Bắc Ninh: Ngành GD&ĐT tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng
Thực hiện Nghị quyết 29 của BCH T.Ư về “Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT”, những năm qua, ngành GD&ĐT Bắc Ninh đã tích cực đổi mới phương pháp, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng dạy và học.
Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả là ưu tiên hàng đầu của ngành GD&ĐT Bắc Ninh.
Năm học 2020-2021, ngành GD&ĐT Bắc Ninh đã thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 666/CT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT; Chỉ thị số 09/CT-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh về nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của ngành.
Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp thi, kiểm tra đánh giá học sinh; triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông năm 2018; đẩy mạnh việc định hướng nghề nghiệp và phân luồng cho học sinh sau THCS, THPT; Đồng thời, củng cố kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở GD&ĐT trên địa bàn tỉnh phù hợp với giai đoạn mới.
Ở bậc Mầm non, đẩy mạnh chỉ đạo hướng dẫn, hỗ trợ phát triển chương trình giáo dục phù hợp với văn hóa, điều kiện địa phương, khả năng và nhu cầu của trẻ; tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi, đa dạng hình thức, phương pháp chăm sóc giáo dục theo quan điểm “lấy trẻ làm trung tâm”.
Đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; thực hiện nghiêm việc phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục và bộ quy tắc ứng xử theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Ở bậc Tiểu học, ngành GD&ĐT Bắc Ninh đã tham mưu, phối hợp, chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) 2018 đối với học sinh lớp 1; đổi mới phương pháp, hình thức dạy học lớp 2 đến lớp 5 theo định hướng tiếp cận CTGDPT 2018;
Điều chỉnh nội dung dạy học hợp lý đáp ứng yêu cầu, mục tiêu giáo dục, đảm bảo vừa sức, chuẩn kiến thức, không chồng chéo giữa các môn học, các khối lớp trong cấp học. Đặc biệt, thực hiện đánh giá học sinh lớp 1 theo Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT; đánh giá học sinh lớp 2 đến lớp 5 theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT.
Video đang HOT
Bắc Ninh chú trọng tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi.
Mặt khác, chỉ đạo các đơn vị điều chỉnh chương trình và kế hoạch giáo dục phù hợp điều kiện thực tế và khả năng học tập của học sinh; tích cực đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh đáp ứng việc đổi mới hình thức thi và kiểm tra, đánh giá, nhất là đối với học sinh cuối cấp.
Kết quả xếp loại hạnh kiểm từ khá trở lên bậc THCS đạt 97,7%, bậc THPT đạt 97,7%; xếp loại văn hóa khá, giỏi bậc THCS đạt tỷ lệ 67,4%, bậc THPT đạt 82,8%.
Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2020-2021, học sinh Bắc Ninh đoạt 57 giải (tỷ lệ 79,2%) với 5 giải Nhất, 21 giải Nhì, 21 giải Ba và 10 giải Khuyến khích; 13 học sinh đủ điều kiện dự thi vòng 2.
Bên cạnh đó, ngành GD&ĐT Bắc Ninh đã chỉ đạo thực hiện, duy trì và đạt chuẩn phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi; phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ 3, phổ cập giáo dục THCS mức độ 3 và xóa mù chữ mức độ 2. 126/126 số xã, phường, thị trấn trong tỉnh đạt phổ cập giáo dục các cấp học, xóa mù chữ với tỷ lệ người dân biết chữ trong độ tuổi 15-60 đạt trên 99,0%.
Cùng với đó, tiếp tục quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở GD&ĐT phù hợp với giai đoạn mới. Hiện Bắc Ninh có 504 trường học từ cấp học mầm non đến THPT, trong đó 468 trường công lập, chiếm tỷ lệ 92,8% (tăng 3 trường so với cùng kỳ năm học 2019-2020); 355.057 học sinh các cấp, tăng 10.738 học sinh so với cùng kỳ năm học 2019-2020.
Dạy học phát triển năng lực học sinh: Cần sự tích cực, linh hoạt của người thầy
Mặc dù còn nhiều khó khăn về CSVC, đội ngũ nhưng với tinh thần vì HS thân yêu, một số trường học vùng khó khăn thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã nỗ lực đổi mới.
Giờ học đầy hứng thú của học sinh Trường THCS Phong Cốc, thị xã Quảng Yên
Sau khi bồi dưỡng, tự bồi dưỡng mô đun 1, 2,3 phục vụ Chương trình GDPT 2018, các trường linh hoạt ứng dụng vào quá trình giảng dạy đem lại hiệu ứng tích cực.
Chuyển giao hoạt động hợp lý
Trường THCS Phong Cốc, phường Phong Cốc, thị xã Quảng Yên còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất nhưng với tinh thần tiên phong đổi mới nhà trường từng bước nỗ lực bắt nhịp. Cô giáo Nguyễn Hoàng Kim Thanh- Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ,từ năm học 2017 - 2018 đến nay, nhà trường đã triển khai và thực hiện dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất HS. Việc tích cực đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS được thể hiện rõ trong kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Mỗi phương pháp dạy học tích cực đều có những ưu điểm và tác dụng khác nhau, do vậy nhà trường yêu cầu thầy cô cần lựa chọn phương pháp phù hợp với nội dung bài học và năng lực HS. Nhưng dù lựa chọn phương pháp dạy học nào, thì GV vẫn phải là người luôn tích cực hóa các hoạt động của HS, chuyển giao nhiệm vụ một cách hợp lý. Vì thế, GV cần vận dụng linh hoạt phương pháp, không lạm dụng, độc tôn một phương pháp nào cả. Một số phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học được nhà trường khuyến khích thực hiện như: Dạy học theo trạm, Dạy học dự án, kĩ thuật khăn trải bàn, chuyên gia, góc, ...
Đối với dạy học theo định hướng phát triển năng lực, quá trình quan trọng hơn kết quả. Bởi vì quá trình đúng dẫn đến kết quả đúng. Bởi vậy GV phải xác định mục tiêu dạy học theo định hướng năng lực cho mỗi bài học. Từ mục tiêu, xác định nội dung, phương pháp dạy học và cách kiểm tra đánh giá để đạt được mục tiêu đó. Tích cực tổ chức cho HS luyện tập, tăng cường vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn. Trong quá trình dạy học, GV quan sát, nhận xét, đánh giá, phản hồi một cách chính xác để giúp HS điều chỉnh mình ngay trong quá trình học; đồng thời dựa vào kết quả HS đạt được, GV điều chỉnh phương pháp, kỹ thuật, phương tiện cho phù hợp.
Mặt khác, chương trình GDPT tổng thể đã quy định các năng lực chung, chương trình các môn học quy định các năng lực đặc thù mà mỗi môn học góp phần phát triển cho HS. Trong chương trình môn học có những mô tả cụ thể yêu cầu cần đạt về năng lực cho mỗi lớp. Nhà trường sẽ yêu cầu GV phân tích chương trình, nắm vững các yêu cầu cần đạt của mỗi năng lực ở từng khối lớp để xác định nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học cho phù hợp, nhằm đạt được mục tiêu phát triển năng lực cho HS, cô Thanh cho hay.
HS luyện tập, tăng cường vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn
Cô giáo Phạm Thị Chương - GV môn Hóa học, Trường THCS Phong Cốc nhận định, so với phương pháp dạy học truyền thống, phương pháp dạy học tích cực đòi hỏi GV phải đầu tư nhiều thời gian hơn, nghiên cứu các phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học tích cực để áp dụng cho phù hợp. Ngoài các thiết bị dạy học đã có, thầy cô cần sáng tạo thêm các thiết bị dạy học khác phù hợp với các hoạt động học mà mình thiết kế để phát triển năng lực, phẩm chất và tăng tính hứng thú học tập cho HS. Mặt khác, GV cũng cần tìm hiểu thêm các kiến thức thực tiễn để giúp HS giải thích đúng và vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống tốt hơn.
Quá trình dạy học môn Hóa, cô Chương đã chủ động áp dựng phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực của HS. Theo cô, sự thay đổi phương pháp khiến giờ học thêm sôi nổi, hào hứng, HS được "trao quyền" chủ động hoạt động để chiếm lĩnh tri thức.
Cô Chương ví dụ, qua bài dạy "Axit- Bazơ- Muối (tiết 2) môn Hóa học lớp 8 để giúp HS hiểu được khái niệm muối, công thức, cách phân loại và gọi tên các muối cô Chương đã xây dựng các hoạt động nhằm chuyển giao nhiệm vụ học tập cho các em. Sau phần mở đầu, HS được cô dẫn vào hoạt động 2: Nghiên cứu, hình thành kiến thức mới.
Để trò nắm được khái niệm muối, cô giáo đãchiếu lại câu hỏi 1 ở phần mở đầu, yêu cầu HS giải thích lựa chọn. GV chiếu bảng phân tích thành phần phân tử 3 chất, yêu cầu HS nhận xét. Sau đó các em tự nhận xét khái niệm muối, bằng các quan sát, phân tích, thảo luận cùng nhau và đưa ra câu trả lời. Sau khi HS trả lời cô sẽ nhận xét, kết luận.
Tương tự với các hoạt động khác trong bài dạy cô Chương cũng chuyển giao nhiệm vụ cho HS một cách linh hoạt dưới sự điều hành của GV khiến HS rất thích thú và chủ động học tập, tương tác. Cách dạy trên đã phát huy năng lực cho HS, bao gồm năng lực chung và năng lực chuyên biệt. HS tự học, giải quyết vấn đề sáng tạo, tính toán. Đồng thời có năng lực chuyên biệt, biết sử dụng ngôn ngữ hóa học, tính toánhóa học, thực hành thí nghiệm, vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống...Từ đó phát triển phẩm chất cho các em như: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; tăng cường tính hứng thú học tập cho HS.
Nỗ lực đổi mới
Trường Tiểu học Kim Đồng, xã Thượng Yên Công là trường học vùng sâu của TP Uông Bí với 58.7% HS dân tộc thiểu số. Nhà trường còn nhiều khó khăn về đội ngũ khi thừa, thiếu GV cục bộ, không đồng đều về cơ cấu chuyên môn. Khắc phục những hạn chế đó, nhiều GV trong trường đã chủ động, sáng tạo trong sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để phát triển năng lực cho HS.
Theo cô giáo Dương Thị Hồng Luyến- Hiệu trưởng nhà trường, mặc dù tỉ lệ HS dân tộc thiểu số nhiều, việc áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực cũng phần nào bị hạn chế nhưng quá trình dạy học nhiều năm trước nhà trường đã áp dụng một số phương pháp mới để phát triển năng lực cho HS như: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học theo nhóm; đóng vai, trò chơi ....
GV phải là người tích cực hóa các hoạt động của HS, chuyển giao nhiệm vụ một cách hợp lý.
Cô Trần Thị Thương- GV Toán, Tiếng Việt lớp 5, Trường Tiểu học Kim Đồng cho biết, để những bài dạy thực sự thu hút được HS giúp các em nắm được kiến thức, phát triển năng lực thì người GV cần nắm chắc kỹ thuật dạy học.
Cô Thương xây dựng giáo án và tương tác với HS bằng các câu hỏi trò chơi, sử dụng câu chuyện và hình ảnh minh họa cho bài giảng, trưng bày các sản phẩm của trò, tạo hoạt động nhóm và tăng độ tương tác giữa thầy trò.
Để có những bài dạy hiệu quả, GV phải có động lực đổi mới, nhiệt tình, tâm huyết với nghề. Ngoài việc học tập, trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, GV phải nắm chắc các kĩ thuật dạy học tích cực.
Bên cạnh đó, thầy cô phải thành thạo ứng dụng CNTT, tận dụng tối đa thiết bị dạy học đa phương tiện, dành nhiều thời gian cho soạn bài, chuẩn bị giáo án trước khi
đến lớp. Biết động viên khích lệ học sinh, linh hoạt trong ứng xử tình huống, điều chỉnh phương pháp giảng dạy phù hợp HS.
Bắc Kạn: Giáo viên chủ động tự học, tự bồi dưỡng Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những đòn bẩy, điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Do đó, đòi hỏi đội ngũ cán bộ giáo viên phải thường xuyên bồi dưỡng về mọi mặt. Sinh hoạt chuyên môn giúp giáo viên rút ra được những kinh nghiệm quý báu. Là tỉnh miền núi với điều kiện kinh...