Bác sĩ Bệnh viện Việt Đức chỉ 7 cách phòng bệnh loãng xương
Loãng xương không chỉ gặp ở người già mà còn là vấn đề đáng lo ngại của người trẻ. Để dự phòng loãng xương, tổn thương xương khớp bác sĩ Bệnh viện Việt Đức đã đưa ra 7 cách áp dụng hàng ngày.
Chia sẻ về loãng xương, vấn đề quan tâm của nhiều người, Bác sĩ Trần Quốc Khánh – Bệnh viện hữu nghị Việt Đức đưa ra đánh giá: “Bệnh lý về xương khớp hiện nay không chỉ xuất hiện ở người cao tuổi mà cả những người trẻ, trung niên cũng rất dễ gặp phải và đa dạng với nhiều tổn thương khác nhau. Về chữa trị, tổn thương xương khớp đòi hỏi sự phối hợp rất nhiều từ chính lối sống của bệnh nhân cũng như sự phối hợp nhiều chuyên ngành khác nhau như nội khoa, phục hồi chức năng, ngoại khoa… mới hy vọng cải thiện được chất lượng sống cho bệnh nhân.”
Vì thế, để đề phòng căn bệnh âm thầm nhưng nguy hiểm và phiền phức này Bác sĩ Trần Quốc Khánh đã đưa ra 7 giải pháp dự phòng cần áp dụng hàng ngày đối với người già và người trẻ.
Duy trì cuộc sống khoa học hàng ngày sẽ đề phòng được loãng xương (Ảnh minh họa)
Thường xuyên tập thể dục
Tập thể dục ngoài trời là giải pháp pháp tăng cường vitamin D, tăng cường khối lượng cơ và sự chắc khoẻ cho xương vô cùng hiệu quả.
Có thể đi bộ, tập aerobic, chạy bộ, đạp xe, tập dưỡng sinh, bơi, cầu lông, bóng chuyền… tùy theo lứa tuổi, cơ địa và sở thích mỗi người. Nhưng cần lưu ý, nếu người nhà đã có chẩn đoán loãng xương nên tập nhẹ nhàng tăng dần đều để phòng gãy xương.
Áp dụng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh
Chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh rất quan trọng, bao gồm:
- Tăng cường sử dụng thực phẩm giàu canxi và vitamin D như sữa, các sản phẩm từ sữa, tôm, cua, ốc, cá nhỏ cả xương, các loại rau quả xanh đậm, các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều, quả óc chó…
Video đang HOT
- Tránh những thói quen hại sức khoẻ như uống rượu, cafe, thuốc lá, thức khuya, lười vận động…
- Duy trì cân nặng phù hợp (chỉ số BMI tầm 18,5 -> 24,9 là đẹp nhất), tuyệt đối tránh thừa cân béo phì hoặc thiếu cân. Để biết chỉ số BMI bao nhiêu chỉ cần lấy cân nặng chia cho bình phương chiều cao (tính theo đơn vị mét).
Tẩy giun 6 tháng/1 lần cho cả nhà
Khi bị nhiễm giun bạn có thể gặp phải những rắc rối như thường xuyên bị đau bụng, tiêu chảy, ngứa hậu môn, nôn và buồn nôn. Trẻ bị giun sán biếng ăn, còi cọc suy dinh dưỡng. Không chỉ cư trú ở đường ruột, một số trường hợp giun nhiều có thể giun chui vào ống mật, gây tắc ruột, gây suy tim…
Dùng thuốc trị giun giúp tẩy sạch hoặc làm giảm đáng kể số lượng giun ra khỏi cơ thể. Do đó, tẩy giun định kỳ 4 – 6 tháng 1 lần là điều bạn nên thực hiện để bảo vệ sức khỏe chính mình và gia đình.
Tuyệt đối không lạm dụng thuốc nam, thuốc lá chữa bệnh
Tuyệt đối không lạm dụng thuốc nam, thuốc lá thuốc gia truyền để chữa các bệnh tật của mình khi chưa tìm hiểu kỹ.
Theo bác sĩ Khánh, hiện nay rất nhiều trong số những gói thuốc đó có pha chế thêm những thành phần cortiocoid gây phù mặt, giữ nước, mọc râu, teo cơ tay chân, xuất huyết dạ dày, xuất huyết ngoài da, đặc biệt là làm xương loãng rất nhanh.
Hướng dẫn trẻ sinh hoạt điều độ, đi ngủ sớm
Với trẻ em, cần chữa trị dứt điểm những tình trạng bệnh lý thường gặp như tiêu chảy, nôn trớ, viêm tai giữa… cũng như bổ sung đầy đủ canxi, vitamin D và sữa để có bộ xương chắc khoẻ. Nên cho con sinh hoạt điều độ và đặc biệt là đi ngủ sớm vì ngủ sớm và đủ giấc giúp quá trình sản sinh hormone tăng trưởng đạt hiệu quả tốt nhất (hormone tăng trưởng GH hoạt động mạnh nhất về đêm, đạt đỉnh trong khoảng thời gian 10h đêm đến 3h sáng).
Ảnh minh họa
Đo mật độ xương hàng năm
Với phụ nữ sau tuổi 50 nên tạo thói quen đo mật độ xương mỗi năm 1 lần để phát hiện, chữa trị sớm tình trạng thiếu xương, loãng xương.
Với những người nằm lâu sau phẫu thuật, công việc ít tiếp xúc ánh sáng, công việc ngồi lâu ít vận động, đã cắt buồng trứng hoặc sử dụng những liệu trình hoc – môn chữa bệnh cần quan tâm đến tình trạng xương của mình sớm.
Bổ sung vitamin D cho cơ thể
Khi chúng ta không đảm bảo đủ lượng canxi và vitamin D trong khẩu phần ăn sẽ gây ra các biểu hiện chuột rút, đau bắp tay chân, răng vàng nhanh, móng tay chân giòn dễ gẫy, mệt mỏi và mất ngủ kéo dài, trẻ sâu răng – răng mọc chậm, đêm quấy khóc và rụng tóc sau gáy, ra mồ hôi trộm và hay giật mình về đêm…
Cần bổ sung thêm bằng những sản phẩm viên uống canxi, vitamin để cơ thể không bị thiếu hụt kéo dài.
Lưu ý: Việc bổ sung canxi – vitaminD cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh cần được xác định bởi bác sĩ chuyên khoa nhi hoặc bác sĩ dinh dưỡng.
Khi được chẩn đoán loãng xương, cần tuân thủ quá trình chữa trị bài bản và thường kéo dài 3 đến 5 năm tình trang loãng xương mới được cải thiện.
"Của quý" bị hoại tử do mắc bệnh nhiễm trùng hiếm gặp
Bệnh Fournier là một nhiễm trùng nặng có đặc điểm gây hoại tử lan rộng vùng tầng sinh môn, vùng bìu ra xung quanh, lên phía trên thành bụng và có thể dẫn đến tử vong. Một giáo viên người nước ngoài vừa mắc căn bệnh nguy hiểm nhưng ít được biết đến này.
Tin từ Bệnh viện Việt Đức ngày 5-1 cho biết mới đây, Khoa Phẫu thuật nhiễm khuẩn và Chăm sóc vết thương tại đây đã tiếp nhận và điều trị bệnh nhân R.D.D. (47 tuổi, người Philipines) bị hoại tử do nhiễm trùng hiếm gặp.
Nam bệnh nhân là giáo viên dạy tiếng Anh đã sống ở Việt Nam 15 năm. Bệnh nhân vào viện trong tình trạng sưng tấy vùng bìu lan tỏa xuống tầng sinh môn, gây khó khăn lúc đi lại cũng như đi vệ sinh. Trước đó, bệnh nhân đã tới nhiều cơ sở y tế để thăm khám nhưng không phát hiện ra bệnh.
Nam bệnh nhân bị bệnh Fourniern gây hoại tử "của quý" - Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Tại Bệnh viện Việt Đức, các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật mở rộng vùng thương tổn, cắt bỏ rộng rãi tổ chức hoại tử, để da hở và sử dụng băng gạc chăm sóc vết thương đặc biệt. Sau 2 tuần điều trị, bệnh nhân đã ổn định và ra viện.
PGS-TS Nguyễn Đức Chính, Khoa Phẫu thuật nhiễm khuẩn và Chăm sóc vết thương, Bệnh viện Việt Đức, cho biết bệnh lý Fournier (Fournier) là một nhiễm trùng nặng có đặc điểm gây hoại tử lan rộng vùng tầng sinh môn, vùng bìu ra xung quanh, lên phía trên thành bụng và có thể dẫn đến tử vong.
Bệnh được bác sĩ da liễu Pháp Jean Alfred Fournier mô tả năm 1883, sau đó bệnh đặt tên ông được gọi là bệnh nhiễm trùng hoại tử Fournier (fulminant necrotizing infection of the perineal and periurethral areas).
Bệnh hay gặp ở nam giới trên 50 tuổi, cơ địa nghiện rượu, đái tháo đường... Tỉ lệ mắc bệnh trong khoảng từ 0,1 đến 0,4/100.000 dân. Chỉ tính riêng ở Mỹ, mỗi năm có từ 900 đến 1.000 trường hợp mắc bệnh, đa số ở các bệnh nhân lớn tuổi, béo phì.
Do nhiễm các vi khuẩn gram âm và kỵ khí có độc tính cao nên bệnh nhân sẽ nhanh chóng sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng và tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Kể cả sau khi được điều trị, người bệnh vẫn phải đối mặt với một số vấn đề gặp phải như chất lượng cuộc sống giảm, đặc biệt với người còn trẻ về khía cạnh đời sống tình dục, nhất là nam giới cương đau dương vật khi quan hệ, hoặc suy giảm tình dục do trầm cảm, do mặc cảm hình ảnh sau tạo hình... Một số các báo cáo cho thấy chất lượng hoạt động tình dục bị ảnh hưởng tới 70% ở nam giới sau mắc bệnh.
Bác sĩ Trần Tuấn Anh, Khoa Phẫu thuật nhiễm khuẩn và Chăm sóc vết thương, Bệnh viện Việt Đức, cho biết ở Việt Nam, căn bệnh này vẫn còn ít được biết đến và có ít các nghiên cứu đề cập đến bệnh cũng như xử lý. Tại Bệnh viện Việt Đức, đã tiếp nhận, điều trị và phẫu thuật thành công cho nhiều bệnh nhân mắc Fournier.
Bệnh có nguồn gốc từ các bệnh lý nhiễm trùng vùng hậu môn trực tràng. Ngoài ra, bệnh có liên quan đến chấn thương như: vết thương chột bìu tầng sinh môn, chấn thương phần mềm, đeo khuyên bộ phận sinh dục, tiêm chích heroin, đặt chất tạo hình tiết niệu sinh dục, tiêm xuyên cơ, điều trị steroid hoặc tia xạ tại chỗ, đặt bi dương vật.... Ở những người tình dục đồng giới nam, quan hệ đường hậu môn nguy cơ cao chấn thương và mắc bệnh.
Ở phụ nữ bệnh hiếm gặp hơn nhưng một số ca bệnh có liên quan đến nhiễm trùng nạo phá thai, áp xe môi lớn và tuyến Bartholin, sau cắt tử cung... Đối với trẻ nhỏ nguyên nhân có thể gặp sau cắt bao quy đầu, thoát vị bẹn nghẹt, viêm lỗ rốn, côn trùng đốt, chấn thương, nong niệu đạo, nhiễm trùng hệ thống...
Biêu hiên bệnh đầu tiên với biểu hiện nhiêm trung sôt, môi khô, lươi bân, hơi thơ hôi. Nếu đến bệnh viện muôn hoăc diên biên năng co biêu hiên suy đa tang: mach nhanh, huyêt ap tut, thiêu niêu... hoặc sốc nhiễm khuẩn. Tổn thương điển hình là viêm tấy lan rộng vùng bìu, xu hướng lan rộng ra hai bên, xuống tầng sinh môn, quanh hậu môn hoặc lan lên thành bụng dưới.
Nếu đến muộn có hoại tử đen da, kèm vỡ mủ, thậm chí có hơi dưới da lan rộng, sờ lép bép. Có trường hợp đã hoại tử mất da bìu, đặc biệt dương vật bị mất da toàn bộ. Do tâm lý ngại nên bệnh viện gặp nhiều trường hợp đến cơ sở y tế muộn.
Cách khắc phục mỏi khớp gối Gần đây tôi thấy khớp khuỷu chân phải thường rất mỏi và buồn bực, khó chịu, ngay cả khi vừa ngủ dậy, nhiều lúc tôi phải ngồi để đấm bóp cho đỡ mỏi. Xin bác sĩ cho lời khuyên, tôi có phải đi khám bệnh không? minhlan@yahoo.com Ảnh minh họa Đau moi khơp la triêu chưng hay găp, thông thương bênh nhân than...