Bắc Ninh ban hành tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông
Về tiêu chí phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông, SGK phải được trình bày cân đối, hấp dẫn, gây hứng thú cho học sinh; kênh chữ và kênh hình có chọn lọc, đảm bảo khoa học và giáo dục.
Có 3 tiêu chí lựa chọn SGK trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh từ năm học 2021 – 2022 bao gồm: Phù hợp với đặc điểm kinh tế – xã hội của địa phương, phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông, các yếu tố đi kèm với SGK đảm bảo chất lượng dạy và học.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn vừa ký Quyết định số 90/QĐ-UBND ban hành tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa (SGK) trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh từ năm học 2021 – 2022.
Từ năm học 2021 – 2022, SGK trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh phải đảm bảo 03 tiêu chí (Ảnh mh)
Video đang HOT
Theo Quyết định, có 3 tiêu chí lựa chọn SGK trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh từ năm học 2021 – 2022 bao gồm: Phù hợp với đặc điểm kinh tế – xã hội của địa phương; phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông; các yếu tố đi kèm với SGK đảm bảo chất lượng dạy và học.
Trong đó, với tiêu chí phù hợp với đặc điểm kinh tế – xã hội của địa phương, nội dung và cấu trúc SGK đảm bảo tính mở, linh hoạt, tạo điều kiện để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn và giáo viên bổ sung hoặc điều chỉnh nội dung và các hoạt động giáo dục cho phù hợp với khả năng nhận thức, năng lực học tập của học sinh và điều kiện thực tế của địa phương. Đồng thời, có tính kế thừa và phát triển; ngôn ngữ và cách thức thể hiện gần gũi với học sinh, phù hợp với văn hóa, lịch sử truyền thống của tỉnh.
Về tiêu chí phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông, SGK phải được trình bày cân đối, hấp dẫn, gây hứng thú cho học sinh; kênh chữ và kênh hình có chọn lọc, đảm bảo khoa học và giáo dục.
Nội dung các bài học/chủ đề trong SGK có những hoạt động học tập thiết thực, giúp học sinh phát triển phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù của môn học/hoạt động giáo dục theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018; phù hợp với khả năng nhận thức và tâm lí học sinh, có thể điều chỉnh phù hợp với các nhóm đối tượng học sinh; tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả các học sinh có thể phát triển và sáng tạo.
Ngoài ra, cách thiết kế bài học/chủ đề trong SGK giúp giáo viên linh hoạt lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tích cực, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn, phù hợp với điều kiện tổ chức dạy học tại địa phương.
Cấu trúc SGK thuận tiện cho giáo viên, tổ/nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Đối với các yếu tố đi kèm với SGK đảm bảo chất lượng dạy và học, công tác tập huấn, hỗ trợ đội ngũ giáo viên trong sử dụng SGK phải đảm bảo kịp thời, hiệu quả và chất lượng.
SGK và các thiết bị phụ trợ kèm theo phù hợp, có thể triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất và các điều kiện dạy học khác tại các trường phổ thông. Công tác phát hành SGK thuận lợi, đầy đủ và kịp thời.
Hà Nội ban hành tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa mới
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng vừa ký Quyết định số 1157/QĐ-UBND ban hành quy định lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Phụ huynh học sinh tìm hiểu về sách giáo khoa mới.
Theo Quyết định số 1157/QĐ-UBND (thay thế cho Quyết định số 1715/QĐ-UBND ngày 24-4-2020), có hai tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong các cơ sở giáo dục phổ thông, trong mỗi tiêu chí bao gồm nhiều nội dung.
Tiêu chí 1: Sách giáo khoa phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương. Tiêu chí này bao gồm 4 nội dung: Sách giáo khoa phải bảo đảm tính kế thừa, phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý của Thủ đô và cộng đồng dân cư, góp phần hình thành và phát triển nhân cách con người Thăng Long - Hà Nội thanh lịch, văn minh; sách giáo khoa có kiến thức hiện đại, cập nhật, có khả năng vận dụng, liên hệ thực tế cuộc sống, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực, quốc tế; sách giáo khoa góp phần phát triển giáo dục toàn diện nhằm đào tạo nguồn lao động có tri thức, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội - thành phố sáng tạo; sách giáo khoa phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.
Tiêu chí 2: Sách giáo khoa phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông. Tiêu chí này bao gồm 3 nội dung cơ bản, đó là: Sách giáo khoa phù hợp với điều kiện bảo đảm chất lượng và kế hoạch giáo dục tại cơ sở giáo dục; sách giáo khoa phù hợp với năng lực học tập của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh học tập tích cực và hiệu quả; sách giáo khoa tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá.
Quy định tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội được áp dụng từ năm học 2021-2022, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội và UBND các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT ngày 26-8-2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong các cơ sở giáo dục phổ thông; triển khai Quyết định số 1157/QĐ-UBND đến các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố làm căn cứ thực hiện việc lựa chọn sách giáo khoa đúng quy trình và tiến độ.
Theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học 2021-2022, học sinh lớp 2 và lớp 6 trên cả nước sẽ thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với sách giáo khoa mới.
Ban hành bộ tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trên địa bàn TP Cần Thơ UBND TP Cần Thơ vừa có quyết định ban hành Bộ tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa (SGK) trong cơ sở giáo dục phổ thông (GDPT) trên địa bàn thành phố từ năm học 2021-2022. Giờ học của học sinh Trường THCS Trung An, huyện Cờ Đỏ. Theo quyết định, Sở Giáo dục và ào tạo thành phố có trách nhiệm hướng...