Bác sĩ cảnh báo 1 loại gia vị không thể thiếu trong mâm cơm người Việt có thể gây ra ung thư dạ dày nếu được ăn sai cách
Ngoài ung thư dạ dày, loại gia vị này còn tạo gánh nặng cho 3 cơ quan trọng yếu khác trên cơ thể.
Ung thư dạ dày là căn bệnh nguy hiểm, xảy ra khi các tế bào trong cơ quan này phát triển một cách đột biến, bất thường, hình thành các khối u. Các khối u này có thể xâm lấn cục bộ hoặc di căn, gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ. Ở diễn tiến nặng, bệnh nhân mắc ung thư dạ dày có thể tử vong.
Một trong những nguyên nhân dẫn tới ung thư dạ dày liên quan tới một loại gia vị không thể thiếu trong mâm cơm người Việt. Theo các nghiên cứu, việc ăn nhiều muối hoặc ăn mặn lâu ngày chính là nguy cơ tiềm ẩn nhiều bệnh liên quan tới đường tiêu hoá, trong đó có ung thư dạ dày.
Ăn quá nhiều muối tạo gánh nặng cho 4 cơ quan trọng yếu
Theo bác sĩ Giang Khôn Tuấn, Phó Giám đốc Bệnh viện Mẫn Thịnh (Đào Viên, Đài Loan), muối có một số tác hại đối với cơ thể, cụ thể là tạo gánh nặng cho 4 cơ quan sau.
1. Dạ dày
Bản thân ion natri đã có sự kích ứng nhất định đối với niêm mạc dạ dày. Khi ăn quá mặn, về cơ bản sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm cho dạ dày, thậm chí làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Bác sĩ Giang Khôn Tuấn
2. Thận
Vì muối là natri clorua nên các ion natri cần được thận chuyển hóa. Khi cơ thể nạp quá nhiều ion natri thì tất nhiên sẽ làm tăng gánh nặng cho thận.
Bên cạnh đó, theo nghiên cứu, ăn mặn trong thời gian dài còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên 40%. Bác sĩ Giang Khôn Tuấn giải thích, thứ nhất, muối kích thích tiết ghrelin, vì vậy ăn quá mặn đương nhiên sẽ khiến bạn cảm thấy đói và ăn nhiều hơn người bình thường; thứ hai, muối ức chế insulin, làm tăng đề kháng insulin và khiến insulin của bạn kém nhạy cảm hơn. Theo thời gian, khả năng mắc bệnh tiểu đường sẽ tăng lên đáng kể.
3. Đường tiết niệu
Vì natri và canxi thường được đào thải ra khỏi cơ thể cùng nhau, khi thải ra nhiều natri thì ion canxi cũng sẽ bị đào thải ra ngoài, điều này sẽ làm tăng nồng độ ion canxi trong nước tiểu, làm tăng nguy cơ sỏi đường tiết niệu.
Video đang HOT
4. Tim mạch
Vì bản thân natri hút nước, ăn nhiều natri sẽ làm tăng nước trong mạch máu, huyết áp sẽ tương đối cao hơn người thường, lâu ngày dễ mắc bệnh tim mạch. Bác sĩ Giang Khôn Tuấn nhắc nhở, ngoài việc có thể khiến bạn mắc bệnh tiểu đường, việc ăn mặn còn khiến bạn bị huyết áp cao.
Hãy cảnh giác với 3 triệu chứng của cơ thể!
Làm thế nào để bạn đánh giá xem thức ăn có quá mặn hay không? Điều này khó có thể đo đạc một cách chính xác, tuy nhiên bạn có thể nhìn thấy 3 triệu chứng của cơ thể, cảnh báo lượng muối nạp vào đang quá cao, dễ mắc các chứng bệnh nguy hiểm.
1. Phù nề
Việc ăn nhiều muối có thể khiến cho cơ thể tích trữ nước nhiều hơn, dẫn đến tình trạng phù nề.
2. Đi tiểu thường xuyên
Các ion natri sẽ được đào thải ra khỏi thận. Nếu bạn ăn quá mặn, thận sẽ tiếp tục giúp bạn bài tiết natri, và lượng nước lớn trong cơ thể sẽ được đưa ra ngoài theo đường nước tiểu, do đó sẽ có triệu chứng đi tiểu nhiều lần.
3. Khô miệng, lưỡi
Do ăn quá nhiều muối và đồ mặn, hàm lượng ion natri trong máu cao, phản xạ tự nhiên của cơ thể là sẽ luôn khát nước, nhưng dù uống bao nhiêu thì miệng, lưỡi cũng có cảm giác khô.
Nguồn: Aboluowang – Ảnh: Yahoo! News
Cô gái 19 tuổi có niêm mạc dạ dày mỏng hơn tờ giấy, bác sĩ cảnh báo 4 loại thực phẩm tránh ăn nhiều nếu không muốn tình trạng tương tự
Trường hợp của Tiểu Liên (19 tuổi, Trung Quốc) khiến chính các bác sĩ cũng phải hoảng hốt: bụng hóp sâu xuống như ông già 70 tuổi, niêm mạc dạ dày mỏng như cánh ve sầu, chỉ cần thêm 1 thời gian ngắn nữa là có thể bị ung thư dạ dày.
Tiểu Liên năm nay 19 tuổi (Trung Quốc), ở độ tuổi đẹp nhất của một con người, khi bạn bè cùng trang lứa lúc này đã vào đại học thì cô chỉ có thể nằm yếu ớt trên giường bệnh từ ngày này qua tháng khác.
Ba tháng trước, Tiểu Liên được phát hiện bị viêm teo dạ dày, mức độ teo của dạ dày tương đương với một ông già 70 tuổi khiến bụng của cô hóp sâu xuống, niêm mạc dạ dày mỏng như cánh ve sầu, chỉ cần thêm một thời gian ngắn nữa là có thể bị ung thư dạ dày.
Tiểu Liên trên giường bệnh.
Đây là lần đầu tiên các bác sĩ gặp một bệnh nhân bị viêm dạ dày ở độ tuổi trẻ như vậy, họ liên tục khuyên cô phải thay đổi thói quen ăn uống xấu trước đây của mình. Tiểu Liên chỉ lặng lẽ gật đầu sau khi nghe điều này, người mẹ bên cạnh giường bệnh nước mắt lưng tròng bởi đó có lẽ cơ sự này xảy ra cũng là do bà mà ra.
Hóa ra mẹ của Tiểu Liên đến từ tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc), vùng đất của những con người "ăn ớt thay cơm", do đó, mỗi khi nấu ăn, bà đều cho rất nhiều ớt. Ngay từ khi còn nhỏ, Tiểu Liên đã quen với việc luôn có ớt trên bàn ăn.
Sau hơn 10 năm ăn uống như vậy, cuối cùng dạ dày của Tiểu Liên đã phải chịu hậu quả như ngày hôm nay.
Bác sĩ giải thích cay không phải là cảm nhận vị giác mà là một loại cảm giác đau. Với đối tượng đang phát triển về thể chất, đặc biệt là trẻ nhỏ, dạ dày mỏng manh hơn người trưởng thành rất nhiều, tiêu thụ thức ăn cay thường xuyên sẽ kích thích niêm mạc dạ dày. Một lượng lớn capsaicin (một thành phần hoạt tính có trong ớt) sẽ làm tăng lưu lượng máu trong thành dạ dày và gây tổn thương niêm mạc. Theo thời gian, các chức năng của dạ dày trở nên rối loạn, niêm mạc dạ dày từ từ co lại, và đó là những gì đã xảy ra với Tiểu Liên.
Ngoài ớt, bác sĩ nhắc nhở rằng có 3 loại thực phẩm khác cũng làm tổn thương dạ dày nghiêm trọng, nếu bạn không muốn mắc các bệnh về dạ dày, hãy ăn chúng càng ít càng tốt.
1. Dưa chua, các đồ muối chua
Nhiều người sẽ tự muối dưa cải chua ngay tại nhà mình, điều này có thể kéo dài thời gian bảo quản rau củ và tạo ra hương vị thơm ngon hơn.
Nhưng thực tế không nên coi thường tác hại của dưa muối hay các đồ muối chua nói chung đối với dạ dày, chúng thường chứa rất nhiều muối, trong quá trình ủ chua, rau quả muối sẽ hình thành nitrit, khi người ăn vào dạ dày sẽ phản ứng và tổng hợp ra chất nitrosamine làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.
2. Thịt hun khói, thịt chế biến
Thịt hun khói và các loại thịt chế biến (xúc xích, giăm bông...) là món ăn tiện lợi và yêu thích của nhiều người. Nhưng những người có dạ dày không tốt thì không nên ăn chúng.
Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy trong quá trình chế biến, người ta cho thêm vào thịt nhiều gia vị (điển hình là muối) để kéo dài thời gian bảo quản. Đặc biệt, với thịt hun khói, khi đốt củi sẽ sinh ra các chất gây ung thư như benzopyrene xâm nhập vào thịt và là nguồn gốc tạo nên độ thơm ngon của thịt hun khói, nhưng đồng thời nó cũng gây hại cho dạ dày và tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
3. Đồ chiên rán
Nhiều người thích ăn các món chiên rán với nước ngọt có ga, nhưng họ bỏ qua những tác hại do đồ chiên rán gây ra cho dạ dày. Thực phẩm chiên rán sẽ tạo ra chất gây ung thư như hydrocacbon thơm đa vòng, chưa kể, nếu dầu mỡ chiên rán không được thay mới thường xuyên thì càng độc hại cho sức khỏe nói chung và dạ dày nói riêng.
3 bước để bảo vệ sức khỏe dạ dày
- Uống nhiều nước ấm
Người có dạ dày không tốt có thể uống nhiều nước ấm (nhiệt độ nước tương đương với nhiệt độ cơ thể người) sẽ dễ hấp thu hơn, đồng thời có thể làm loãng lượng axit dịch vị dư thừa trong dạ dày.
Tuy nhiên, để bồi bổ dạ dày tốt hơn, bạn có thể bổ sung thêm một ít dầu gai dầu. Nó chứa nhiều nguyên tố vi lượng và axit béo không bão hòa hơn dầu thực vật thông thường, có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa và tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa.
Điều quan trọng là dầu gai dầu chứa ít axit linoleic và axit linolenic hơn dầu thực vật thông thường, được chứng minh là có tác dụng ức chế vi khuẩn Helicobacter pylori, "thủ phạm" gây ra các bệnh về dạ dày, từ đó giúp cải thiện khả năng miễn dịch của dạ dày.
- Bữa ăn đúng giờ
Việc tiết axit dịch vị diễn ra đều đặn theo giờ sinh học của cơ thể, khi thức ăn không có trong dạ dày khi axit dịch vị được tiết ra, nó sẽ tích tụ đến một mức độ nào đó rồi làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Vì vậy, việc ăn uống đúng giờ là vô cùng quan trọng, là nền tảng để bảo vệ sức khỏe của dạ dày.
- Không nằm ngay sau bữa ăn
Nhiều nhân viên văn phòng và sinh viên có thói quen vào buổi trưa là dành thời gian để nghỉ ngơi bằng cách nằm ngay sau khi ăn xong. Thực tế, điều này không có lợi cho quá trình tiêu hóa của dạ dày, dễ tích tụ thức ăn và giảm khả năng miễn dịch của dạ dày. Tốt nhất bạn nên đứng dựa vào tường 10 phút sau bữa ăn để dạ dày có đủ thời gian tiêu hóa.
Nguồn và ảnh: Sohu, Eat This
Nội soi can thiệp - cắt tách niêm mạc ống tiêu hóa điều trị ung thư sớm Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, việc triển khai kỹ thuật nội soi can thiệp ESD điều trị các bệnh lý ung thư sớm ống tiêu hóa đang mang lại kết quả khả quan. ESD (Endoscopic Submucosal Dissection) là một kỹ thuật nội soi can thiệp tiên tiến cho phép cắt bỏ các khối ung thư sớm ở niêm mạc ống...