Ba triệu người Brazil biểu tình đòi phế truất tổng thống
Đám đông lớn chưa từng có ở khắp Brazil tham gia cuộc tuần hành chống tham nhũng, suy thoái và yêu cầu Tổng thống Dilma Rousseff từ chức.
Biển người biểu tình ở Brazil hôm qua. Ảnh: AFP
“Dilma hãy rời ghế tổng thống”, những người biểu tình hôm qua hô khẩu hiệu và giương cờ nhằm gây áp lực để Quốc hội thúc đẩy việc xem xét các cáo buộc với lãnh đạo nước này, AFP cho hay.
Tại Sao Paulo, thành phố đông dân nhất và là thành lũy của phe đối lập, biển người tràn ra đại lộ chính với khoảng 1,4 triệu người, con số “chưa từng có”, theo cảnh sát.
Hãng tin G1 thống kê có khoảng 1,3 triệu người tham gia biểu tình ở các thành phố khác. Tổng số có khoảng ba triệu người.
Ở thủ đô Brasilia, khoảng 100.000 người biểu tình. Ước tính có 400 thành phố tham gia.
“Chúng tôi đang ở trong thời điểm quyết định cho đất nước. Chúng tôi sẽ bắt đầu sự thay đổi bây giờ”, Rogerio Chequer, lãnh đạo của Vem Pra Rua, một trong các nhà tổ chức chính, nói tại Sao Paulo.
Video đang HOT
Helio Bicudo, một luật sư từng ủng hộ chính phủ, cho hay “Brazil không thể bị cướp bóc thêm nữa, không thể có thêm sự kém cỏi và tham nhũng”.
Tại Rio de Janeiro, nơi dự kiến diễn ra Olympics mùa hè vào tháng 8, những người biểu tình hát và nhảy múa dọc đại lộ ở Copacabana. Các nhà tổ chức nói có khoảng một triệu người tham gia, tuy nhiên cảnh sát không thể xác nhận con số này.
Tổng thống Rousseff và đảng Lao động cầm quyền của bà đang nỗ lực chống đỡ khi bị cáo buộc liên quan đến cuộc điều tra nhận hối lộ và tham ô quy mô lớn ở công ty dầu khí quốc gia Petrobras.
Các ủy viên công tố nhắm vào cựu tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva, cố vấn chính của bà Rousseff trong đảng. Họ đã đệ trình cáo buộc rửa tiền và yêu cầu giam giữ ông Silva. Tuy nhiên ông Silva bác bỏ mạnh mẽ các cáo buộc.
Trong khi đó, Tổng thống Rousseff bị cho là phải chịu trách nhiệm về sự suy thoái tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ của đất nước. Kinh tế suy gảm 3,8% trong năm ngoái, nước này cũng mất xếp hạng tín nhiệm về đầu tư.
Trước sự chia rẽ gia tăng ở khắp nước, bà Rousseff kêu gọi những người biểu tình kiềm chế gây bạo lực. Và họ đã thực hiện điều đó, tại Sao Paulo, nhiều người còn mang theo con cái đi biểu tình, trông như một cuộc đi chơi của gia đình, những người biểu tình ở Rio thì vừa hát samba vừa mua nước dừa. Thế nhưng sự phẫn nộ vẫn dâng cao.
Nhiều người mang theo áp phích vẽ bà Rousseff và ông Silva là tù nhân, những người khác ca ngợi Sergio Moro, thẩm phán điều tra chính của vụ việc ở Petrobras là “niềm tự hào quốc gia của chúng tôi”.
“Tôi muốn bà Dilma bị xem xét ngay, bà vô dụng vì không để điều hành đất nước. Sau đó chúng tôi có thể có cuộc bầu cử mới”, Gaudino Inacio, 70 tuổi, nói khi tham gia tuần hành ở Sao Paulo.
Việc xem xét trách nhiệm của bà Rousseff được đưa ra quốc hội cuối năm ngoái, với cáo buộc rằng chính phủ của bà đã can thiệp phi pháp vào sổ sách để tăng chi tiêu công trong chiến dịch tái tranh cử của bà năm 2014.
Quy trình này bị ngưng nhưng có thể bị xem xét lại. Các nhà phân tích cho biết các nghị sĩ sẽ theo dõi cuộc biểu tình hôm qua trước khi đưa ra quyết định có bỏ phiếu. Cuộc tuần hành có thể thúc giục các nghị sĩ trong quốc hội còn dao động trong việc ủng hộ tổng thống hay không.
Tổng thống Brazil ngoài việc gặp rủi ro mất đi một đồng minh sống còn là ông Silva, bà còn có thể cũng bị cáo buộc trong vụ việc Petrobras, theo báo cáo bị rò rỉ trên một tạp chí.
Đảng phong trào dân chủ Brazil (PMDB) cũng xem xét khả năng rút khỏi liên minh cầm quyền với Đảng Lao động. Các thành viên của đảng này nhất trí hôm 12/3 sẽ đưa ra quyết định trong vòng 30 ngày.
Khánh Lynh
Theo VNE
Họa vô đơn chí
Tòa Kiểm toán liên bang Brazil đã giáng một đòn nặng nề vào thể diện của Tổng thống Dilma Rousseff khi cho rằng bà đã thao túng số liệu ngân sách nhà nước để phục vụ cuộc vận động tranh cử năm ngoái.
Tổng thống Dilma Rousseff bị tố đã thao túng số liệu ngân sách nhà nước để phục vụ cuộc vận động tranh cử năm 2014 - Ảnh: Reuters
Phán quyết của tòa được đưa ra bất chấp sự cản phá của chính phủ và giữa lúc Tổng thống Rousseff, nhiều thành viên chính phủ lẫn nghị sĩ thuộc đảng Lao động Brazil đang cầm quyền chìm trong vụ tai tiếng tham nhũng, nhận hối lộ và sử dụng tiền quyên góp bất hợp pháp cho tranh cử.
Tác động chính trị của những chuyện này rất nguy hiểm đối với vị thế của bà Rousseff bởi phe đối lập đang tìm cách khởi động quá trình pháp lý phế truất tổng thống. Theo kết quả thăm dò, 2/3 cử tri Brazil ủng hộ dự định của phe đối lập.
Bà Rousseff cũng còn là tổng thống đương nhiệm đầu tiên ở Brazil bị cơ quan tư pháp tiến hành điều tra. Bà mới qua được năm đầu tiên trong nhiệm kỳ thứ hai và nguy cơ mất quyền bởi động thái của phe đối lập trong quốc hội hay bởi tòa án hủy bỏ kết quả bầu cử tổng thống năm ngoái ngày càng thêm thực tế.
Nhìn về hiện tượng thì đúng là họa vô đơn chí cho bà Rousseff. Nhưng nếu suy xét đến cội nguồn toàn bộ câu chuyện thì những diễn biến này không hẳn phi lô gic. Thành công của bà Rousseff có cơ sở dựa trên thành quả cầm quyền của người tiền nhiệm là ông Lula Da Silva. Nữ tổng thống này không đạt được uy danh cá nhân và thành tựu như ông Lula trong khi đảng Lao động Brazil lại tự dần đánh mất chính mình. Kế thừa mới khó chứ để sa sút thì rất dễ.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Tổng thống Brazil tuyên chiến với sốt Zika Tổng thống Brazil, bà Dilma Rousseff hôm thứ tư 27.1 đã phát động chiến dịch toàn quốc diệt muỗi truyền bệnh sốt Zika và một số virus khác. Nhân viên y tế phun thuốc diệt muỗi chống dịch Zika ở Rio de Janeiro, Brazil ngày 26.1.2016 - Ảnh: AFP Hãng tin RIA ngày 28.1 cho biết, theo Tổ chức Y tế Thế giới...