Bắc Kạn triển khai chính sách hỗ trợ phát triển 3 điểm du lịch cộng đồng
Mới đây, HĐND tỉnh Bắc Kạn đã thông qua Nghị quyết quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, các điểm du lịch cộng đồng được hỗ trợ thí điểm theo Nghị quyết là: Thôn Khuân Bang, xã Như Cố, huyện Chợ Mới; Thôn Cọn Poỏng, xã Nam Cường, huyện Chợ Đồn; Thôn Bản Chiêng, xã Đôn Phong, huyện Bạch Thông.
Nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, có khả năng để phát triển du lịch cộng đồng
Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn hiện có rất nhiều thôn, bản có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, có khả năng để phát triển du lịch cộng đồng. Một số thôn, bản có hệ thống sông, suối, thác nước, rừng tự nhiên và những cánh đồng ruộng bậc thang đẹp và nguyên sơ, chưa bị khai phá, tác động nhiều bởi con người; có hệ thống sinh thái đa dạng, phong phú tạo nên bức tranh thiên nhiên hấp dẫn cho phát triển du lịch.
Tại nhiều thôn, người dân vẫn còn giữ được bản sắc dân tộc của mình như: Nếp nhà, phong tục, tập quán, nghi lễ, trang phục, nghề truyền thống, các làn điệu dân ca, dân vũ, dân nhạc, trò chơi dân gian và các món ẩm thực dân tộc. Hệ thống các di tích lịch sử văn hóa mang nhiều giá trị, đây là nguồn tài nguyên có thể tạo thành những sản phẩm du lịch trải nghiệm văn hóa cho khách du lịch.
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đăng Bình thăm và làm việc tại thôn Khuân Bang. Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Kạn.
Tuy nhiên, hiện nay, hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh còn nhỏ lẻ, chất lượng dịch vụ vận chuyển, ăn uống, cơ sở lưu trú, tham quan, vui chơi giải trí, mua sắm… còn nhiều hạn chế và chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách, dẫn đến nguồn thu từ du lịch còn thấp và chưa tương xứng với tiềm năng, tài nguyên sẵn có; chưa có nhiều điểm du lịch đáp ứng điều kiện công nhận điểm du lịch theo quy định. Cùng với đó, các đơn vị, doanh nghiệp đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh còn ít, quy mô nhỏ, hoạt động kém hiệu quả.
Theo Cổng thông tin tỉnh Bắc Kạn, kết quả khảo sát thực trạng 20 thôn có tiềm năng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh cho thấy, tại các điểm khảo sát, các nhà ở truyền thống của dân tộc chưa có kiến trúc độc đáo, chất lượng chưa cao, cơ sở vật chất kỹ thuật dịch vụ thiếu các dịch vụ bổ trợ, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Hoạt động kinh doanh homestay vẫn còn mang tính tự phát, chưa được quy hoạch cụ thể. Chưa bảo tồn, phát huy được bản sắc văn hóa, kiến trúc nhà ở và các nghề truyền thống hiện có như: Đan lát, nấu rượu, dệt thổ cẩm của người Tày, thêu hoa văn trên trang phục của người Dao… để có thể hình thành các mô hình trải nghiệm, tìm hiểu bản sắc văn hóa phục vụ cho khách du lịch.
Video đang HOT
Trước thực trạng trên, để thúc đẩy hoạt động du lịch tại các địa phương có tiềm năng, đồng thời từng bước tạo sinh kế bền vững cho người dân cũng như góp phần hình thành đa dạng sản phẩm du lịch, tại Kỳ họp thứ 15, HĐND tỉnh khóa X đã ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ thí điểm phát triển điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh.
Theo đó có 3 thôn được hỗ trợ là: Khuân Bang, xã Như Cố, huyện Chợ Mới; Cọn Poỏng, xã Nam Cường, huyện Chợ Đồn; Bản Chiêng, xã Đôn Phong, huyện Bạch Thông.
Mới đây, ngày 8/11, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đăng Bình đã tới thăm thôn Khuân Bang, xã Như Cố, huyện Chợ Mới để chỉ đạo thực hiện chính sách phát triển điểm du lịch theo Nghị quyết số 16/2023/NQ-HĐND ngày 23/10/2023 của HĐND tỉnh.
Thôn có diện tích đất tự nhiên 253,6 ha; có 60 hộ dân với 273 nhân khẩu; thành phần dân tộc chủ yếu là Tày và Kinh (trong đó dân tộc Tày chiếm 95%); đời sống kinh tế chủ yếu là phát triển nông lâm nghiệp và chăn nuôi thủy sản, gia súc gia cầm. Thôn có cơ sở hạ tầng đảm bảo, thuận lợi kết nối tour, tuyến du lịch với các địa phương khác; có hệ thống nhà sàn kiến trúc truyền thống đẹp, độc đáo; có 47 nhà sàn, kiến trúc đã được tu sửa theo kiểu mới.
Đến với Khuân Bang, du khách sẽ được trải nghiệm sản xuất của bà con như trồng lúa, hái chè, hái dưa, câu cá… Cách đó không xa là những thác nước, hồ nước và hang động kỳ vĩ cùng với hệ thống nhà lưới công nghệ cao sẽ là điểm khám phá mới mẻ cho du khách. Những ngôi nhà sàn khang trang, sạch sẽ phù hợp cho tổ chức các sự kiện như hội nghị, họp lớp, kỷ niệm.
Nhiều hỗ trợ nhằm phát triển điểm du lịch cộng đồng
Theo Nghị quyết trên, mỗi thôn thí điểm sẽ được hỗ trợ gần 300 triệu đồng để thuê tư vấn về thiết kế, bố trí không gian, cảnh quan làm căn cứ cho đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ phục vụ du lịch cho các điểm thuộc mô hình thí điểm phát triển điểm du lịch cộng đồng; tư vấn để tạo ra sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút khách; tư vấn về phương pháp, cách tổ chức làm du lịch cộng đồng…
Hỗ trợ tối đa không quá 3 tỷ đồng để đầu tư cổng chào; điểm thông tin du lịch và giới thiệu, bán sản phẩm phục vụ khách du lịch; xây dựng tiểu cảnh, điểm checkin, chụp ảnh, trải nghiệm; nhà vệ sinh công cộng; điểm đỗ xe; hệ thống biển chỉ dẫn các điểm tham quan du lịch.
Hỗ trợ một lần 100% lãi suất vay vốn ngân hàng theo thực tế để các cá nhân, tổ chức xây mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở truyền thống của dân tộc thành Homestay để phục vụ khách du lịch. Mức vay tối đa được hỗ trợ lãi suất không quá 500 triệu đồng/nhà, thời gian vay không quá 36 tháng và không quá 10 nhà/1 điểm du lịch cộng đồng.
Hỗ trợ 50 triệu đồng/cơ sở và không quá 3 cơ sở/1 điểm du lịch cộng đồng phát triển sản phẩm truyền thống của đồng bào dân tộc gồm: Dệt thổ cẩm; đan lát, cắt may, thêu thùa hoa văn trên bộ trang phục, khăn, túi thổ cẩm… tạo sản phẩm lưu niệm, quà tặng đặc trưng phục vụ khách du lịch.
Tỉnh cũng hỗ trợ một lần đối với các cá nhân có hộ khẩu tại các điểm du lịch thí điểm và có cam kết làm việc, phục vụ phát triển du lịch tại địa phương. Thời gian tối thiểu từ 36 tháng tham gia các khóa đào tạo trên 3 tháng tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có chức năng, nhiệm vụ bồi dưỡng về du lịch với mức 1,5 triệu đồng/người/tháng; thời gian hỗ trợ tối đa 6 tháng và không quá 15 người/1 điểm du lịch.
Hỗ trợ không quá 150 triệu đồng/năm, thời gian hỗ trợ trong 3 năm cho 1 điểm du lịch để nghiên cứu thị trường, xây dựng nội dung tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá sản phẩm du lịch tại các cuộc hội thảo, hội chợ du lịch cấp khu vực và toàn quốc, bao gồm: Thiết kế các trang mạng để quảng bá, giới thiệu điểm đến; xây dựng video giới thiệu về điểm du lịch; tổ chức các đoàn Famtrip đến khảo sát, xây dựng, quảng bá và phát triển sản phẩm du lịch tại điểm…/.
Tạo sản phẩm du lịch khác biệt
Để thu hút du khách, yếu tố cần có là sản phẩm du lịch mang tính độc đáo, hấp dẫn và có chiều sâu.
Tại huyện Bù Gia Mập, sự khác biệt, đặc sắc đến từ việc phát triển những giá trị của tài nguyên hiện có, đồng thời địa phương đang xây dựng những điểm đến từ sự liên kết đơn vị, người dân làm du lịch. Điều này góp phần giúp người yêu thích khám phá tiếp cận những sản phẩm mới, hay điểm đến cũ nhưng gia tăng những trải nghiệm có tính mới lạ, hấp dẫn, đưa hình ảnh Bình Phước đến gần hơn với bạn bè.
Thú vị du lịch xanh
Ở vị trí thuận lợi, không gian yên tĩnh và đặc biệt tầm nhìn trực diện núi Bà Rá, bờ đập Đức Hạnh thuộc thôn Bình Đức 2, xã Đức Hạnh luôn tạo cảm giác mát mẻ, thư thái cho du khách... Bờ đập Đức Hạnh mang hơi hướng của một khung cảnh thôn quê với không khí trong lành, mát mẻ, tạo nên một khung cảnh đầy thơ mộng. Hướng nhìn ra là núi, nhìn xuống là nước, bờ đập thích hợp cho những bạn trẻ yêu thiên nhiên, bởi chỉ cần dừng chân tại đây ít phút là đã có những tấm hình ngoại cảnh cực kỳ thơ mộng. Chị Nguyễn Thị Hồng Ân ở xã Hưng Phước, huyện Bù Đốp chia sẻ: "Ở đây tôi thấy rất đẹp vì có view núi, view hồ và đặc biệt khung cảnh gần gũi với thiên nhiên. Khi có mặt ở đây, chúng tôi vừa tham quan vừa chụp ảnh và biết thêm một cảnh đẹp của Bình Phước".
Những dịp cuối tuần, ngày lễ, Vườn quốc gia Bù Gia Mập thu hút nhiều khách đến tham quan, trải nghiệm cảnh quan thiên nhiên - Ảnh: Kiều Đình Tháp
Nếu du khách đã quá quen thuộc với những địa điểm ngắm hoàng hôn hay bình minh ở những địa phương du lịch nổi tiếng thì bờ đập Đức Hạnh sẽ là điểm đến đáng trải nghiệm dành cho những ai yêu thiên nhiên. Chị Nguyễn Thị Tài Nguyên ở phường Thác Mơ, thị xã Phước Long dẫn chứng: "Tôi đến bờ đập này đã đôi lần, nhưng lần nào cảm giác cũng như lần đầu tiên vì cảnh vật ở đây rất yên bình và trong lành. Sau 1 tuần làm việc mệt mỏi, ngày nghỉ tôi cùng gia đình, bạn bè về đây tổ chức vui chơi rất thoải mái. Đây được xem là điểm du lịch xanh ở huyện Bù Gia Mập".
Được xem là lá phổi xanh của vùng Đông Nam Bộ, Vườn quốc gia Bù Gia Mập gây ấn tượng với du khách bởi không khí trong lành, cây cối xanh mát. Ngoài cảnh vật, nơi đây còn mang đến những hoạt động thú vị, khám phá về nhiều loài động, thực vật quý. Với diện tích rộng, Vườn quốc gia Bù Gia Mập khá thuận lợi khi tham quan, khám phá cảnh vật và hiện là điểm du lịch nổi tiếng được nhiều người lựa chọn khi đến với huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước. Bà Bùi Kim Nga, du khách đến từ tỉnh Tây Ninh cho biết: "Tham quan ở Vườn quốc gia Bù Gia Mập, tôi thấy rất tuyệt vời. Hy vọng lần sau đến, nơi đây vẫn là vẻ đẹp tự nhiên không bị thay đổi bởi sự tác động, xây dựng của con người, nghĩa là cứ giữ mãi hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp này".
Đẩy mạnh du lịch cộng đồng
Trải nghiệm gần gũi với thiên nhiên đang là xu hướng được ngành du lịch hướng đến. Với loại hình này, người làm du lịch dựa vào lợi thế tự nhiên để phát triển, còn du khách tìm đến đây để có cảm giác mới lạ, thư giãn. Và trước thiên nhiên trong lành, cả người làm du lịch lẫn du khách sẽ cảm thấy có trách nhiệm với môi trường, cảnh quan, từ đó ứng xử trách nhiệm hơn với thiên nhiên.
Với khoảng hơn 20 ha đất trồng lúa, khi có mặt tại điểm đến "Miền quê" ở xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập, không chỉ có bức hình đẹp, du khách còn được cảm nhận không khí trong lành, mát mẻ, tận hưởng không gian thoáng đãng, được hòa mình vào thiên nhiên giữa đồng quê và tận hưởng phút giây bình yên. Chị Nguyễn Thúy Quỳnh ở xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập bày tỏ: "Hôm nay, tôi tới đây cùng bạn bè, với không khí này, cảnh vật này cả nhóm rất thích. Về đây cảm giác rất yên bình, không gian thoải mái, thích hợp rủ bạn bè đến tìm lại tuổi thơ".
Cuộc sống đô thị ồn ào khiến nhiều người muốn tìm về với những nơi có cảnh sắc gần gũi thiên nhiên. Các khu du lịch sinh thái, du lịch xanh ra đời đáp ứng nhu cầu vui chơi, ngắm cảnh của người dân. Điều thú vị ở "Miền quê" không chỉ là điểm du lịch gần gũi, mà còn lưu giữ giá trị văn hóa khi không gian trưng bày các trang phục, nông cụ đặc trưng của miền quê.
Tọa lạc bên tuyến ĐT741, đoạn dốc Cùi Chỏ, khu dịch vụ ăn uống, vui chơi FarmStay Cùi Chỏ Bù Gia Mập đang là điểm check-in thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm. FarmStay Cùi Chỏ không bị tác động nhiều nên vẫn mang vẻ đẹp hoang sơ hữu tình. Dòng suối được thiên nhiên ban tặng chảy nhẹ nhàng không ngừng nghỉ và được bao bọc bởi những hàng cây xanh, tô điểm thêm sắc màu cho bức tranh thiên nhiên nơi đây. Với tổng diện tích hơn 5 ha, không gian thoáng mát, điểm đến này được các bạn trẻ yêu thích lựa chọn để check-in, lưu giữ những tấm ảnh đẹp. Chị Ngô Bảo Ngọc ở quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh khẳng định: "Theo lời giới thiệu của người thân khi về Bình Phước, gia đình tôi đã đến FarmStay Cùi Chỏ để tham quan, trải nghiệm. Nói chung đến đây, tôi thấy rất gần gũi thiên nhiên, có dòng nước cho trẻ em chơi rất hợp lý, khung cảnh ở đây mát mẻ, thoải mái".
Mô hình du lịch thân thiện với môi trường đang được nhiều du khách quan tâm. Với không gian rộng lớn, khí hậu trong lành, các điểm đến ở huyện Bù Gia Mập nói riêng đang góp phần vào bức tranh du lịch xanh, du lịch sinh thái của tỉnh càng đa dạng, phong phú. Qua đó, quảng bá hình ảnh địa phương, thu hút ngày càng nhiều du khách đến tham quan, trải nghiệm cũng như tăng giá trị cho bức tranh du lịch tỉnh nhà.
"Khi làm mô hình này, chúng tôi hạn chế đầu tư quá nhiều vào các hạng mục, công trình phải bê tông hóa, bởi những gì du khách tìm kiếm là một không gian mộc mạc, gần gũi với thiên nhiên. Lúc đầu chỉ nghĩ làm cho vui, về sau mới nghĩ đến vấn đề cộng đồng, xây dựng hình ảnh và phát triển du lịch tại địa phương. Chúng tôi đang hướng đến những hình ảnh mộc mạc, thân thiện nhất cho du khách".
Anh LÊ ANH HOÀNG TUẤN
chủ điểm đến "Miền quê", xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập
Sơn Thủy - Điểm du lịch níu chân du khách Khi dịch Covid-19 dần được kiểm soát, theo thống kê từ đầu năm đến nay, lượng du khách đến với xã Sơn Thủy (Mai Châu) ước đạt 20.000 lượt người. Với việc khai thác tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm..., Sơn Thủy hứa hẹn...