hippocrates
Hipocrates là ông tổ của ngành y học phương Tây, người sáng tạo ra lời thề Hippocrates mà sinh viên y khoa phải đọc khi chuẩn bị ra trường.
Theo Biography, bác sĩ Hippocrates sinh ra trên đảo Aegean, Hy Lạp, khoảng giữa thế kỷ thứ 5 trước công nguyên. Ông được coi là bác sĩ đầu tiên của y học hiện đại. Ở thời đại này, y học vẫn gắn liền với tôn giáo và bệnh tật, được chữa trị bằng những hiện tượng siêu nhiên thần bí. Tuy nhiên, Hippocrates bác bỏ những quan niệm này và trở thành người đầu tiên xem y học là ngành khoa học.
Hippocrates cho rằng mỗi bệnh tật đều có nguyên nhân tự nhiên riêng. Tập hợp các tác phẩm do Hippocrates trình bày là một sự hiểu biết thô sơ về cách cơ thể hoạt động và bản chất của bệnh tật. Di sản ông để lại chính là lời tuyên thệ Hippocratic, xuất phát từ đạo đức và tiêu chuẩn ông đặt ra, một hướng dẫn đạo đức cho các bác sĩ ngày nay. Rất nhiều điều trong bộ sách của ông vẫn đúng cho đến ngày nay.
Hippocrates Asclepiades được coi là bác sĩ đầu tiên của nền y học hiện đại.
Tên đầy đủ ông là Hippocrates Asclepiades, có nghĩa “bác sĩ thần Asclepios”. Khoảng năm 400 trước công nguyên, ông thành lập trường y, cùng với các môn đồ của mình đưa ra phương pháp khoa học để khám và điều trị cho người bệnh. Người thầy thuốc phải trực tiếp khám cho người bệnh và tìm ra bệnh qua các triệu chứng biểu hiện, phải bốc thuốc kê đơn sau đó theo dõi để xem việc điều trị có kết quả hay không. Thời điểm này nhiều phương pháp y học của Hippocrates được phát triển. Các nhà sử học tin rằng Hippocrates đi khắp lục địa Hy Lạp và có thể cả Libya cùng Ai Cập để hành nghề y.
Đến nay, phần lớn những gì được biết về phương pháp y học đến từ một bộ sưu tập hơn 60 cuốn sách y học Hippus Corpus, được coi là những tác phẩm cổ nhất về y học. Bộ sưu tập được biên soạn 100 năm sau khi ông qua đời. Các sử gia tin rằng các tài liệu giúp ích cho các bác sĩ khi hành nghề y trong suốt cuộc đời sau này.
Các tác phẩm của Hippocrates nêu quan điểm “chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện thể chất là một phương thuốc hữu hiệu cho hầu hết các bệnh”. Hippocrates chỉ ra cách định vị khớp, tầm quan trọng của việc lưu giữ hồ sơ về lịch sử và cách điều trị, mối quan hệ giữa thời tiết và một số bệnh tật. Các bác sĩ vào thời điểm đó chỉ quan sát người bệnh, dựa trên những gì có thể nhìn thấy hoặc cảm thấy bên ngoài. Họ cũng làm thí nghiệm trên các loài động vật để so sánh với con người, nhưng tuyệt đối không thí nghiệm trên người đã mất.
“Lời thề Hippocrates” là một tài liệu quen thuộc về thực hành y tế và đạo đức. Ban đầu, Hippocrates được ghi nhận với lời tuyên thệ. Về sau các nghiên cứu mới hơn cho thấy nó được các bác sĩ thế hệ sau thực hành, tập hợp lại sau khi ông mất.
Một số tài liệu của Hippocrastes đến nay không còn phù hợp để áp dụng cho y khoa hiện đại, song vẫn tồn tại như là nền tảng cho các sinh viên tốt nghiệp y tế tuyên thệ lúc bắt đầu sự nghiệp của họ. Một số nguyên lý cơ bản của lời thề bao gồm thực hành y học với khả năng tốt nhất của một người, chia sẻ kiến thức với các bác sĩ khác, thái độ thông cảm, từ bi, tôn trọng quyền riêng tư của bệnh nhân và giúp ngăn ngừa bệnh tật bất cứ khi nào có thể.
Video đang HOT
Lời tuyên thệ Hippocrates.
Đến nay, cái chết của Hippocrates hay tuổi tác của ông vẫn còn là một bí ẩn, chỉ biết rằng ông là bác sĩ đã đóng góp lớn cho y học và thiết lập một tiêu chuẩn thực hành đạo đức
Nguyên văn lời thề Hippocrates:
“Tôi tuyên thệ với Apollo, thần chữa bệnh, Asclepius, Hygieia và Panacea, và tôi minh chứng với tất cả các nam thần, các nữ thần, tôi gìn giữ, tùy theo khả năng và thẩm định của tôi, lời thề sau đây:
Yêu kính, như là cha mẹ tôi, người đã dạy tôi môn học này; sống hòa nhã với thầy và nếu cần, chia sẻ tài sản với thầy; chăm sóc con cái thầy như là anh chị em tôi và dạy họ môn học này.
Tôi sẽ kê toa vì lợi ích của bệnh nhân, tùy theo khả năng và thẩm định của tôi và không bao giờ làm hại ai.
Tôi không bao giờ đưa thuốc gây chết người cho bất kỳ ai hỏi tôi và sẽ không tư vấn một kế hoạch như vậy. Tôi sẽ không cho bất kỳ người phụ nữ nào một dụng cụ phá thai.
Nhưng tôi sẽ giữ tinh khiết cho đời tôi và cho nghề nghiệp của tôi.
Tôi sẽ không giải phẫu để lấy sạn, kể cả đối với bệnh nhân biểu lộ là mang bệnh này. Tôi sẽ dành việc giải phẫu cho những y sĩ, chuyên gia về bệnh này.
Mỗi căn nhà tôi bước vào vì lợi ích của bệnh nhân của tôi, giữ gìn tôi khỏi mọi ý đồ xấu xa và mọi cám dỗ, đặc biệt là khỏi các khoái lạc tình yêu với phụ nữ hay với nam giới, dù họ là người tự do hay nô lệ.
Tất cả mọi điều tôi biết trong khi hành nghề hay trong giao tiếp với mọi người mà không nên để lộ ra ngoài, tôi sẽ giữ bí mật và sẽ không bao giờ tiết lộ.
Nếu tôi giữ lời thề này một cách thành khẩn, tôi sẽ được an hưởng đời tôi và thực hành nghề tôi, được mọi người kính trọng mãi mãi. Nếu tôi đi trái đường và vi phạm lời thề, những điều ngược lại sẽ đến với tôi”.
Thúy Quỳnh
Theo VNE
Hen phế quản chiếm hơn 18% bệnh phổi tại Việt Nam
Ở Việt Nam, hen phế quản chiếm 18,7% các bệnh phổi. Ngoài việc chữa bằng y học hiện đại, các bài thuốc điều trị bệnh bằng phương pháp cổ truyền được nhiều người quan tâm.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều chế phẩm y học cổ truyền dành cho bệnh lý hen phế quản có nguồn gốc từ thảo dược. Tuy nhiên, để đảm bảo hai yếu tố: Được Bộ Y tế cấp phép là thuốc điều trị và đạt các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào an toàn, thì không nhiều.
Y học cổ truyền coi hen phế quản không phải chỉ là bệnh ở một bộ phận trên cơ thể mà là vấn đề của toàn thân. Căn nguyên sinh hen phế do ba tạng tỳ - phế - thận không được điều hòa, suy yếu gây ra.
Điều trị cắt cơn hen cấp tính vốn thuộc về thế mạnh của y học hiện đại, với điều kiện máy móc trang thiết bị có thể giúp bác sĩ chẩn đoán kịp thời. Còn y học cổ truyền vẫn mang lại lợi ích với hen về lâu dài, giúp bệnh ổn định và kiểm soát tình trạng bệnh, hạn chế cơn hen tái phát thường xuyên. Một trong những lợi thế lớn nhất của dược phẩm y học cổ truyền là ít gây ra tác dụng phụ, bệnh nhân có thể yên tâm điều trị lâu dài.
Phóng toTrị hen suyễn bằng y học cổ truyền đang được nhiều người quan tâm.
Thuốc hen thảo dược được bào chế theo bài thuốc cổ phương 1.500 tuổi "Tiểu thanh long thang" gia giảm hiện là chế phẩm thuốc y học cổ truyền được Bộ Y tế cấp phép là thuốc điều trị.
Xuất phát từ bài thuốc cổ phương của danh y Trương Trọng Cảnh, đội ngũ dược sĩ, bác sĩ, chuyên gia đã ứng dụng những nghiên cứu của khoa học hiện đại để nâng cao hiệu lực chữa bệnh của bài thuốc thông qua việc bổ sung, gia giảm thêm một số thành phần, vị thuốc để phù hợp với thể trạng người Việt.
Bên cạnh đó, bài thuốc cổ truyền cần đảm bảo yếu tố "sạch" của dược liệu. Bệnh nhân mắc hen phế quản mạn tính, công năng của tạng - phủ vốn đã suy yếu, nếu sử dụng dược liệu không sạch sẽ đưa thêm chất độc vào cho cơ thể, khiến bệnh ngày càng nặng hơn. Dược liệu bị nhiễm nấm mốc, kim loại nặng từ nước, đất, không khí... sẽ gây tác hại cho cơ thể không khác gì thực phẩm bẩn.
Ngoài ra, chất lượng thuốc phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu làm thuốc. Nguyên liệu chứa hàm lượng hoạt chất thấp thì thuốc không có tác dụng điều trị.
Riêng với thuốc hen thảo dược được bào chế từ bài thuốc cổ phương Tiểu thanh long thang, từ những khâu đầu tiên trong tuyển chọn nguồn nguyên liệu đầu vào, đơn vị sản xuất đã yêu cầu rất khắt khe. Ngoài việc chủ động nguồn nguyên liệu bằng việc quy hoạch các vùng trồng dược liệu tại nhiều tỉnh phía Tây Bắc như Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai... đạt chuẩn GACP - WHO, các dược liệu nhập khẩu đều phải đầy đủ C/O (chứng nhận xuất xứ), C/Q (chứng nhận chất lượng). Dược liệu về đến kho của công y vẫn được lấy mẫu kiểm tra, kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn chất lượng quy định để đảm bảo dược liệu đạt chuẩn, sau đó mới đánh mã và phân vùng bảo quản.
Trước khi đưa vào sản xuất, bộ phận kiểm nghiệm sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng dược liệu bằng các phương pháp khác nhau. Trong đó có việc sử dụng các kỹ thuật hiện đại như phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) để xác định hàm lượng hoạt chất trong dược liệu. Dược liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng mới đủ điều kiện để đưa vào sản xuất thuốc.
Bên cạnh đó, do đặc thù thuốc y học cổ truyền, các vị thuốc, ngoài đạt tiêu chuẩn kiểm nghiệm theo phương pháp định tính, định lượng, còn được sao tẩm, chế biến để đảm bảo tính vị, quy kinh, tác dụng. Toàn bộ quá trình sản xuất tuân thủ các tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (GMP - WHO) để tạo ra sản phẩm thuốc hen thảo dược có chất lượng tốt nhất, tiện dụng nhất cho người bệnh.
Hơn 15 năm có mặt trên thị trường, thuốc hen thảo dược đã đạt nhiều giải thưởng, có mặt trong danh mục thuốc thiết yếu của Bộ Y tế nhằm phục vụ công tác khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế trên toàn quốc, góp phần san sẻ gánh nặng với hàng nghìn người bệnh.
Theo Zing
Cách nào để cai thuốc lá thành công? Tôi hút thuốc lá gần 30 năm và chuyển qua thuốc lào 5 năm. Có cách nào để tôi cai thuốc dễ dàng hơn không? Tôi năm nay 47 tuổi. Vì gặp nhiều vấn đề sức khỏe nên gia đình đã động viên tôi cai thuốc. Khoảng 3 tháng nay, tôi hạn chế hút thuốc nhưng rất khó khăn để cai thuốc hoàn...