Ba thành tích giúp hồ sơ săn học bổng sau đại học ‘nặng ký’
Đóng góp cho cộng đồng, xã hội; tham gia dự án hay công trình nghiên cứu và có nhiều thành tích là ba điểm nhấn giúp hồ sơ của bạn nổi bật.
Ảnh minh họa
Hội đồng tuyển chọn của các chương trình học bổng chính phủ thường tìm kiếm ứng viên có hoạt động và thành tích cụ thể, liên quan trực tiếp đến công việc và ngành học mà họ nộp hồ sơ.
Bài chia sẻ của thạc sĩ Vĩnh Huy, từng nhận học bổng AAS (ADS) của Australia và Fulbright của Mỹ, tập trung vào các hoạt động và thành tích chính có thể làm hồ sơ của bạn nổi bật so với ứng viên khác khi săn học bổng chính phủ sau đại học.
Đóng góp trong công việc chuyên môn cho cộng đồng và xã hội
Đây là hoạt động mà hội đồng tuyển chọn đặc biệt quan tâm. Bạn công tác ở cương vị nào, đóng góp dù nhỏ, nhưng thiết thực vẫn được đánh giá cao. Ví dụ, một giáo viên dạy nghề đào tạo ra hàng trăm công nhân kỹ thuật lành nghề cho xã hội; một bác sĩ đã cứu giúp biết bao bệnh nhân; hay một cô giáo vùng xa giúp đem lại con chữ cho học trò nghèo hiếu học.
Đó là những đóng góp thầm lặng nhưng được đánh giá cao. Họ làm không phải để có hồ sơ đẹp mà đó là công việc đời thường của bản thân đóng góp thiết thực cho xã hội. Các chương trình học bổng chính phủ đánh giá cao các ứng viên như thế.
Tham gia trực tiếp vào các dự án hay công trình nghiên cứu
Bất cứ dự án hay công trình nghiên cứu liên quan đến công việc hay vị trí công tác đều rất có giá trị. Các bạn phải nêu được bằng chứng khi tham gia vào một dự án hay công trình nghiên cứu cụ thể. Chúng đã mang lại lợi ích gì cho bản thân cũng như đối tượng mà dự án hay công trình nghiên cứu đó hướng đến.
Video đang HOT
Các thành tích trong công tác mang dấu ấn cá nhân
Nếu trong quá trình công tác, bạn đạt được thành tích nào đó được cơ quan hay cộng đồng đánh giá cao thì đây là điểm nổi trội mang tính cạnh tranh rất lớn.
Thành tích càng liên quan trực tiếp với ngành nghề bạn muốn xin học càng tốt. Ngoài ra, các bạn cũng có thể nêu lên thành tích khác để hội đồng xem xét thêm. Thông thường, người càng có nhiều thành tích, hồ sơ càng “nặng ký”.
Tuy nhiên, lưu ý các thành tích này nên mang dấu ấn cá nhân, không phải theo “phong trào” với mục đích làm đẹp hồ sơ.
Thạc sĩ Vĩnh Huy chia sẻ bản thân không có hoạt động hay thành tích gì mà chỉ có thực tiễn đóng góp cho cộng đồng và xã hội. Khi tham gia AAS (ADS), thầy Huy đã giảng dạy trong lĩnh vực kỹ thuật được 10 năm, góp phần đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật tay nghề cao cho khu vực phía nam.
Lúc xin học bổng Fulbright, thầy có 6 năm trong lĩnh vực đào tạo và quản lý giáo dục kỹ thuật và dạy nghề. Các đóng góp và kinh nghiệm đó đã giúp thầy đạt được ước mơ của mình. Đây cũng chính là một trong các tiêu chí tuyển chọn quan trọng nhất của các học bổng chính phủ khi tìm ứng viên.
“Các bạn đừng quá bi quan khi nghĩ rằng không có thành tích khủng thì không có cơ hội săn học bổng. Hãy bắt đầu tích lũy kinh nghiệm và đóng góp một cách thực tế nhất cho cộng đồng trên cương vị công tác của bản thân”, thạc sĩ Vĩnh Huy nói.
Bỏ học kiến trúc để săn học bổng 8 tỷ đồng
Hoàng Mai Uyên bỏ dở năm nhất Đại học Kiến trúc, lên lộ trình săn học bổng du học và đã được 9 trường ở Mỹ đồng ý, trong đó có Cornell.
Đến cuối tháng 4, sau gần nửa năm nộp hồ sơ vào 20 đại học, Uyên được các trường: Cornell, Hobart and William Smith Colleges, Rochester Institute of Technology, Miami University, Drexel University, Augustana College, Depauw University, Miami University, College for Creative Studies cấp học bổng.
Uyên đã chọn ngôi trường mình hằng mơ ước - Cornell (thuộc nhóm tinh hoa Ivy League) với mức học bổng toàn phần hơn 336.000 USD (khoảng 8 tỷ đồng) cho 4 năm học.
Hành trình du học của nữ sinh quê Khánh Hoà không bằng phẳng như nhiều người. Hồi nhỏ, Uyên thích hội họa, có thể vẽ mọi lúc, mọi nơi. Thấy đam mê của mình không được mọi người thấu hiểu, nữ sinh dần khép mình và tìm đến sách như một sự giải tỏa.
Cô học trò dành hết tiền tiêu vặt để mua sách báo. Uyên biết nhiều câu chuyện của du học sinh kể về trải nghiệm học tập và hoạt động nghệ thuật trong môi trường mới. "Tìm cơ hội du học, đó sẽ là cách để mọi người xung quanh thay đổi suy nghĩ về tôi", Uyên kể.
Hoàng Mai Uyên tại Thư viện Khoa học Tổng hợp TP HCM. Ảnh: Diệu Uy.
Bày tỏ ý định du học với gia đình từ lớp 7 nhưng liên tục bị phản đối, Uyên thi vào Đại học Kiến trúc TP HCM theo mong muốn của ba mẹ. Nhưng Uyên nhận ra mình không phù hợp với môi trường ở đây nên muốn thôi học một thời gian để tự do khám phá bản thân. Thấy con kiên quyết, ba mẹ dần chấp nhận, cho cô một cơ hội thử sức.
Khởi đầu cho hành trình tìm suất du học của Uyên là việc tham gia kỳ thi SAT đợt tháng 8/2020. Với kết quả 1350 điểm, Uyên chưa hài lòng nên đăng ký tiếp hai đợt thi tháng 9 và tháng 10 nhưng đều bị hủy do Covid-19. Thay vì điểm số, Uyên chú tâm vào các hoạt động ngoại khóa và bài luận để hồ sơ có điểm sáng.
Trong bài luận văn gửi đến các đại học, Uyên nói về vốn sống quan trọng là những trải nghiệm trong các hoạt động xã hội từ thời học sinh. Hồi là nữ sinh lớp 10 trường THPT Phan Bội Châu (Khánh Hòa), thấy ở trường ít sự kiện, đội nhóm, Uyên "khăn gói" lên TP HCM để nộp hồ sơ vào nhiều câu lạc bộ với mong muốn được trải nghiệm. Cô từng là thành viên nhỏ tuổi nhất của S.E.P Project - AIESEC HCM tham gia chuyến đi tình nguyện dạy giáo dục giới tính cho các em học sinh tiểu học và THCS tại Bình Phước.
Lên lớp 11 và 12, Uyên cùng các bạn trong lớp thành lập câu lạc bộ tiếng Anh và tổ chức sự kiện Haloween đầu tiên trong trường. Vào Đại học Kiến trúc, Uyên tham gia nhiều tổ chức tình nguyện với các hoạt động giảng dạy, phục hồi chức năng dành cho trẻ khuyết tật. Trong hơn một năm, cô hoạt động dưới nhiều vai trò: trợ giảng tiếng Anh, dạy vẽ, làm truyền thông, hỗ trợ tổ chức các lớp học thể thao, văn nghệ, chụp hình.
Ngoài bài luận chính, các trường đều yêu cầu thêm 1-2 bài luận phụ nên cô mất thời gian suy nghĩ, chỉnh sửa. Nếu không rõ thế mạnh của mình, ứng viên sẽ gặp khó khăn trong lúc chọn chủ đề phù hợp. "Tôi đã dành thời gian trả lời hơn 100 câu hỏi về cuộc đời mình, viết gần 20 trang tóm tắt hành trình trưởng thành, từ mẫu giáo đến hiện tại để biết mình thực sự quan tâm đến vấn đề gì", nữ sinh nói.
Trong hai tháng, cô hoàn thành bài luận chính với chủ đề bình đẳng giới, sức mạnh của người phụ nữ thông qua câu chuyện về cuộc đời của bà nội. Thời đó nhà nghèo, một mình bà phải làm 10 công việc một lúc để nuôi bốn người con, từ làm mắm, bán nước mía, bán chè, phục vụ... Ai thuê gì, dù vất vả cỡ nào bà cũng nhận. "Nghị lực của bà nội đã nuôi sống cả gia đình, đó là điều phi thường mà bà đã làm được. Em sẽ đưa giá trị của bà lên cho mọi người thấy chứ không chỉ chôn vùi trong hai chữ phụ nữ", Uyên nói.
Ngoài ra, nữ sinh gửi cho trường bài luận phụ lấy cảm hứng từ mái tóc. Từ hồi học phổ thông, Uyên gặp áp lực nên tóc rụng nhiều. Cô biết tóc rụng thường là biểu hiện của lo âu, áp lực nhưng thay vì lo sợ và trốn tránh, Uyên biến nó thành cảm hứng và động lực sáng tạo. Mỗi lần gội đầu, cô không vứt đi mà dính chúng lên tường, sáng tạo những bức tranh bằng đường nét của tóc.
Cô cũng gửi cho các trường 30 tranh vẽ và thiết kế trên nhiều chất liệu khác nhau như tranh chì, tranh sơn dầu, thiết kế đồ họa. Mỗi tác phẩm, Uyên lại đính kèm một bài luận nhỏ về ý nghĩa nó đem lại cho bản thân.
Mai Uyên (ngoài cùng bên phải) trong một hoạt động xã hội tháng 12/2020. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Uyên nộp hồ sơ vào 6 trường ngay đợt xét sớm (tháng 11/2020) và trúng tuyển 5 trường với mức học bổng khá cao. Duy nhất Cornell có kết quả không như mong đợi, hồ sơ của Uyên bị đưa vào danh sách chờ để xét đợt sau. "Kỳ vọng nhất vào trường này nên lúc đó tôi rất hụt hẫng, cho đây là lời từ chối nhẹ nhàng của họ", Uyên nói.
Trong thời gian đợi, Uyên thấy cần thành lập và quản lý một tổ chức riêng để tự tin hơn vào bản thân. Được sự ủng hộ của bạn bè, nữ sinh sáng lập The Cardboard House - dự án thu gom bìa carton để dựng lên những mô hình nhà, đồ chơi dành tặng cho các em ở trại trẻ mồ côi và lớp học tình thương. Uyên cập nhật hoạt động này vào hồ sơ gửi trường Cornell kèm một bức thư bày tỏ niềm yêu thích với trường.
Trong đợt xét hồ sơ tháng 1 năm nay, Uyên nộp thêm 14 trường. Trong hai tuần, cô nhận liên tiếp 7 lá thư từ chối, đa số từ những trường mơ ước. Thấy con không đạt được kết quả như ý, ba mẹ khuyên cô học tiếp ở Việt Nam, từ bỏ ý định ra nước ngoài.
"Đó là khoảng thời gian áp lực nhất. Tôi đăng ký nhiều lớp học và làm thêm, khiến mình bận rộn nhất có thể nên không để ý ngày trả kết quả của trường Cornell", Uyên cho biết.
Một ngày đầu tháng 4, cô đi dạy thêm như thường lệ, khi về kiểm tra email mới biết mình nhận được thư chúc mừng từ ngôi trường danh giá. Nữ sinh bất ngờ đến mức chỉ ngồi nhìn máy tính cả chiều, không có tâm trí làm việc. Cô báo tin cho ba mẹ mà không biết nói gì ngoài câu: "Con đậu rồi".
Các trường đại học bên Mỹ không bắt sinh viên chọn chuyên ngành từ năm đầu, nên Uyên mong muốn được trải nghiệm nhiều nhất có thể, chẳng hạn như Kinh tế học, Truyền thông, Khoa học môi trường.
Cố vấn cho Uyên trong quá trình làm hồ sơ du học, chị Nguyễn Thủy Tiên nhận xét cựu nữ sinh Kiến trúc rất chăm chỉ, khiêm tốn, không bao giờ viện cớ cho những điều mình làm chưa tốt. "Tôi yêu cầu Uyên sửa tới 40 lần phần hồ sơ nghệ thuật nhưng em luôn hoàn thành đúng hạn, không chán nản. Dù đôi lúc rụt rè, tự ti nhưng chính tinh thần cầu tiến đã giúp em đạt được ước mơ du học", chị Tiên cho biết.
Thủ khoa đại học: "Bằng cấp chỉ là nền tảng ban đầu" Hành trang của Thủ khoa đầu ra Hàn Duy Khang, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM là câu nói của Bác Hồ: "Học tập là chiếc thang không có nấc cuối cùng". Tân cử nhân Hàn Duy Khang, quê Bạc Liêu, sinh viên khóa 8 chuyên ngành Đảm bảo chất lượng và An toàn thực phẩm vừa tốt nghiệp Thủ khoa đầu...