Bắc Giang mở rộng không gian phát triển du lịch
Theo Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang Trần Minh Hà, tỉnh tập trung đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, kích cầu để thu hút khách du lịch, phục hồi tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch địa phương trong tình hình mới.
Khu du lịch Khuôn Thần thuộc xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) nhìn từ trên cao. Ảnh: Thành Đạt/TTXVN
Theo đó, tỉnh Bắc Giang mở rộng phát triển không gian du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hóa, thể thao giải trí ngoài trời gắn với các danh lam thắng cảnh, di tích văn hóa lịch sử đặc sắc của tỉnh, các khu vực, địa điểm có điều kiện thuận lợi phát triển các khu nghỉ dưỡng, khu thể thao giải trí ngoài trời phục vụ phát triển du lịch và nhu cầu trong tỉnh, vùng Thủ đô Hà Nội, các khu vực xung quanh.
Bắc Giang ưu tiên phát triển các khu du lịch theo hướng liên kết không gian du lịch vùng, các địa phương xung quanh, kết nối hình thành các tuyến, tour du lịch liên vùng (Hà Nội – Bắc Ninh – Bắc Giang – Lạng Sơn, Hà Nội – Bắc Giang – Quảng Ninh – Hà Nội, Hà Nội – Quảng Ninh – Bắc Giang – Hà Nội, Thái Nguyên – Bắc Giang – Quảng Ninh…). Tỉnh tập trung xúc tiến thu hút đầu tư hình thành và phát triển 5 không gian du lịch gồm: Không gian du lịch Tây Yên Tử (tả ngạn sông Lục Nam), bao gồm một phần huyện Yên Dũng, Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động – khu vực phía Đông tỉnh; Không gian du lịch sinh thái nông nghiệp, nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi, giải trí (hữu ngạn sông Lục Nam, tả ngạn sông Thương), gồm huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Lạng Giang – khu vực phía Đông Bắc tỉnh; Không gian du lịch gắn với Khởi nghĩa Yên Thế (hữu ngạn sông Thương- tả ngạn sông Cầu), gồm huyện Yên Thế, huyện Tân Yên – khu vực phía Tây Bắc tỉnh; Không gian văn hóa Quan họ, lịch sử An toàn khu (Nam hữu ngạn sông Thương- tả ngạn sông Cầu), gồm huyện Việt Yên, Hiệp Hòa – khu vực Tây Nam tỉnh; Không gian dịch vụ du lịch, thể thao, vui chơi giải trí, lịch sử, tâm linh, nghỉ dưỡng (tả ngạn sông Cầu, tả – hữu sông Thương), bao gồm thành phố Bắc Giang, huyện Yên Dũng – khu vực trung tâm và phía Nam tỉnh.
Thời gian tới, tỉnh tập trung xúc tiến, quảng bá, thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng, dịch vụ xây dựng 3 khu du lịch có quy mô lớn, thương hiệu nổi bật, tạo sức lan tỏa cho phát triển du lịch của tỉnh và định hướng đảm bảo các tiêu chuẩn, tiêu chí khu du lịch quốc gia gồm: Khu Du lịch Tây Yên Tử – theo dấu chân Phật tổ thiền phái Trúc Lâm Yên Tử; Khu Du lịch sinh thái, miệt vườn, nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi, giải trí Lục Ngạn với trung tâm hồ Khuôn Thần; Khu Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi, giải trí núi Nham Biền. Bên cạnh đó, Bắc Giang thu hút đầu tư, phát triển các khu, điểm du lịch cấp tỉnh như: Khu du lịch văn hóa, vui chơi giải trí Đồng Cao; Khu Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hóa Bản Ven – Xuân Lung – Thác Ngà; Khu Du lịch văn hóa, tâm linh, sinh thái nghỉ dưỡng Tiên Sơn – Vân Hà; Khu Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí Hương Sơn, huyện Lạng Giang.
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang tham mưu cơ chế hỗ trợ hình thành các điểm du lịch cộng đồng tại An Lạc, Đồng Cao, Bản Mậu (huyện Sơn Động), Bản Ven, Bản Xoan (huyện Yên Thế); Làng cổ Thổ Hà (huyện Việt Yên); Khe Nghè (huyện Lục Nam); Bản Bắc Hoa (huyện Lục Ngạn). Cùng đó, ngành phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố quy hoạch đất thương mại dịch vụ, thu hút đầu tư hình thành từ 2-3 khách sạn tiêu chuẩn 5 sao, 8-15 khách sạn tiêu chuẩn 4 sao và khoảng trên 100 khách sạn du lịch tiêu chuẩn từ 1-3 sao. Bắc Giang còn tập trung quảng bá và hình thành các sản phẩm du lịch mang tính chất đặc trưng, đặc thù hướng tới hình thành thương hiệu du lịch Bắc Giang như: Con đường Hoằng dương Phật pháp Tây Yên Tử, golf Bắc Giang…
Tỉnh đã tập trung thực hiện các giải pháp kích cầu du lịch và tăng cường tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch năm 2022. Bắc Giang đã hoàn thiện Đề án “Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang ứng phó linh hoạt, thích ứng trạng thái bình thường mới đối với đại dịch COVID-19 giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn 2050″; Đề cương nhiệm vụ triển khai xây dựng phần mềm Hệ thông tin quản lý du lịch thông minh tỉnh, giai đoạn 2021-2025.
Video đang HOT
Thời gian qua, tỉnh Bắc Giang đã quy hoạch, đầu tư và thu hút đầu tư vào các khu, điểm du lịch của tỉnh với các sản phẩm du lịch chính là du lịch văn hóa – tâm linh, thể thao nghỉ dưỡng như Khu Du lịch Tâm linh – Sinh thái Tây Yên Tử; Sân golf, dịch vụ Yên Dũng; Khu Di tích lịch sử lưu niệm Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân (Khu 12), Di tích quốc gia đặc biệt Địa điểm Chiến thắng Xương Giang; Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng (huyện Yên Dũng)…
Tỉnh đã bước đầu hình thành một số không gian du lịch như: Khu vực phía Đông tỉnh (huyện Lục Ngạn, Sơn Động) tập trung khu vực rừng nguyên sinh Khe Rỗ, Khu Du lịch tâm linh – sinh thái Tây Yên Tử, Đồng Cao, du lịch cộng đồng An Lạc, huyện Sơn Động và vườn cây ăn quả huyện Lục Ngạn. Khu vực phía Tây tỉnh (huyện Yên Thế, Việt Yên) tập trung khu vực Khu Di tích khởi nghĩa Yên Thế, chùa Bổ Đà. Khu vực trung tâm tỉnh (thành phố Bắc Giang, huyện Yên Dũng, Lục Nam) hoạt động du lịch phát triển tại một số điểm như chùa Vĩnh Nghiêm, Khu Du lịch sinh thái Suối Mỡ…
Tỉnh cũng hình thành một số sản phẩm du lịch chính, tạo điểm nhấn cho du lịch địa phương như du lịch văn hóa – tâm linh gắn với các di tích đình, chùa (Du lịch Tây Yên Tử – theo dấu chân Phật Hoàng Trần Nhân Tông; Vĩnh Nghiêm, Bổ Đà, đình Lỗ Hạnh …); du lịch lịch sử – văn hóa gắn với các sự kiện, di tích lịch sử (khởi nghĩa Yên Thế, thành cổ Xương Giang, An toàn khu II Hiệp Hòa…); du lịch sinh thái gắn với các cảnh quan tự nhiên (Khe Rỗ, Tây Yên Tử, Đồng Cao, Xuân Lung – Thác Ngà, hồ Cấm Sơn, Khuôn Thần …); du lịch cộng đồng, trải nghiệm đời sống sinh hoạt cộng đồng các dân tộc (bản Ven, xã Xuân Lương, huyện Yên Thế; bản Nà Ó, xã Vĩnh An, huyện Sơn Động).
Hà Nội tổ chức hai không gian đi bộ đêm tại hồ Ngọc Khánh và Trúc Bạch
Theo UBND quận Ba Đình, hiện nay quận đã báo cáo và đề nghị Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội xem xét và chấp thuận việc tổ chức Khu phố kinh doanh dịch vụ, đi bộ khu vực hồ Ngọc Khánh và hồ Trúc Bạch.
Hồ Ngọc Khánh nhìn từ trên cao.(Nguồn: Wiki)
Theo Ủy ban Nhân dân quận Ba Đình (Hà Nội), hiện nay quận đã báo cáo và đề nghị Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội xem xét và chấp thuận việc tổ chức Khu phố kinh doanh dịch vụ - đi bộ khu vực hồ Ngọc Khánh (phường Ngọc Khánh) và Khu phố ẩm thực đêm kết hợp đi bộ Đảo Ngọc-Ngũ Xã (bán đảo Trúc Bạch, phường Trúc Bạch). Nếu được chấp thuận, quận sẽ sớm triển khai, đưa vào phục vụ nhân dân Thủ đô và du khách.
Khai thác lợi thế dịch vụ và cảnh quan khu vực hồ Ngọc Khánh
Khu phố kinh doanh dịch vụ-đi bộ khu vực hồ Ngọc Khánh gồm tuyến phố Phạm Huy Thông và 8 nhánh rẽ là các ngõ đi chung kết nối hồ với các tuyến phố Kim Mã-Nguyễn Chí Thanh và La Thành. Quận Ba Đình dự kiến tổ chức đi bộ trên đoạn phố Phạm Huy Thông ven bờ hồ từ số 10 Phạm Huy Thông, vòng quanh hồ đến ngã ba Dốc Viện Nhi, số 92 Phạm Huy Thông có chiều dài khoảng 340m, mặt cắt ngang đường trung bình khoảng 10-13 m.
Tại đây, quận tổ chức sắp xếp các quầy hàng; phát triển các hoạt động kinh doanh giải trí (quán ăn, quán cà phê...) hiện có, kết hợp chợ hàng hóa, sản phẩm OCOP kết hợp với hoạt động văn hóa, văn nghệ đường phố vào ngày cuối tuần và kỳ lễ hội.
Thời gian đầu sẽ thí điểm tổ chức đi bộ từ 9 giờ đến 22 giờ các ngày thứ 6, 7 và Chủ nhật. Sau đó sẽ xem xét tổ chức đi bộ 7 ngày/tuần.
Quận Ba Đình cũng xây dựng phương án đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất cho tuyến phố kinh doanh dịch vụ tại khu vực không gian đi bộ hồ Ngọc Khánh. Đồng thời, quận nghiên cứu tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ tại khu vực bờ Tây hồ; tổ chức định kỳ các hoạt động văn hóa nghệ thuật đường phố; bố trí các điểm giao thông tĩnh đáp ứng cho người dân gửi phương tiện vào tham quan, vui chơi, mua sắm trong không gian đi bộ.
Việc tổ chức Khu phố kinh doanh dịch vụ - đi bộ khu vực hồ Ngọc Khánh nhằm tạo không gian thúc đẩy phát triển các hoạt động thương mại, dịch vụ tại khu vực hồ và phụ cận; đồng thời, tạo lập cảnh quan với các không gian mở hướng hồ, thu hút khách tham quan, mua sắm, cải thiện môi trường sống của người dân trong khu vực.
Khu vực hồ Ngọc Khánh có cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, đông dân cư, nhiều người nước ngoài lưu trú, cảnh quan đẹp. Đồng thời, tuyến phố Phạm Huy Thông có các nhà hàng, quán café đồ uống, các khu căn hộ, văn phòng cho người nước ngoài thuê và các cửa hàng dịch vụ thiết yếu tập trung với mật độ cao. Đây chính là thuận lợi, tiềm năng để phát triển khu phố kinh doanh dịch vụ.
Phát huy văn hóa, ẩm thực Đảo Ngọc-Ngũ Xã
Hồ Trúc Bạch
Đảo Ngọc - Ngũ Xã, phường Trúc Bạch, thực chất là một đảo nhỏ. Theo sử sách, xa xưa quanh đây có nghề lụa làng Trúc, còn làng Ngũ Xã xưa với tên gọi là Đảo Ngọc - Ngũ Xã nổi tiếng với nghề đúc đồng. Tuy nhiên đến cuối thế kỷ 20, do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa nên nghề đúc đồng truyền thống mai một dần, nhường chỗ cho hàng quán và trở thành khu ẩm thực.
Trong khu vực có chùa Thần Quang và đình Ngũ Xã là hai di tích lịch sử - văn hóa nằm ở vị trí trung tâm của đảo, gần với các danh thắng nổi tiếng như Quảng trường Ba Đình, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hoàng thành Thăng Long, đền Quán Thánh, Phố cổ Hà Nội.
Đến nay, các dịch vụ ẩm thực đã trở thành thương hiệu, một điểm đến, điểm nhấn của khu vực này với lượng du khách trong và ngoài nước đến tham quan, thưởng thức các món ẩm thực rất đông (trung bình ban ngày có khoảng 200 người đến 400 người, buổi tối khoảng 300 đến 600 người).
Quận Ba Đình hình thành Khu phố dịch vụ ẩm thực đêm Đảo Ngọc - Ngũ Xã, phường Trúc Bạch; trong đó xác định đoạn tuyến phố Ngũ Xã và Nguyễn Khắc Hiếu là tuyến đi bộ.
Phạm vi Khu phố ẩm thực đêm bao gồm toàn bộ Đảo Ngọc- Ngũ Xã, phường Trúc Bạch với 7 tuyến phố là Ngũ Xá, Trần Tế Xương, Nguyễn Khắc Hiếu, Mạc Đĩnh Chi, Nam Tràng, Lạc Chính và Trấn Vũ; lấy trung tâm là 2 tuyến phố chạy ngang và dọc đảo gồm Ngũ Xã, Nguyễn Khắc Hiếu dài khoảng 120 m, mặt cắt ngang đường trung bình khoảng 8 m.
Thời gian tổ chức đi bộ dự kiến triển khai vào quý IV năm 2022. Theo đó, quận sẽ thí điểm cấm phương tiện giao thông để tổ chức khu phố ẩm thực tại 1 đoạn phố Ngũ Xã và Nguyễn Khắc Hiếu từ 19 giờ đến 24 giờ các ngày thứ 6, 7 và Chủ nhật. Sau đó sẽ xem xét tổ chức Khu phố ẩm thực 7 ngày/tuần và tăng thêm thời gian cấm phương tiện giao thông từ 19 giờ tối đến 5 giờ sáng hôm sau.
Bên cạnh phát triển các hoạt động kinh doanh (quán ăn, quán cà phê,...) hiện có tại đây, quận sẽ kết hợp tổ chức chợ hàng hóa, sản phẩm OCOP và hoạt động văn hóa, văn nghệ đường phố vào ngày cuối tuần, kỳ lễ hội.
Theo Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Ba Đình Tạ Nam Chiến, chính quyền sở tại đã lấy ý kiến các hộ gia đình trong khu vực đề án. Theo đó, đề án triển khai Khu phố kinh doanh dịch vụ - đi bộ khu vực hồ Ngọc Khánh có 92,2% người dân được lấy ký kiến đồng thuận; đề án tổ chức Khu phố ẩm thực đêm kết hợp đi bộ Đảo Ngọc - Ngũ Xã có 97,6% người được lấy ý kiến đồng thuận.
Hà Nội: Khai trương Du lịch Ba Vì năm 2022 Ngày 16/4, tại Khu du lịch Ao Vua (Ba Vì, Hà Nội) diễn ra khai mạc Lễ hội Du lịch Ba Vì 2022 với chủ đề Du lịch Ba Vì - Trải nghiệm xanh, an toàn. Đây là chuỗi hoạt động cùng hưởng ứng chương trình kích cầu ngành Du lịch, sau hai năm đình trệ bởi dịch Covid-19. Ông Nguyễn Mạnh Quyền...