Bắc Kạn: Tập huấn cán bộ quản lí trường THCS về đổi mới CTGDPT
Sở GD&ĐT Bắc Kạn vừa tổ chức Hội nghị tập huấn cán bộ quản lí (CBQL) trường THCS về thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT). 111 học viên là đại diện lãnh đạo phòng GD&ĐT; hiệu trưởng các trường PTDTNT huyện, các trường có cấp THCS tham dự.
Đẩy mạnh thực hiện đổi mới CTGDPT trong giai đoạn hiện nay vô cùng cần thiết
Các nội dung được quán triệt, triển khai tại hội nghị như:
Tổng quan về CTGDPT theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT; triển khai thực hiện CTGDPT mới tại địa phương;
Thực hiện CTGDPT hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất HS theo Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH của Bộ GD&ĐT; Thực hành xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường;
Triển khai thực hiện Đề án “ Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025″ trong các trường THCS…
Sau tập huấn, Sở GD&ĐT sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị thực hiện xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, chuẩn bị các điều kiện để thực hiện CTGDPT mới theo lộ trình của Bộ GD&ĐT.
Giám đốc Sở GD&ĐT Bắc Kạn khẳng định: Việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới CTGDPT trong giai đoạn hiện nay rất cần thiết; CBQL các nhà trường sẽ là những người trực tiếp chỉ đạo giáo viên thực hiện các nội dung đổi mới. Do đó mỗi CBQL cần nêu cao vai trò trách nhiệm, tiên phong trong phong trào đổi mới, sáng tạo từ công tác quản lí và tổ chức thực hiện chương trình giáo dục…
Đức Trí
Theo GDTĐ
Lớp trẻ hiện đại với giáo dục 9+
Học sinh chia sẻ:" Con biết khả năng của mình không thi được vào lớp 10, con chỉ thích học nghề này thôi cô ạ, nhưng bố mẹ con không cho vì sợ xấu".
Giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh trong Giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025 được Thủ tướng chính phủ ban hành là một chương trình rất tốt và phù hợp với thực tế hiện nay.
Mỗi học sinh đều có ưu điểm và có khả năng riêng, nhưng không phải học sinh nào cũng tiếp tục theo học Trung học phổ thông hoặc lên Đại học.
Nhiều học sinh cảm thấy áp lực với một số môn học mà các em không có khả năng tiếp thu, nên khó có thể hoàn thành chương trình học một cách tốt nhất.
Video đang HOT
Với những em đó nếu lựa chọn chương trình học nghề sau Trung học cơ sở hoặc 9 thì lại rất phù hợp.
Không phải gia đình nào cũng có điều kiện cho con theo học hết cấp 3 rồi vào Đại học, nó là cả một quãng thời gian rất dài mà kinh tế gia đình nhiều khi không thể đáp ứng được.
Thực tế các gia đình và bản thân các em học sinh đó cũng rất lo lắng khi ra trường cũng chưa biết thế nào, vì hiện nay rất nhiều sinh viên ra trường cũng đang thất nghiệp.
Cô Bùi Thị Ngọc Lan - Hiệu trưởng Trường Trung học Cơ sở Mỹ Đình II, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Ảnh: Tùng Dương.
Trao đổi với phóng viên báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, cô Bùi Thị Ngọc Lan - Hiệu trưởng Trường Trung học Cơ sở Mỹ Đình II, Nam Từ Liêm, Hà Nội chia sẻ quan điểm: "Tôi thấy có rất nhiều lợi ích cho học sinh cũng như cho gia đình các em đó, các em được hỗ trợ rất nhiều trong việc học nghề cũng như học văn hóa.
Thứ nhất là các em sẽ được học những nghề mình yêu thích, phù hợp với khả năng của mình mà không phải đóng phí học nghề, các em vẫn được học văn hóa và có bằng tốt nghiệp cấp 3 theo quy chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thứ hai là với các chương trình 9 như hiện nay, các em sẽ rút ngắn được thời gian theo học một lộ trình rất dài gần 10 năm.
Nhưng nếu học nghề thì chỉ với 3 năm là các em có thể hòa nhập với xã hội và phát triển kinh tế theo đúng nghề, khả năng của mình.
Thực tế hiện nay đang thừa thầy thiếu thợ nên mô hình 9 hoàn toàn rất thích hợp với xu thế chung của xã hội, đất nước đang rất cần những công nhân giỏi về mọi lĩnh vực nhất là trong thời đại 4.0".
Cũng theo cô Lan: "Chương trình 9 ở Trường Trung cấp Công nghệ Thăng Long - Hà Nội mà tôi đã có dịp tham khảo thì thấy đây là một mô hình Giáo dục hay, giúp cho học sinh có nhiều cơ hội để phát triển hết khả năng của mình.
Các em được ra nước ngoài học tập mở mang suy nghĩ, kiến thức, cũng như định hướng nghề nghiệp của bản thân.
Thực tế, nhiều năm qua học sinh Việt Nam đã được học tập và giao lưu với những nước có nền kinh tế phát triển thì các em đã học được rất nhiều kiến thức thực tế".
Theo học nghề, các em không những được học hỏi về kỹ năng mà còn học được ý thức, tư duy, nghiêm túc trong công việc của người nước ngoài. Những điều đó chỉ có được khi tiếp xúc học hỏi thực tế.
Những kiến thức đó được các em mang về nước áp dụng cho công việc thực tế mà chính các em đang thực hiện. Nó dần tạo nên và hình thành một lớp người mới, trẻ trung có tay nghề cao cũng như ý thức nghiêm túc trong mọi công việc.
"Tôi cho rằng đó sẽ là một thế hệ không Đại học, nhưng các em đang mang trong mình những điều văn minh đã học được, các em sẽ đại diện cho lớp trẻ có kiến thức thực tế chứ không phải lý thuyết suông.
Thế hệ đó rất đáng được coi trọng và tin tưởng, các em sẽ làm thay đổi cách nhìn cũng như tư duy của rất nhiều người, vốn chỉ coi con đường vào Đại học là duy nhất để đi đến thành công", cô Lan nhấn mạnh.
Hội thảo Du học Đức tại Hà Nội được rất nhiều các em học sinh và phụ huynh quan tâm tìm hiểu. Ảnh: Tùng Dương.
Dốt mới học nghề?
Cô Lan chia sẻ: "Đó là quan niệm và suy nghĩ hoàn toàn sai lầm! Thực tế việc phân luồng học sinh không phải bây giờ mới có, nhưng việc truyền thông để các phụ huynh hiểu rõ bản chất của việc phân luồng thì thực sự là chưa nhiều.
Cho đến thời điểm này có nhiều phụ huynh vẫn nghĩ rằng con tôi nhất định phải đi học cấp 3, phải học Đại học...Chứ không phải đi học nghề bởi quan niệm học dốt quá mới phải đi học nghề".
Nhiều gia đình cho rằng con mình đi học nghề sẽ làm cho bố mẹ xấu hổ, sợ mang tiếng không thi được vào lớp 10, không được học cấp 3 công lập nên mới phải đi học nghề.
Năm nay, vấn đề phân luồng học sinh được truyền thông mạnh mẽ hơn cũng như sự đồng loạt triển khai từ Bộ xuống Sở, cho đến các trường giúp cho rất nhiều phụ huynh hiểu được đúng về vấn đề học nghề hay chương trình 9 .
Cô Lan cho biết: "Trước đây chỉ có khoảng dưới 10% phụ huynh hiểu đúng về việc phân luồng học sinh, thì tới năm nay con số này đang tăng lên 40 % và thậm chí nhiều khu vực là 60%. Đó cũng là một tín hiệu đang mừng.
Nhiều phụ huynh cũng xác định một hướng đi, một bước ngoặt mới cho tương lai của con mình, họ cũng đã định hướng và lựa chọn các trường nghề phù hợp hoặc chương trình 9 .
Có rất nhiều phụ huynh tỏ ra hào hứng và tự tin khi con mình chọn và theo học ở trường nghề".
Cái gốc của sự thay đổi
Việc cần làm hiện nay là phải thay đổi suy nghĩ của phụ huynh, đó là mấu chốt của vấn đề, phụ huynh có thông thì việc phân luồng mới có hiệu quả.
"Có rất nhiều học sinh chia sẻ với tôi rằng: Con biết khả năng của mình không thi được vào lớp 10, con chỉ thích học nghề này thôi cô ạ, nhưng bố mẹ con không cho và cứ nhất định bắt con phải thi.
Những em học sinh đó lên lớp hôm nào cũng ngồi ủ rũ, chống cằm và tỏ thái độ vô cảm với những tiết ôn thi. Tinh thần của những em đó quá mệt mỏi và áp lực.
Nhiều em tâm sự nhờ tôi nói giúp cho bố mẹ em đó hiểu được việc học nghề. Vậy cho nên đối tượng cần phải đả thông suy nghĩ đầu tiên là các bậc phụ huynh.
Năm nào tôi cũng mời các chuyên gia đến trường để tư vấn cho học sinh về hướng nghiệp nghề và bản thân các em cũng rất hiểu và hào hứng", cô Lan nói.
Mục tiêu chung là để các em học sinh và gia đình hiểu được việc hướng nghiệp, chọn nghề phù hợp trong tương lai là rất quan trọng, bản thân các em phải là người nhận thức và lựa chọn cho đúng.
Việc này phải rất kiên trì để họ hiểu về chủ trương hay mô hình 9 này, phân tích mặt được và không được, rồi thực tế học lực của con em họ, về điều kiện kinh tế của gia đình, rồi sau cùng là nói đến mong muốn của các con."Một vấn đề khó khăn mà tôi vẫn thường gặp phải khi tiến hành phân luồng học sinh, có phụ huynh nghe hiểu và thông, nhưng có những phụ huynh tôi phải gặp đến 10 lần.
Có trường hợp phụ huynh nghe xong thì hiểu nhưng vẫn nhất quyết bắt con phải thi vào 10 cho bằng nhà bên hàng xóm.
Ngay trường chúng tôi hiện nay có khoảng 20 phụ huynh như vậy mặc dù lực học của 20 em này rất kém, khó có khả năng thi đậu.
Nếu như các phụ huynh thay đổi quan niệm thì thời gian con em họ học tập sẽ không nhiều, các em có thể vào đời kiếm sống, cống hiến cho xã hội sớm hơn và tự vươn lên khẳng định bản thân mình.
Như vậy sẽ tốt hơn với những em đã học kém nhưng lại bị kéo dài thời gian học tại các trường dân lập hay các trường bổ túc.
Bởi mục đích cuối cùng là để giúp tất cả các em học sinh đều được đến trường và không có ai bị thất nghiệp.
Mặc dù rất thích nhưng các em nói quyền quyết định vẫn là do bố mẹ. Theo tôi đó cũng là một cản trở", cô Lan chia sẻ.
Những thế hệ học sinh này nếu không được đến trường, lại không được đào tạo nghề thì sẽ trở thành một vấn nạn rất lớn cho xã hội, dẫn đến những hành vi tiêu cực.
"Một số trường hợp mà tôi biết các em học nghề ra sau 3 năm đã tự mở được những xưởng điện lạnh và hiện có thu nhập rất cao, bản thân tôi cũng đã phải thuyết phục gia đình em đó rất nhiều trước khi em đó muốn học nghề.
Một em nữa cũng đi học trường nghề và hiện nay em đã thành lập một công ty thiết kế quảng cáo với thu nhập cao và ổn định", cô Lan nói.
Tùng Dương
Theo giaoduc.net
Dấu ấn giáo dục hướng nghiệp Trong Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, giáo dục hướng nghiệp được xây dựng trên cơ sở kế thừa ưu điểm của chương trình giáo dục hướng nghiệp hiện hành; bám sát nội dung Đề án "Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong GDPT giai đoạn 2018 - 2025". Nội dung giáo dục hướng nghiệp trong...