Bắc Giang: Phát triển mô hình vườn rau sạch trong trường học
Những năm gần đây, các trường học ở Bắc Giang đã xây dựng môi trường xanh ngay tại trường. Cùng với việc trồng cây xanh, các trường tận dụng những khoảng đất trống để lập mô hình vườn rau sạch.
Niềm vui thu hoạch của cô trò trường MN Bích Sơn
Năm học này, trường Tiểu học Bích Sơn ( huyện Việt Yên, Bắc Giang) đã khởi xướng mô hình trồng rau sạch sớm hơn mọi năm. Công việc trồng rau do Ban đại diện cha mẹ học sinh hỗ trợ về phân bón, nhà trường lo về hạt giống, cây và giáo viên là người trực tiếp giúp đỡ học sinh kỹ năng, kiến thức gieo trồng và chăm sóc.
Tận dụng những khu đất trống, nhà trường đã tổ chức cho thầy cô cùng các em học sinh trồng rau xanh trong các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp. Theo đó, học sinh mỗi lớp sẽ phụ trách vườn rau của lớp mình. Các em tự xới đất, gieo hạt, tưới cây đến chăm sóc, vun trồng. Sau khi có rau thành phẩm, các lớp sẽ tổ chức thu hoạch theo từng đợt, phục vụ bữa ăn hằng ngày cho học sinh, nhiều trường mở phiên chợ bán rau sạch cho phụ huynh.
Từ một số loại rau dễ trồng ban đầu như cải mầm, rau muống, đến nay vườn rau của học sinh các trường MN, Tiểu học, THCS đã có thêm nhiều loại mới như cải bẹ xanh, cải ngọt, rau mồng tơi, giúp học sinh mở rộng thêm kiến thức về đặc điểm phát triển của các loại rau, cũng như hiểu rõ cách chăm sóc, vun trồng từng loại cây, qua đó góp phần hình thình thói quen bổ sung rau vào thực đơn ăn uống của gia đình.
Nhiều năm học gần đây vườn rau của các nhà trường luôn xanh tốt, các em học sinh đã có kinh nghiệm trồng rau vì thế cả cô và trò đều rất hào hứng với công việc này. Mùa nào thức nấy, bốn mùa học sinh nhà trường đều có rau xanh để cải thiện bữa ăn, đảm bảo chất lượng, tạo cảnh quan xanh mát trong khuôn viên nhà trường.
Video đang HOT
Vườn rau của trường tiểu học Bích Sơn
Cô Phan Thị Thu Hiền – Hiệu trưởng trường Tiểu học Bích Sơn cho biết: Nhà trường đã tận dụng khu đất trống trong trường và cho học sinh tham gia sản xuất. Qua quá trình tăng gia sản xuất như vậy thứ nhất là tạo cho học sinh ý thức, trách nhiệm trong quá trình học tập và trong quá trình chăm sóc, thứ hai nữa là tăng thêm nguồn thu nhập.
Từ quá trình trồng rau như vậy các em tự chăm sóc rau nhập vào nhà ăn bán trú của trường rồi lấy nguồn kinh phí đó để tổ chức các hoạt động cho lớp. Qua những hoạt động như vậy, chúng tôi thấy rất thiết thực và giáo dục cho học sinh rất nhiều ý thức về học tập, về quá trình chăm sóc bản thân, về ý thức lao động.
Mô hình vườn rau xanh đã tạo điều kiện để học sinh được rèn luyện mình, có ý thức về lao động, biết trân trọng những thành quả lao động gắn việc học đi đôi với hành, nhà trường gắn với lao động sản xuất. Khi đến đợt thu hoạch, rau sẽ được bán lại cho nhà bếp tại trường và số tiền thu được sẽ gây quỹ của công đoàn trường để khen thưởng đối với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó vươn lên trong học tập và rèn luyện.
Bà Đỗ Thị Hương – Trưởng Phòng GD& ĐT huyện Việt Yên cho biết: Mô hình gắn việc giảng dạy với thực tiễn lao động sản xuất, qua đây giúp các em học sinh được làm quen với mô hình nông nghiệp sạch và được thực hành thực tế. Nhờ vậy trường học trở nên gần gũi hơn với giáo viên và học sinh, tạo môi trường dạy và học thoải mái, hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Để cây xanh trường học không còn là nguy cơ với học sinh
Vụ việc cây phượng bật gốc trong sân trường khiến học sinh tử vong rất đau lòng, nhưng không phải vì thế mà nói 'không' với cây xanh.
Học sinh một trường THPT ở Q.1 (TP.HCM) học thể dục dưới bóng cây - ẢNH: THÚY HẰNG
Ngược lại, phải xem đây là dịp để có cách kiểm soát tốt hơn việc trồng cây xanh và những nguy cơ khác trong trường học.
Cây xanh không có lỗi
Trong trường học hay trong đô thị, cây xanh không có lỗi, nếu con người biết bảo vệ, chăm sóc cây đúng cách, đó là tài sản quý giá với môi trường sống.
Chị Đỗ Thị Thanh Huyền, nhà sáng lập, Giám đốc điều hành Trung tâm bảo tồn thiên nhiên Gaia (Q.2, TP.HCM), đơn vị thường xuyên phối hợp với các nhà hảo tâm tổ chức chương trình trồng rừng, cho biết tùy từng trường học, địa hình từng nơi sẽ có danh mục những loại cây trồng phù hợp.
Ngày 28.5, trao đổi với các cơ quan báo chí, chị Đỗ Thị Thanh Huyền cho biết đơn vị đang gửi tâm thư "Trường học cần cây xanh" tới các trường học trong TP.HCM. Trong thư, chị Huyền - người có hơn 20 năm kinh nghiệm bảo tồn thiên nhiên và giáo dục học sinh, bày tỏ nỗi lo lắng nếu vì lo ngại cây mất an toàn mà đốn bỏ hết cây xanh hoặc không trồng cây tại trường học thì đó sẽ là thiệt thòi lớn cho con người và môi trường.
Chị Huyền khẳng định: "Các mảng xanh trong trường học, đặc biệt là các trường học tại các thành phố lớn góp phần khích lệ và duy trì tương tác của học sinh với thiên nhiên, tạo sự cân bằng trong quá trình phát triển thể chất và tinh thần, khích lệ tính sáng tạo và tư duy tích cực của các em".
Duy trì mảng xanh mà vẫn an toàn
Trong tâm thư, Trung tâm bảo tồn thiên nhiên Gaia gợi ý các giải pháp để duy trì mảng xanh trong trường học mà vẫn đảm bảo an toàn cho học sinh: Rà soát kiểm tra định kỳ cây xanh trong trường học hằng năm, đặc biệt là trước mùa mưa bão. Hướng dẫn học sinh các quy tắc an toàn trong mùa mưa bão, đề phòng cây đổ, điện giật... Học sinh nên tránh không sinh hoạt dưới gốc cây, đặc biệt vào những ngày trời gió to hoặc sau trận mưa bão. Học sinh cũng cần học cách quan sát xung quanh, khẩn trương chạy ra xa khi thấy cây bắt đầu có hiện tượng rung lắc mạnh.
"Trước khi trồng cây tại khuôn viên các trường học, cần được sự tư vấn của các chuyên gia về cây xanh trong môi trường học đường để chọn được loài cây phù hợp. Khi trồng cây, cần lưu ý kỹ thuật trồng cây, đào hố đủ to, đủ sâu... giúp bộ rễ phát triển sâu rộng, bám vững vàng vào đất. Lưu ý kích thước cây, những cây to, đường kính thân lên tới 20 - 30 cm, khi trồng sẽ nhanh tạo bóng râm, nhưng rễ lại không bám sâu vào lòng đất, do vậy khả năng đổ ngã cao hơn so với trồng cây nhỏ hơn", chị Huyền nhận định.
Tôn trọng quy luật phát triển tự nhiên của cây
Anh Ngọc Hồ, quản trị của diễn đàn "Thích trồng cây" với hơn 360.000 thành viên, chia sẻ: "Đi trên đường, gặp cây xanh thì cái nắng cũng hóa dịu mát. Trong trường học cũng vậy, cây xanh rất cần cho tâm hồn các em. Chúng ta thấy các bài văn, thơ, bài hát về trường học cho trẻ em đều gắn với cây xanh. Trường học không thể thiếu cây, nhiều trường còn phát động các em học sinh mang cây tới trường, trồng cây, treo cây tạo mảng xanh. Đó thật sự là việc nên làm trong bối cảnh biến đổi khí hậu khắp nơi".
Tuy nhiên, theo anh Hồ, trồng cây ở trường học, cần tuân thủ danh mục cây được phép trồng và điều quan trọng nhất, hãy tôn trọng quy luật phát triển tự nhiên của cây.
"Đơn vị trồng cây và đơn vị làm bê tông, các công trình ngầm lại không phải cùng một bên nên nhiều khi vì để thuận tiện cho công việc của mình, sợ rễ cây chồi lên làm hư hỏng mặt đường bê tông, làm hỏng đường ống nước, hoặc để trồng cây xanh, người ta cắt bỏ rễ cọc của cây đi, thế là thành "cây không chân". Cây thân gỗ, cây lâu năm sống bằng rễ cọc, nó luồn sâu bám chặt vào lòng đất, nếu không có rễ cọc, chỉ có các rễ chùm vươn ra thì cây không thể vững chãi, có thể đổ bất cứ lúc nào", anh Ngọc Hồ nói.
Khi trường học không còn an toàn Những sự việc mất an toàn sức khoẻ và tinh thần với học sinh, sự mâu thuẫn gay gắt giữa phụ huynh và nhà trường liên tiếp diễn ra trong các trường học thời gian qua khiến nhiều người lo ngại khi nơi đây không còn an toàn, vui vẻ. Mái trường vôn là nơi để học tập, rèn luyện, nuôi dưỡng và...