Hậu Giang sẽ trở thành điểm đến mới về du lịch cộng đồng
UBND tỉnh Hậu Giang vừa ban hành Quyết định số 1939/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Theo đó, Hậu Giang sẽ đầu tư 32.610 tỷ đồng để tỉnh trở thành điểm đến mới về du lịch cộng đồng (DLCĐ) trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Khóm Cầu Đúc nổi tiếng thơm ngon – Sản phẩm DLCĐ hấp dẫn Hậu Giang.
Hậu Giang miền đất Tây Sông Hậu được thiên nhiên ban tặng sông nước và ruộng vườn thẳng cánh cò bay. Từ lâu nay, Hậu Giang nổi tiếng với kênh xáng Xà No – con sông thơ mộng của xứ ngàn, dòng sông huyền thoại con đường lúa gạo miền Tây; khóm Cầu Đúc nổi tiếng thơm ngon từ 100 năm nay hay làng trầu Vị Thủy 100 trăm năm, lung Ngọc Hoàng nổi tiếng nơi thiên nhiên hoang sơ, quýt đường Long Trị… Đó những là tài nguyên quý giá để Hậu Giang phát triển DLCĐ.
Dựa vào tài nguyên và lợi thế, Hậu Giang chia ra làm 4 cụm để phát triển DLCĐ: Cụm du lịch thành phố Vị Thanh và huyện Vị Thủy; Cụm du lịch thị xã Long Mỹ và huyện Long Mỹ; Cụm du lịch huyện Phụng Hiệp và thành phố Ngã Bảy; Cụm du lịch huyện Châu Thành và huyện Châu Thành A.
Để tạo ra những sản phẩm đặc trưng, Hậu Giang mời gọi đầu tư vào các dịch vụ vận chuyển nội vùng (ghe xuồng tham quan), lưu trú (homestay), ẩm thực, mua sắm đặc sản, tham quan trải nghiệm. Sản phẩm du lịch này sẽ lấy điểm nhấn từ món ngon từ khóm, check-in vườn khóm và liên kết với các hoạt động buôn bán của chợ nông sản Vị Thanh (chợ Chồm Hổm); kết hợp hài hòa giữa việc khai thác sản phẩm tàu du lịch với các di tích như: Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến thắng Chương Thiện, Khu trù mật Vị Thanh – Hỏa Lựu, Di tích lịch sử Chiến thắng Vàm Cái Sình… của cụm DLCĐ khóm Cầu Đúc. Tại cụm DLCĐ huyện Châu Thành A trọng tâm là homestay Mương Đình kết nối các điểm tham quan như trang trại nuôi dê Ngọc Đào, nuôi ba ba Thạnh Lợi và các nhà vườn khác; kêu gọi đầu tư vào các dịch vụ ẩm thực, mua sắm đặc sản, tham quan trải nghiệm. Tại cụm DLCĐ huyện Châu Thành lấy làng bè Hai Khanh và các hộ dân có vườn cây ăn trái như: Mít, chanh không hạt, bưởi Năm roi làm cơ sở để phát triển loại hình du lịch sinh thái nông nghiệp, du lịch vườn gắn với các đặc sản chủ lực của huyện.
Đồng thời phát triển DLCĐ gắn với làng nghề truyền thống như: Tại cụm DLCĐ làng nghề trồng trầu Vị Thủy: Kêu gọi đầu tư vào các dịch vụ vận chuyển nội vùng ( xe đạp, xe lam), lưu trú (homestay), ẩm thực, mua sắm đặc sản, tham quan trải nghiệm; tái hiện lại hoạt cảnh sự tích Trầu Cau, trải nghiệm têm trầu, tạo dịch vụ y học cổ truyền với tinh dầu trầu… có thể bổ sung thêm điểm tham quan Hợp tác xã nuôi ba ba, ẩm thực ba ba theo dạng thực dưỡng y học cổ truyền.
Video đang HOT
Tại cụm DLCĐ làng nghề đan Cần xé, thành phố Ngã Bảy: Kêu gọi đầu tư vào các dịch vụ làm hàng lưu niệm, trải nghiệm đan Cần xé. Lấy làng nghề đan Cần xé và Chợ nổi Ngã Bảy làm trung tâm kết nối với các nhà vườn, phát triển thành cụm DLCĐ trải nghiệm sông nước, văn hóa bản địa. Tại cụm DLCĐ huyện Phụng Hiệp rà soát các hộ dân làm nghề bó chổi, vót đũa,… tại xã Tân Long, xã Thạnh Hòa có nhu cầu làm DLCĐ để có cơ sở hỗ trợ hướng dẫn từng bước đưa nơi này thành điểm DLCĐ gắn với phát triển làng nghề của huyện.
Tại cụm DLCĐ tại huyện Phụng Hiệp, lấy điểm nhấn là Khu bảo tồn thiên nhiên lung Ngọc Hoàng kết hợp với Công ty Cổ phần Nông nghiệp Mùa Xuân Hậu Giang. Tại một số cụm DLCĐ Vị Thanh phù hợp có thể phối hợp các hoạt động trên cảnh quan tự nhiên của kênh xáng Xà No gắn với sản phẩm tàu du lịch và các kênh rạch khác. Tại cụm DLCĐ trồng và chế biến mãng cầu xiêm huyện Long Mỹ với sản phẩm là uống trà mãng cầu, ăn mứt mãng cầu, sinh tố mãng cầu; có thể tạo ra các hoạt động trải nghiệm: Học làm mứt, làm trà hay tạo cách sinh hoạt văn hóa dưới các tán cây mãng cầu,… Tại cụm DLCĐ quýt đường xã Long Trị (thị xã Long Mỹ): Sản phẩm du lịch có thể xác định trên ẩm thực với sự sáng tạo của người dân: Bánh xèo ngũ sắc, chè bưởi, bánh dân gian, các món ăn chay,… lấy khu vực Long Trị làm trọng tâm để xây dựng mô hình DLCĐ giúp người dân có động lực khôi phục lại cây quýt truyền thống bên cạnh việc có thể lồng ghép thêm các hình thức khác như: Ẩm thực, sản phẩm OCOP,…
Dựa trên những đặc thù của tỉnh, một số định hướng khởi nghiệp về mô hình DLCĐ theo phương châm “Trải nghiệm cộng đồng xanh, hành trình du lịch (sống) chậm” tại địa phương cho người dân Hậu Giang, đó là: Khởi nghiệp với mô hình “Từ đồng ruộng đến bàn ăn” với hình thức kết hợp du lịch lưu trú và trải nghiệm sản xuất nông nghiệp sạch và an toàn. Khởi nghiệp với mô hình “Sông nước hội tụ”…
Kênh xáng Xà No – Con đường huyền thoại lúa gạo miền Tây là nơi tổ chức các hoạt động trải nghiệm DLCĐ.
Mục tiêu đến năm 2025: Tập trung đầu tư, xây dựng và phát triển 03 mô hình thí điểm tại thành phố Vị Thanh, huyện Châu Thành A và thành phố Ngã Bảy; tiếp tục hỗ trợ các điểm DLCĐ hiện có. Đến năm 2030: Tiếp tục hỗ trợ nhân rộng các điểm DLCĐ tại huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh, tiếp tục hỗ trợ các điểm DLCĐ khác, đặc biệt là các điểm DLCĐ theo kế hoạch đăng ký của cấp huyện; Tập trung phát triển các mô hình DLCĐ kết hợp với: Du lịch văn hóa lịch sử, tâm linh; Du lịch nông nghiệp, sinh thái, trải nghiệm; Du lịch ẩm thực, mua sắm, nghỉ dưỡng. Quảng bá rộng rãi các sản phẩm DLCĐ của tỉnh, thông qua sử dụng công nghệ số trong du lịch (du lịch thông minh); Nâng cấp tổng thể cơ sở vật chất, các dịch vụ gia tăng kèm theo và kéo dài thời gian lưu trú; thúc đẩy chi tiêu của du khách khi sử dụng các sản phẩm DLCĐ tại tỉnh, hình thành các công ty có điều kiện phát triển DLCĐ trên địa bàn tỉnh, tạo việc làm cho người lao động tại các điểm DLCĐ, tăng nguồn thu nhập cho người dân từ hoạt động du lịch.
Đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2030, Hậu Giang sẽ trở thành điểm đến mới về DLCĐ trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Khi nói về DLCĐ tại Hậu Giang, du khách sẽ ghi nhớ về những cộng đồng dân cư hào sảng, hồn hậu, hiếu khách; về các trải nghiệm đậm chất văn hóa Nam bộ; sự phong phú ẩm thực; sự kết nối, hòa hợp với thiên nhiên, sông nước; các hoạt động và sản vật nông nghiệp. Các giá trị cốt lõi đó sẽ do DLCĐ Hậu Giang mang tới với du khách trong và ngoài nước. DLCĐ tại Hậu Giang được phát triển bởi người dân và phục vụ lợi ích của người dân địa phương…
Tạo sản phẩm du lịch khác biệt
Để thu hút du khách, yếu tố cần có là sản phẩm du lịch mang tính độc đáo, hấp dẫn và có chiều sâu.
Tại huyện Bù Gia Mập, sự khác biệt, đặc sắc đến từ việc phát triển những giá trị của tài nguyên hiện có, đồng thời địa phương đang xây dựng những điểm đến từ sự liên kết đơn vị, người dân làm du lịch. Điều này góp phần giúp người yêu thích khám phá tiếp cận những sản phẩm mới, hay điểm đến cũ nhưng gia tăng những trải nghiệm có tính mới lạ, hấp dẫn, đưa hình ảnh Bình Phước đến gần hơn với bạn bè.
Thú vị du lịch xanh
Ở vị trí thuận lợi, không gian yên tĩnh và đặc biệt tầm nhìn trực diện núi Bà Rá, bờ đập Đức Hạnh thuộc thôn Bình Đức 2, xã Đức Hạnh luôn tạo cảm giác mát mẻ, thư thái cho du khách... Bờ đập Đức Hạnh mang hơi hướng của một khung cảnh thôn quê với không khí trong lành, mát mẻ, tạo nên một khung cảnh đầy thơ mộng. Hướng nhìn ra là núi, nhìn xuống là nước, bờ đập thích hợp cho những bạn trẻ yêu thiên nhiên, bởi chỉ cần dừng chân tại đây ít phút là đã có những tấm hình ngoại cảnh cực kỳ thơ mộng. Chị Nguyễn Thị Hồng Ân ở xã Hưng Phước, huyện Bù Đốp chia sẻ: "Ở đây tôi thấy rất đẹp vì có view núi, view hồ và đặc biệt khung cảnh gần gũi với thiên nhiên. Khi có mặt ở đây, chúng tôi vừa tham quan vừa chụp ảnh và biết thêm một cảnh đẹp của Bình Phước".
Những dịp cuối tuần, ngày lễ, Vườn quốc gia Bù Gia Mập thu hút nhiều khách đến tham quan, trải nghiệm cảnh quan thiên nhiên - Ảnh: Kiều Đình Tháp
Nếu du khách đã quá quen thuộc với những địa điểm ngắm hoàng hôn hay bình minh ở những địa phương du lịch nổi tiếng thì bờ đập Đức Hạnh sẽ là điểm đến đáng trải nghiệm dành cho những ai yêu thiên nhiên. Chị Nguyễn Thị Tài Nguyên ở phường Thác Mơ, thị xã Phước Long dẫn chứng: "Tôi đến bờ đập này đã đôi lần, nhưng lần nào cảm giác cũng như lần đầu tiên vì cảnh vật ở đây rất yên bình và trong lành. Sau 1 tuần làm việc mệt mỏi, ngày nghỉ tôi cùng gia đình, bạn bè về đây tổ chức vui chơi rất thoải mái. Đây được xem là điểm du lịch xanh ở huyện Bù Gia Mập".
Được xem là lá phổi xanh của vùng Đông Nam Bộ, Vườn quốc gia Bù Gia Mập gây ấn tượng với du khách bởi không khí trong lành, cây cối xanh mát. Ngoài cảnh vật, nơi đây còn mang đến những hoạt động thú vị, khám phá về nhiều loài động, thực vật quý. Với diện tích rộng, Vườn quốc gia Bù Gia Mập khá thuận lợi khi tham quan, khám phá cảnh vật và hiện là điểm du lịch nổi tiếng được nhiều người lựa chọn khi đến với huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước. Bà Bùi Kim Nga, du khách đến từ tỉnh Tây Ninh cho biết: "Tham quan ở Vườn quốc gia Bù Gia Mập, tôi thấy rất tuyệt vời. Hy vọng lần sau đến, nơi đây vẫn là vẻ đẹp tự nhiên không bị thay đổi bởi sự tác động, xây dựng của con người, nghĩa là cứ giữ mãi hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp này".
Đẩy mạnh du lịch cộng đồng
Trải nghiệm gần gũi với thiên nhiên đang là xu hướng được ngành du lịch hướng đến. Với loại hình này, người làm du lịch dựa vào lợi thế tự nhiên để phát triển, còn du khách tìm đến đây để có cảm giác mới lạ, thư giãn. Và trước thiên nhiên trong lành, cả người làm du lịch lẫn du khách sẽ cảm thấy có trách nhiệm với môi trường, cảnh quan, từ đó ứng xử trách nhiệm hơn với thiên nhiên.
Với khoảng hơn 20 ha đất trồng lúa, khi có mặt tại điểm đến "Miền quê" ở xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập, không chỉ có bức hình đẹp, du khách còn được cảm nhận không khí trong lành, mát mẻ, tận hưởng không gian thoáng đãng, được hòa mình vào thiên nhiên giữa đồng quê và tận hưởng phút giây bình yên. Chị Nguyễn Thúy Quỳnh ở xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập bày tỏ: "Hôm nay, tôi tới đây cùng bạn bè, với không khí này, cảnh vật này cả nhóm rất thích. Về đây cảm giác rất yên bình, không gian thoải mái, thích hợp rủ bạn bè đến tìm lại tuổi thơ".
Cuộc sống đô thị ồn ào khiến nhiều người muốn tìm về với những nơi có cảnh sắc gần gũi thiên nhiên. Các khu du lịch sinh thái, du lịch xanh ra đời đáp ứng nhu cầu vui chơi, ngắm cảnh của người dân. Điều thú vị ở "Miền quê" không chỉ là điểm du lịch gần gũi, mà còn lưu giữ giá trị văn hóa khi không gian trưng bày các trang phục, nông cụ đặc trưng của miền quê.
Tọa lạc bên tuyến ĐT741, đoạn dốc Cùi Chỏ, khu dịch vụ ăn uống, vui chơi FarmStay Cùi Chỏ Bù Gia Mập đang là điểm check-in thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm. FarmStay Cùi Chỏ không bị tác động nhiều nên vẫn mang vẻ đẹp hoang sơ hữu tình. Dòng suối được thiên nhiên ban tặng chảy nhẹ nhàng không ngừng nghỉ và được bao bọc bởi những hàng cây xanh, tô điểm thêm sắc màu cho bức tranh thiên nhiên nơi đây. Với tổng diện tích hơn 5 ha, không gian thoáng mát, điểm đến này được các bạn trẻ yêu thích lựa chọn để check-in, lưu giữ những tấm ảnh đẹp. Chị Ngô Bảo Ngọc ở quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh khẳng định: "Theo lời giới thiệu của người thân khi về Bình Phước, gia đình tôi đã đến FarmStay Cùi Chỏ để tham quan, trải nghiệm. Nói chung đến đây, tôi thấy rất gần gũi thiên nhiên, có dòng nước cho trẻ em chơi rất hợp lý, khung cảnh ở đây mát mẻ, thoải mái".
Mô hình du lịch thân thiện với môi trường đang được nhiều du khách quan tâm. Với không gian rộng lớn, khí hậu trong lành, các điểm đến ở huyện Bù Gia Mập nói riêng đang góp phần vào bức tranh du lịch xanh, du lịch sinh thái của tỉnh càng đa dạng, phong phú. Qua đó, quảng bá hình ảnh địa phương, thu hút ngày càng nhiều du khách đến tham quan, trải nghiệm cũng như tăng giá trị cho bức tranh du lịch tỉnh nhà.
"Khi làm mô hình này, chúng tôi hạn chế đầu tư quá nhiều vào các hạng mục, công trình phải bê tông hóa, bởi những gì du khách tìm kiếm là một không gian mộc mạc, gần gũi với thiên nhiên. Lúc đầu chỉ nghĩ làm cho vui, về sau mới nghĩ đến vấn đề cộng đồng, xây dựng hình ảnh và phát triển du lịch tại địa phương. Chúng tôi đang hướng đến những hình ảnh mộc mạc, thân thiện nhất cho du khách".
Anh LÊ ANH HOÀNG TUẤN
chủ điểm đến "Miền quê", xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập
Phải lòng Nậm Nghiệp và trái sơn tra má hồng 'Nậm Nghiệp cao chênh vênh, thưa thớt và hoang sơ. Nậm Nghiệp lạnh se sắt, khô khát. Nhưng, chính những điều đó lại làm ửng hồng những trái sơn tra đặc hữu ở đất này', Nguyễn Cao Cường nhấp ly cà phê, ánh mắt xa xăm, nói về bản làng xa xôi ở xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, Sơn La mà gã...