Bác phản tố đòi bồi thường của Keangnam
Keangnam cho rằng người mua đã vi phạm hợp đồng thanh toán nên yêu cầu bồi thường thiệt hại hơn 3,2 tỷ đồng.
Ngày 17/6, sau thời gian nghị án, Tòa án quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đưa đưa ra phán quyết về vụ kiện dân sự giữa cư dân sống ở khu Keangnam kiện chủ đầu tư.
Nguyên đơn dân sự trong vụ này là chị Tạ Vân Thanh và bị đơn là Công ty TNHH một thành viên Keangnam – Vina.
Theo đơn, chị Thanh kiện về việc Công ty TNHH một thành viên Keangnam – Vina, là vi phạm quy định ngoại hối khi thực hiện thanh toán tiền mua căn hộ bằng USD.
Đồng thời nguyên đơn cũng kiện chủ đầu tư đã “gian lận” trong cách tính diện tích đối với các căn hộ ở tòa nhà Keangnam. Do chủ đầu tư vi phạm quy định ngoại hối và cách tính diện tích, nên chị Thanh yêu cầu hủy hợp đồng mua bán căn hộ.
Tòa nhà Keangnam
Trong vụ kiện dân sự, Công ty TNHH một thành viên Keangnam – Vina cũng đã có đơn phản tố cho rằng, nguyên đơn tự ý chấm dứt hợp đồng vì không hợp tác thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Theo ấn định của hợp đồng, trong vòng 10 ngày nguyên đơn thực hiện các khoản phạt, chậm trả khác theo hợp đồng.
Phía nguyên đơn không đồng ý vì lý do hợp đồng vi phạm quản lý ngoại hối, tạm dừng thanh toán chờ bị đơn điều chỉnh lại giá căn hộ cho phù hợp với quy định về quản lý ngoại hối.
Công ty TNHH một thành viên Keangnam – Vina yêu cầu phạt nguyên đơn vi phạm hợp đồng yêu cầu bồi thường thiệt hại hơn 3,2 tỷ đồng.
Video đang HOT
Theo quan điểm của Tòa án nhân dân quận Nam Từ Liêm, đối với khởi kiện Keangnam vi phạm luật ngoại hối xét thấy, việc giá trên hợp đồng mua bán tính bằng USD là vi phạm pháp lệnh ngoại hối.
Việc nguyên đơn nêu, bị đơn không có chức năng thanh toán ngoại hối nên đã đến gặp bị đơn yêu cầu điều chỉnh và dừng thanh toán, tuy nhiên, tòa cho rằng nguyên đơn không xuất trình được chứng cứ cho thấy trình bày của mình là có cơ sở, đồng thời trong công văn yêu cầu bị đơn điều chỉnh giá tiền mua bán sang VNĐ không có câu nào thể hiện việc yêu cầu điều chỉnh lại mà chỉ yếu cầu hủy hợp đồng vì vi phạm điều cấm.
Căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán tối cao, căn cứ vào Bộ luật dân sự, tòa cho rằng, hợp đồng mua bán căn hộ chỉ bị vô hiệu một phần.
Đối với các tính diện tích, nguyên đơn trình bày bị đơn cung cấp thông tin không trung thực, xuất trình bản vẽ phối cảnh dự án mà bị đơn cung cấp để chứng minh.
Bị đơn thừa nhận thể hiện có công viên hồ nước bể bơi nhưng dưới bản vẽ phối cảnh cũng ghi chú các thông tin bản vẽ phối cảnh và hình ảnh trên có thể bị thay đổi mà không cần báo trước cho bên mua.
Nguyên đơn đã được xem và cảnh báo trước nhưng vẫn ký hợp đồng nên không có cơ sở để chấp nhận.
Từ nhận định, Tòa án quận Nam Từ Liêm quyết định: Do hợp đồng quy định căn hộ bằng ngoại tệ không phù hợp nên cần xác định lại giá căn hộ sang VNĐ tại thời điểm ký kết. Do vậy tòa bác đơn khởi kiện của chị Thanh về yêu cầu hủy hợp đồng mua bán. Tòa yêu cầu xác định lại giá căn hộ bằng tiền VNĐ vào thời điểm ký kết hợp đồng. Keangnam phải trả lại cho nguyên đơn dân sự số diện tích còn thiếu đối với căn hộ mà hai bên có hợp đồng mua bán.
Do hợp đồng có tranh chấp về giá căn hộ theo ngoại tệ nên dừng thanh toán không vi phạm nghĩa vụ thanh toán nên không có cơ sở chấm dứt hợp đồng, nên tòa bác phản tố của Keangnam./.
Theo_VOV
Giảm án tử hình: "Nhân đạo với tội phạm là vô nhân đạo với cộng đồng!"
"Tội phạm gây bao nhiêu đau thương cho người khác, cho xã hội. Vậy, nhân đạo quá với tội phạm chính là vô nhân đạo với xã hội, với cộng đồng" - đại biểu Nguyễn Bá Thuyền phát biểu tại Quốc hội chiều 16/6 khi thảo luận về Bộ luật Hình sự sửa đổi.
Chặn lãng phí là chặn nguy cơ ẩn mình của tham nhũng
Đại biểu Đỗ Văn Đương (TPHCM) (ảnh: Việt Hưng).
Tán thành với quan điểm "phi hình sự hoá", bỏ nhiều tội danh đang quy định tại Bộ luật Hình sự hiện hành, các đại biểu Quốc hội cũng đặt vấn đề cần bổ sung nhiều tội danh để phù hợp yêu cầu đấu tranh với tội phạm trong tình hình mới, trong đó tập trung vào nhóm tội về kinh tế.
Đại biểu Đỗ Văn Đương (TPHCM) đề nghị tội phạm hoá hành vi làm giàu bất chính để đáp ứng yêu cầu đấu tranh chống các hành vi rửa tiền trong tình huống xác định một người có nhiều nhà, nhiều đất, nhiều đô la nhưng không chứng minh được nguồn gốc tài sản. Có quy định thì khi xảy ra vụ việc mới có cơ sở pháp lý để đấu tranh, xử lý.
Ông Đương cũng nêu vấn đề ngăn chặn hành vi gây lãng phí nghiêm trọng, chặn tình trạng nhiều dự án bỏ hoang gây thiệt hại, thất thoát tài sản nhà nước, cũng là chặn nguy cơ tiềm ẩn có tham nhũng trong đó. Ông Đương dẫn lại chuyện sửa Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí, nhiều đại biểu cũng đã đề nghị bổ sung thêm tội lãng phí gây hậu quả nghiêm trọng, tội phạm hóa loại hành vi này trong Bộ luật hình sự.
Đồng tình với quan điểm này, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) nêu thực tế, tình trạng lãng phí hiện xảy ra phổ biến trong mọi lĩnh vực, có cách nào hình sự hoá được để áp trách nhiệm cao nhất, áp trách nhiệm đến tận cùng với mỗi cá nhân nắm giữ tài sản chung của xã hội.
Đại biểu Lê Nam (Thanh Hoá) cũng nhấn mạnh, rất cần thiết quy định "tội lãng phí" vì hiện tại, hành vi lãng phí quá nguy hiểm, nhiều trường hợp thiệt hại gây ra còn lớn hơn cả tham nhũng, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. "Người ta đã khái quát là ăn một phá mười, phá như thế thì quá khủng khiếp!" - ông Nam thốt lên.
Không đồng ý phóng sinh... "cá mập"
Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) (ảnh: Việt Hưng).
Một vấn đề khác đặt ra cũng gây nhiều tranh luận là đề xuất giảm án tử hình với người phạm tội về kinh tế và chức vụ mà tích cực khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại.
Nêu quan điểm "chống" với chủ trương cho "nộp tiền để chuộc mạng" này, đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) so sánh việc tha tử hình trong những trường hợp này với hoạt động phóng sinh trong đời sống tâm linh. "Chỉ có thể phóng sinh cá rô, cá chép... những loại cá hiền lành, không gây hại cho môi trường sống xung quanh chứ không thể đồng ý cho phóng sinh... cá mập để khi ra ngoài, chúng sẽ ăn thịt ngay đồng loại" - bà An ví von.
Theo đó, bà An cho rằng không thể đặt vấn đề cho người phạm tội tử hình được giảm án rồi phóng thích lại xã hội chỉ vì nộp được tiền chuộc mạng.
Cùng hướng lập luận này, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền phân tích: "Tội phạm gây bao nhiêu đau thương cho người khác, cho xã hội. Vậy, nhân đạo quá với tội phạm chính là vô nhân đạo với xã hội, với cộng đồng" - ông Thuyền nói.
Trong khi đó, đại biểu Đỗ Văn Đương (TPHCM) lại ủng hộ ý kiến cần tìm mọi cách để thu hồi thất thoát trong quá trình phạm tội. Ông Đương khuyến nghị tăng cường áp dụng hình phạt tiền thay cho hình phạt tù đối với các nhóm tội phạm vì tiền, dùng tiền làm phương tiện phạm tội thì nên áp dụng hình phạt tiền.
Đối với tội phạm tham nhũng, ông Đương nhấn mạnh: "Râu có dài đến rốn, ông có trốn vẫn phải bắt về quy án và tịch thu tài sản".
Đại biểu Trần Văn Độ (An Giang) lật qua lật lại vấn đề, xưa nay mọi người thường quan niệm, muốn chống tội phạm là tăng hình phạt nhưng thực tế, việc khốc liệt hoá hình phạt có làm giảm tội phạm được không? Ông Độ quả quyết, ai chứng minh được "công thức nghiệt ngã" đó, ông sẵn sàng ủng hộ việc tăng hình phạt, nhất là hình phạt tử hình.
Đại biểu Trần Văn Độ hiện là Chánh án toà án quân sự Trung ương (ảnh: Ngọc Châu).
Tuy nhiên, không phải ngẫu nhiên mà Nghị quyết của Đảng, của Trung ương đã định rõ chỉ đạo giảm hình phạt tù, giảm án tử hình. Theo ông Độ, tính nghiêm minh của pháp luật không phải thể hiện ở chỗ phạt thật nặng vì nếu quy định hình phạt nặng nhưng không áp dụng được thì đó chính là không đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Trong khi đó nếu khuyến khích để thu hồi được tài sản, tiền bạc đã mất, đưa lại cho người phạm tội một con đường sống thì cả xã hội sẽ "được" nhiều hơn "mất".
Đại biểu Lê Nam cũng chia sẻ, với án liên quan đến tham nhũng, chức vụ, dư luận rất bức xúc, quan tâm nhưng không phải tham nhũng tăng hay giảm khi thêm hay giảm án tử hình mà mức độ "lộ" ra của tham nhũng phụ thuộc vào việc phát hiện, khám phá được nhiều hay ít. Vì vậy hình phạt đang có xu hướng "nhờn", không có hiệu lực khi quy định. Ông Nam ủng hộ quan điểm tích cực truy thu tài sản bị tham nhũng.
Do còn rất nhiều ý kiến khác nhau, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu thống nhất sau kỳ họp Quốc hội sẽ tổ chức hội nghị đại biểu chuyên trách để bàn sâu, căn cơ về các nội dung này. Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi cũng sẽ được đưa ra lấy ý kiến người dân trước khi trình Quốc hội tiếp tục xem xét trong kỳ họp tới.
P.Thảo
Theo Dantri
Rắc rối vụ án hủy hoại vườn mía Ngày 12.6, TAND tỉnh Tây Ninh xét xử phúc thẩm vụ án hủy hoại tài sản, tuyên hủy bản án sơ thẩm, giao hồ sơ về Viện KSND H.Châu Thành điều tra lại theo thủ tục chung vì cấp sơ thẩm vi phạm nghiêm trọng tố tụng. Bị cáo Hải tại phiên tòa phúc thẩm Ngày 16.3.2015, TAND H.Châu Thành (Tây Ninh) xử...