Ba thủy thủ Ukraine trên tàu chiến bị bắt giam với cáo buộc thâm nhập trái phép vào Nga
Theo hãng tin AFP của Pháp, Tòa án thành phố Sympheropol trên Bán đảo Crimea đã chính thức ra quyết định bắt giam 3 thủy thủ trên 3 tàu chiến của Ukraine bị tạm giữ trên biển Azov hôm 25/11, với cáo buộc thâm nhập trái phép vào Nga. Thời hạn giam giữ sẽ kéo dài 2 tháng.
Dự kiến, các thủy thủ Ukraine còn lại cũng sẽ bị đưa ra tòa trong hai ngày tới.
Tau quân sư Ukraine bi băt giư tai cang Kerch ngay 26/11/2018. Anh: AFP/TTXVN
Các thủy thủ này sẽ bị giam giữ tại trại giam ở thành phố Sympheropol. Trước đó có tin, các thủy thủ bị tạm giữ sẽ được chuyển về trại giam quân đội ở phía Đông Bán đảo Crimea.
Trong khi đó, cùng ngày, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã ký sửa đổi quyết định của Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine về các biện pháp khẩn cấp đảm bảo chủ quyền và độc lập quốc gia của Ukraine và về việc ban bố tình trạng chiến tranh tại Ukraine.
Theo đó, thời gian bắt đầu thực thi tình trạng chiến tranh được tính từ 14h00 ngày 26/11 cho đến 14h00 ngày 26/12 tới (theo giờ địa phương).
Video đang HOT
Như vậy, tình trạng chiến tranh sẽ kéo dài 30 ngày và được áp dụng tại các tỉnh: Vinhitsa, Lugansk, Nikolev, Sumy, Odessa, Kharkov, Chernigov, Donetsk, Zaporozhie và Kherson, cũng như tại vùng lãnh hải Ukraine trên biển Azov – Kerch.
Trong thời gian trên, tại các vùng áp dụng có thể ban hành một số quy định và hạn chế trong đó có việc huy động người dân tham gia xử lý hậu quả tình trạng khẩn cấp hoặc lao động công ích; có thể trưng dụng các doanh nghiệp phục vụ cho nhu cầu quốc phòng; có thể trưng thu tài sản cá nhân hoặc tài sản công; ban bố giờ giới nghiêm; áp dụng chế độ xuất nhập cảnh đặc biệt, hạn chế đi lại của người dân, người nước ngoài và người không có quốc tịch; kiểm tra giấy tờ tùy thân, có thể khám xét vật dụng, xe ô tô.
Trước nguy cơ căng thẳng leo thang giữa Nga và Ukraine, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres đã hối thúc hai nước “kiềm chế tối đa, tránh làm gia tăng căng thẳng.
Hôm 25/11, Nga bắt giữ 3 tàu hải quân Ukraine tại Eo biển Kerch, một vùng biển hẹp nối biển Azov với Biển Đen và được cả Nga và Ukraine sử dụng.
Hải quân Ukraine cho biết tàu bảo vệ bờ biển Nga đã đâm vào một tàu kéo của nước này được 2 tàu chiến nhỏ hộ tống, trước khi nổ súng vào các tàu này và bắt giữ chúng. Chính quyền Kiev cho biết 6 trong số 23 binh sĩ bị thương, trong đó có 2 người bị thương nặng.
Tuy nhiên, Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) thông báo chỉ có 3 binh sĩ Ukraine bị thương nhẹ và đã được điều trị y tế. Phía Nga cũng đã cáo buộc chính quyền Kiev cố tình khiêu khích tại Eo biển Kerch.
Theo Tâm Hằng – Ngọc Hà (TTXVN)
Tình trạng thiết quân luật sẽ ảnh hưởng thế nào tới Ukraine
Sau sự kiện 3 tàu hải quân Ukraine bị bắt giữ bởi phía Nga khi cố tình xâm nhập biên giới nước này trên vùng Biển Đen, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã ký nghị định, cho phép thiết quân luật để 'bảo vệ đất nước' cho đến ngày 25/1 năm 2019.
Trì hoãn bầu cử trong nước
Một trong những khía cạnh quan trọng của đời sống công dân Ukraine - quyền được tham gia bầu cử và trưng cầu dân ý, sẽ bị ảnh hưởng bởi việc thiết quân luật. Luật quân sự được đề xuất sẽ kéo dài trong 60 ngày, có nghĩa là ít nhất nó sẽ ảnh hưởng đến chiến dịch bầu cử Tổng thống bắt đầu vào ngày 31/3 năm sau. Nói cách khác, Tổng thống Petro Poroshenko sẽ vẫn có thể tại vị nhờ việc thiết quân luật.
Luật này cũng gây ảnh hưởng xấu đến việc tái bầu cử Quốc hội Ukraine. Nếu tình trạng này kéo dài ít hơn một năm, các cuộc bầu cử Quốc hội của Ukraine, dự kiến diễn ra vào ngày 27/10 năm 2019, cũng sẽ bị trì hoãn. Hơn nữa, cả Quốc hội và Tổng thống nước này sẽ không thể sửa đổi Hiến pháp, bao gồm cả các điều khoản liên quan đến thiết quân luật.
Hạn chế quyền của công dân
Mặc dù một số quyền cơ bản nhất định không thể bị bãi bỏ ngay cả khi áp dụng thiết quân luật, người dân Ukraine vẫn sẽ bị tước đi một số quyền của mình, ngoài quyền bỏ phiếu. Cụ thể, Chính phủ sẽ có thể cấm bất kỳ cuộc tụ tập, đình công và phản đối nào nếu họ coi là "mối đe dọa". Kiev cũng sẽ có thể áp dụng lệnh giới nghiêm và hạn chế các phong trào của công dân trên toàn quốc, nếu xét thấy cần thiết.
Gia tăng quyền hạn cho Chính phủ
Ngoài tất cả những điều đó, Chính phủ Ukraine có quyền tước đoạt bất kỳ tài sản tư nhân nào vì mục đích quân sự, mặc dù các chủ sở hữu có đủ điều kiện để được bồi thường trong các trường hợp như vậy. Ngoài ra các công dân có đủ điều kiện sẽ phải gia nhập quân đội trong bất kỳ hoàn cảnh nào khi chính quyền Kiev yêu cầu.
Ngoài ra, Kiev sẽ có thể ra lệnh tất cả xí nghiệp và nhà máy phải chuyển đổi sản xuất để chuyển sang phục vụ cho quân đội trong thời gian thiết quân luật. Đồng thời, giờ giấc và điều kiện làm việc cũng có thể được thay đổi theo nghị định của Chính phủ, mặc dù người lao động có quyền nghỉ ngơi và trả lương tối thiểu.
Việc không chấp hành bất kỳ yêu cầu và giới hạn nào trong số này cũng có thể bị trừng phạt giống như bất kỳ vi phạm pháp luật thông thường nào. Chính phủ có thể kéo dài tình trạng này miễn là nếu các mối đe dọa đối với chủ quyền và quyền toàn vẹn của đất nước vẫn còn tồn tại.
Huy Vũ
Theo ngaynay/Sputnik
Tổng thống Ukraine ký sắc lệnh thiết quân luật Ngày 26/11, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã ký sắc lệnh thiết quân luật trong 60 ngày trên toàn quốc. Tuy nhiên, văn kiện này vẫn cần được Quốc hội thông qua trước khi có hiệu lực chính thức. Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko tai cuôc hop Hội đồng An ninh quốc phòng ơ Kiev ngay 26/11/2018. Anh: AFP/TTXVN Theo trang mạng của...