Bà trùm xăng dầu cùng 26 đồng phạm bị đề nghị truy tố tội trốn thuế
Ngày 22/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đã công bố Kết luận điều tra vụ án hình sự đối với Nguyễn Đức Dần (SN 1986) và đồng phạm, đồng thời chuyển Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp truy tố 26 bị can về tội trốn thuế xảy ra tại tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu…
Đây là vụ án từ kết quả mở rộng điều tra từ “đại án” buôn lậu xăng dầu do Phan Thanh Hữu cầm đầu đã bị Công an tỉnh Đồng Nai chủ trì, phối hợp triệt phá từ đầu năm 2021.
Quá trình điều tra xác định, Nguyễn Thăng Long – Giám đốc Công ty TNHH Xăng Dầu 55555 (Đồng Nai) ngoài việc mua xăng trong đường dây của Phan Thanh Hữu thì còn mua số lượng lớn xăng không có hóa đơn, chứng từ của bà Mai Thị Dần (SN 1966) – Giám đốc Công ty TNHH Hà Lộc tại TP Vũng Tàu và chồng là Nguyễn Đức Chuyên.
Bà Dần bị bắt tại Công ty Hà Lộc.
Cụ thể, năm 2018 vợ chồng bà Dần được Nguyễn Đức Dần (cháu ruột của Chuyên) rủ mua xăng dầu không rõ nguồn gốc, không có hóa đơn chứng từ với giá rẻ hơn các mối khác. Nguyễn Đức Dần hẹn những người bán xăng sử dụng tàu chở hàng đến cảng xăng, dầu Phước An của Công ty Hà Lộc giao dịch. Sau đó Nguyễn Đức Dần giao xăng, dầu cho quản lý kho là Tống Tất Thắng hoặc Trần Hoàng Diệu ở TP Vũng Tàu để bơm vào kho.
Mỗi lần nhập kho Nguyễn Đức Dần được Mai Thị Dần chiết khấu từ 200 đến 300 đồng/lít. Sau đó vợ chồng bà Dần chỉ đạo kế toán của công ty là Lê Thị Thùy Linh xuất bán xăng cho các đầu mối như: Công ty TNHH Xăng Dầu 55555 của Nguyễn Thăng Long và một số khách hàng khác ở một số tỉnh như Bình Dương, tỉnh Đắc Lắc với chiết khấu từ 200 đến 300 đồng/lít.
Cảng nhập xăng dầu của Công ty Hà Lộc tại TP Vũng Tàu.
Video đang HOT
Tháng 6/2018, Nguyễn Đức Dần và ông Chuyên góp vốn thành lập Công ty TNHH đầu tư thương mại vận tải Hà Anh, trong đó ông Chuyên đóng góp 80%. Để hợp thức hóa, một số tàu của Công ty Hà Lộc được bán lại cho Công ty Hà Anh để chuyên ra biển nhập xăng lậu. Các tàu của Công ty Hà Anh ra vùng biển quốc tế vào ban đêm, sau khi Nguyễn Đức Dần đã liên lạc và thương lượng giá cả cho bên bán qua ứng dụng Telegram.
Những người bán xăng sẽ gửi cho Nguyễn Đức Dần tọa độ điểm hẹn để tàu đến đúng vị trí giao dịch nhằm tránh sự phát hiện của lực lượng chức năng. Khi đến nơi, Nguyễn Đức Dần chỉ đạo thuyền trưởng phát tín hiệu bằng cách chớp đèn pha để xác định tàu bán xăng. Thuyền trưởng sau đó sẽ cho tàu cặp mạn với tàu bán xăng để bơm xăng và trả tiền mặt. Trước khi bơm xăng Nguyễn Đức Dần sẽ cho tiền vào túi, cột vào dây cho phía đối tác kéo lên.
Đếm đủ tiền, tàu này sẽ đưa ống xăng xuống bơm qua cho tàu Hà Anh. Sau khi giao dịch xong, tàu của Nguyễn Đức Dần lập tức quay về cảng xăng dầu Phước An trước khi trời sáng. Theo chỉ đạo của ông Chuyên, quản lý phối hợp với thuyền viên trên tàu bơm xăng dầu vào kho, giao cho kế toán Thùy Linh theo dõi. Mỗi chuyến, Nguyễn Đức Dần trả thêm cho mỗi thuyền viên từ 150 nghìn đồng đến một triệu đồng.
Cơ quan điều tra xác định, từ tháng 7/2020 đến tháng 10/2021, các tàu Hà Anh đã nhập vào kho xăng dầu của Công ty Hà Lộc hơn 7,4 triệu lít xăng và hơn 2,1 triệu lít dầu. Số lượng xăng dầu trên vợ chồng bà Dần đã xuất bán cho các đầu mối không có hóa đơn chứng từ với chiết khấu từ 200 đến 300 đồng/lít.
Kết quả giám định xác định số lượng xăng dầu có thuế giá trị gia tăng còn phải nộp ngân sách hơn 15 tỷ đồng. Theo Cơ quan điều tra, đây là vụ án có tổ chức, trong đó bị can Nguyễn Đức Dần giữ vai trò chủ mưu, Nguyễn Đức Chuyên và Mai Thị Dần được xác định đồng phạm. Ngoài 3 bị can nói trên, vụ án này còn có 24 bị can khác là giám đốc công ty xăng dầu, thuyền trưởng, thuyền viên, quản lý kho, nhân viên bán hàng cũng bị đề nghị truy tố về tội trốn thuế.
Đường dây buôn lậu 200 triệu lít xăng dầu: Tháng nào cũng phải chi phí 'bôi trơn'
Trả lời xét hỏi từ phía luật sư chi phí cho từng chuyến buôn lậu xăng dầu, bị cáo Phan Thanh Hữu, một trong những người cầm đầu đường dây buôn lậu 200 triệu lít xăng dầu khai rằng có chi phí "bôi trơn" hàng tháng.
Theo cáo trạng, từ năm 2019, Phan Thanh Hữu, Đào Ngọc Viễn cùng cựu đại tá Phùng Danh Thoại, cựu Trưởng phòng Xăng dầu, Cục Hậu cần, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển (đã bị Tòa án quân sự Quân khu 7 tuyên phạt 7 năm tù về tội "buôn lậu") và Phạm Hùng Cường (đang bị truy nã) tham gia góp vốn 32,4 tỉ đồng để buôn lậu xăng dầu từ Singapore về Việt Nam tiêu thụ.
Số tiền này giao cho Hữu quản lý với tỷ lệ góp vốn 40% (13,1 tỉ đồng) và Viễn 60% (19,3 tỉ đồng, trong đó Viễn 10%, còn Thoại và Cường chiếm 50%).
Bị cáo Hữu (bên trái) và Viễn tại phiên tòa. Ảnh T.D.
Từ tháng 1 - 2.2022, đường dây này vận chuyển gần 200 triệu lít xăng A95 về Việt Nam với trị giá 2.596 tỉ đồng. Trong đó bị cáo Hữu thu lợi 156 tỉ đồng, bị cáo Viễn thu lợi gần 47 tỉ đồng.
Cáo trạng cáo buộc Viễn có nhiệm vụ giới thiệu chủ hàng ở Singapore cho Hữu thỏa thuận mua hàng. Sau đó Viễn cho 2 tàu biển Pacific Ocean (trọng tải 3.000 tấn) và tàu Western Sea (trọng tải 5.000 tấn) qua lấy hàng, chở về vùng biển Việt Nam rồi sang qua cho các tàu của Hữu chở vào đất liền tiêu thụ.
Hữu có nhiệm vụ tìm mối bán xăng lậu nhập về và quan hệ với các lực lượng chức năng, đưa hối lộ để đưa xăng về Việt Nam.
Các tàu chở xăng lậu của Phan Thanh Hữu bị công an bắt giữ. Ảnh CÔNG AN ĐỒNG NAI CUNG CẤP
Cũng như trước đó, trả lời xét hỏi của các luật sư bào chữa cho Phan Thanh Hữu, bị cáo Hữu tiếp tục "kêu oan" số tiền thu lợi bất chính khoảng 102 tỉ đồng cho 127,7 triệu lít xăng bán tại thị trường Việt Nam chứ không phải 156 tỉ đồng cho việc buôn lậu hơn 197 triệu lít xăng như cáo trạng truy tố. "Vì 67,7 triệu lít xăng bán sang thị trường Campuchia và 2,5 triệu lít xăng trong kho không gây thiệt hại cho người tiêu dùng trong nước", bị cáo Hữu trình bày.
Tại phiên tòa, các luật sư tiếp tục thẩm vấn con số lợi nhuận trên mỗi lít xăng có đúng 2.000 đồng/ lít mà cáo trạng truy tố. Bị cáo Hữu khai rằng: "Không thể xa cạ 2.000 đồng/lít vì mỗi chuyến có con số khác nhau". Luật sư cũng đặt câu hỏi chi phí thực tế cho mỗi chuyến vận chuyển, bị cáo Hữu khai chỉ nhớ được như phí hoa tiêu, phí neo đậu, phí đại lý...
Luật sư hỏi tiếp: "Thế còn phí bôi trơn". Bị cáo Hữu trả lời: "Phí bôi trơn thì chi theo hàng tháng, nhưng không nhớ cụ thể vì thường xuyên chuyển tiền cho Phạm Hùng Cường để chi. Còn Cường đưa cho ai bị cáo không biết" .
Bị cáo Hữu khai thêm, khi có chi đột xuất, Cường bảo chuyển là chuyển nhưng không nhớ chính xác bao nhiêu. Còn chi thường xuyên hàng tháng thì có ghi vào sổ sách, cơ quan điều tra đã thu giữ.
Trước đó, tại phiên xét hỏi vào ngày 28.10, bị cáo Hữu khai trước khi đưa xăng lậu vào Việt Nam phải báo cho cảnh sát biển, biên phòng, cảng vụ. Khi có nguồn tin báo "có chiến dịch", Hữu phải làm giả bộ hồ sơ, chứng từ để đối phó cơ quan chức năng. "Nhưng chủ yếu là đối phó với CSGT đường thủy, chứ cảnh sát biển, biên phòng thì bị cáo chỉ cần gọi điện vì quen biết trước", bị cáo Hữu khai.
Xét xử vụ buôn lậu xăng dầu thu lợi hơn 2.000 tỷ đồng Ngày 15/8, TAND tỉnh Bình Thuận đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Luyện Xuân Tràng (SN 1973, ngụ Hưng Yên) cùng các đồng phạm trong vụ án buôn lậu xăng dầu thu lợi hơn 2.000 tỷ đồng. Luyện Xuân Tràng bị truy tố về tội "Buôn lậu", 8 bị can khác bị truy tố tội "Tiêu thụ...