Bắc Kinh chi viện y bác sĩ cho điểm nóng chống dịch
Các y bác sĩ ở Bắc Kinh được điều thêm đến bệnh viện Ditan, nơi tập trung toàn bộ ca nhiễm nCoV trong đợt bùng phát mới.
Ma Yanfang, giám đốc y tế Bệnh viện Ditan, nhân viên y tế ở đây đang đối mặt nhiều thách thức, một trong số đó là thời tiết nóng với mức nhiệt 35 độ C.
“Quần áo của chúng tôi ướt đẫm mồ hôi khi rời khỏi khu cách ly”, y tá Cui Yingying cho biết. Trong suốt quá trình điều trị bệnh nhân, nhân viên y tế phải mặc những bộ đồ bảo hộ kín và ngột ngạt, để tránh lây nhiễm.
Bệnh viện Ditan, liên kết với Đại học Y Thủ đô, quận Triều Dương, hiện là cơ sở y tế điều trị chính bệnh nhân Covid-19 trong đợt bùng phát lần này tại Bắc Kinh. Đến ngày 17/6, Bắc Kinh ghi nhận 137 ca mắc mới, theo Ủy ban Y tế, tất cả điều trị tại Bệnh viện Ditan.
Hầu hết bệnh nhân nhập viện kể từ ngày 15/6 đến nay đều có triệu chứng nhẹ hoặc trung bình, theo ông Ma Yanfang. Bệnh nhân cũng tương đối trẻ.
Các cơ sở được chỉ định tiếp nhận người nhiễm nCoV đã tăng cường năng lực y tế để phục vụ bệnh nhân. Hôm 15/6, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc đưa tin, Cơ quan Quản lý Bệnh viện Bắc Kinh cử 24 bác sĩ và 62 y tá, từ 19 đơn vị địa phương đến Bệnh viện Ditan.
Cui Yingying, y tá tại Viện Nhi khoa Thủ đô, được điều đến Bệnh viện Ditan, cho biết sau một ngày đào tạo, cô đã sẵn sàng để điều trị người mắc Covid-19.
“Với kinh nghiệm trước đây, tôi hy vọng có thể làm hết sức mình để chăm sóc cho họ”, y tá 27 tuổi chia sẻ. Cô từng làm việc hơn một tháng tại Bệnh viện Xiaotangshan của thành phố trong đợt bùng phát đầu tiên.
Một y tá tại Bệnh viện Ditan đang điều trị cho người mắc Covid-19 ngày 16/6. Ảnh: Tân Hoa Xã
Bệnh viện Ditan tăng cường số khu cách ly, từ hai lên 6 phòng để điều trị bệnh nhân Covid-19. Hai phòng khác phục vụ chiếu chụp, làm xét nghiệm sàng lọc.
Bệnh viện Ung thư Bắc Kinh đưa một đội ngũ 8 bác sĩ đến điểm nóng của cuộc chiến. Sáng 16/6, Bệnh viện Shijitan điều động nhóm 9 người, bao gồm 6 nhân viên y tế đến Ditan. Trong số đó, hai bác sĩ dự kiến kết hôn ngày 25/6. Tuy nhiên họ quyết định tạm hoãn đám cưới, tự nguyện tham gia chống dịch.
Ngày 17/6, chính quyền Bắc Kinh nâng cảnh báo lên mức hai. Trong số ca mới, có 19 bệnh nhân ở quận Phong Đài, tây nam Bắc Kinh, nơi bùng phát dịch.
Mỹ lên án Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam
Mỹ lên án việc Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam hôm 2/4, cho rằng Trung Quốc lợi dụng dịch bệnh khẳng định yêu sách hàng hải bất hợp pháp ở Biển Đông.
"Mỹ lên án vụ việc PRC (Trung Quốc) được báo cáo đâm chìm một tàu cá Việt Nam hôm 2/4. Thật đáng kinh ngạc khi Trung Quốc lợi dụng việc thế giới đang tập trung giải quyết đại dịch toàn cầu để khẳng định các yêu sách hàng hải bất hợp pháp của họ trên Biển Đông", bà Morgan Ortagus, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ đăng trên Twitter ngày 6/4.
Bài đăng của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ. (Ảnh chụp màn hình)
Từ khi đại dịch toàn cầu nổ ra, Bắc Kinh thông báo "các trạm nghiên cứu mới" trên những cơ sở quân sự họ xây dựng trái phép ở Đá Chữ Thập và Đá Xu Bi, hạ cánh máy bay quân sự đặc biệt trên Đá Chữ Thập.
"Trung Quốc cũng tiếp tục triển khai dân quân hàng hải xung quanh quần đảo Trường Sa. Đường chín đoạn của Trung Quốc đã được một hội đồng trọng tài xem là yêu sách hàng hải bất hợp pháp theo Công ước Luật biển 1982 vào tháng 7/2016, và Mỹ có cùng quan điểm này", tuyên bố được đăng tải trên website Bộ ngoại giao Mỹ viết.
Tuyên bố kêu gọi Trung Quốc tập trung nỗ lực ủng hộ quốc tế chống lại đại dịch toàn cầu, "ngừng khai thác sự xao nhãng hoặc dễ bị tổn thương của các nước khác để mở rộng yêu sách bất hợp pháp trên Biển Đông".
Tuyên bố của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ. (Ảnh chụp màn hình)
Khoảng 3h sáng 2/4, tàu cá Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 90617 TS đang hoạt động tại vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, đã bị tàu Trung Quốc đâm chìm. Trên tàu khi đó có 8 thuyền viên. Sau khi đâm chìm tàu cá Việt Nam, tàu Trung Quốc vớt 8 ngư dân của tàu QNg 90617 TS đưa về đảo Phú Lâm. Hai tàu cá Việt Nam khác nhận được tin sau đó đến cứu hộ cũng bị truy đuổi.
Đến khoảng 18h ngày 2/4, Trung Quốc mới giao 8 ngư dân cho 2 tàu cá đến cứu hộ và thả các ngư dân cùng tàu về.
Tuy nhiên trong tuyên bố sau đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc lớn tiếng cáo buộc "tàu đánh cá Việt Nam có thời điểm thường xuyên xâm phạm vùng lãnh hải và nội thủy của 'quần đảo Tây Sa' của Trung Quốc để đánh bắt cá".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc trắng trợn đổi trắng thay đen vụ việc, tố ngược tàu cá Việt Nam đâm tàu hải cảnh Trung Quốc.
Video: Tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm
Cái mà Trung Quốc gọi là "quần đảo Tây Sa" thực chất là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trung Quốc nhiều lần tuyên bố chủ quyền với quần đảo này để biện minh cho các hành động phi pháp của mình tại đây nhưng chưa từng đưa ra bất cứ bằng chứng thuyết phục nào cho các tuyên bố đó.
Ngày 3/4/2020, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã giao thiệp với đại diện Đại sứ quán Trung Quốc và trao công hàm phản đối, yêu cầu phía Trung Quốc điều tra làm rõ, xử lý nghiêm đối với nhân viên công vụ và tàu hải cảnh Trung Quốc nêu trên, không để tái diễn những hành động tương tự, đồng thời bồi thường thỏa đáng các thiệt hại cho ngư dân Việt Nam.
PHƯƠNG ANH
Trung Quốc tuyên bố xuất khẩu gần 4 tỷ khẩu trang Giới chức Trung Quốc hôm nay thông báo nước này đã bán gần 4 tỷ khẩu trang cho các quốc gia khác kể từ tháng ba đến nay giữa Covid-19. Dù Covid-19 đang chững lại tại Trung Quốc, Bắc Kinh vẫn khuyến khích các nhà máy tăng cường sản xuất vật dụng y tế khi mà dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức...