Ba thần đồng để lại dấu ấn đặc biệt trong lịch sử thế giới
Nhờ trí tuệ thiên tài, nền giáo dục tốt cùng lòng kiên trì, ba thiên tài dưới đây đều nổi tiếng từ khi còn rất nhỏ.
Jacob Barnett sinh năm 1998 là một trong những đứa trẻ thiên tài nổi tiếng nhất thế giới. Dù mắc chứng tự kỷ và ngừng giao tiếp với mọi người từ năm 2 tuổi nhưng Barnett có chỉ số IQ khoảng 170 điểm.
Barnett học trung học chỉ trong 2 tuần tại chương trình học sớm của Đại học Purdue Indiana, sau khi bỏ dở lớp 5. Năm 10 tuổi, cậu trở thành sinh viên nghiên cứu Toán học và Vật lý Thiên văn của ngôi trường này.
Thần đồng Barnett còn tự nghiên cứu Thuyết tương đối của Einstein và cố gắng mở rộng nó. Sau đó, cậu là nghiên cứu sinh tại Viện Vật lý lý thuyết Perimeter ở thành phố Waterloo, bang Ontario, Canada.
Thần đồng Jacob Barnett bị mắc chứng tự kỷ.
Akrit Pran Jaswa sinh ngày 23/4/1993 tại Nurpur (Ấn Độ). Akrit được mệnh danh là thần đồng y khoa.
Akrit được nhận vào đại học Punjab và trở thành sinh viên trẻ tuổi nhất tại Ấn Độ. Năm 12 tuổi, anh đến Anh để trao đổi với các nhà khoa học về những ý tưởng tinh giản hóa chương trình y học cơ bản cùng phương pháp chữa bệnh ung thư.
Video đang HOT
Trong cuộc kiểm tra về chỉ số IQ, Akrit đạt 146 điểm, vượt trội nhiều bộ óc vĩ đại của thế giới. Từ đó, thần đồng y khoa cũng được biết đến như một trong những người thông minh nhất thế giới.
Theo bà Raksha Kumari – mẹ của Akrit, thiên tài sinh năm 1993 biết đi từ rất sớm. Anh có thể nói khi mới 10 tháng tuổi và đọc viết thành thạo lúc lên 2.
Với khả năng thiên bẩm, lúc 6 tuổi, chàng trai người Ấn Độ được phép trực tiếp theo dõi và học hỏi các bước tiến hành phẫu thuật.
Ngày 19/11/2000, khi mới 7 tuổi, anh thực hiện thành công ca phẫu thuật đầu tiên của cuộc đời. Bệnh nhân lúc ấy là bé gái 8 tuổi với những ngón tay dính chặt nhau do bỏng nặng.
Nhờ tài năng và sự thành công, năm 11 tuổi, Akrit Jaswal được nhận vào đại học Punjab (Ấn Độ).
Một năm sau, Akrit được mời đến London (Anh) để trao đổi với các nhà khoa học. Tại đây, anh mạnh dạn tiết lộ phương pháp chữa trị ung thư mới.
Akrit có thể nói 4 thứ tiếng và đã hoàn tất khóa học thạc sĩ về chương trình hóa học ứng dụng.
Akrit Jaswal – thần đồng y học nổi tiếng thế giới. Ảnh: Oprah
Polgár, người Hungary, từng là nữ kỳ thủ mạnh nhất thế giới. Năm 1991, cô được phong cấp đại kiện tướng cờ vua khi 15 tuổi 4 tháng và chính thức phá kỷ lục đại kiện tướng trẻ tuổi nhất thế giới của Bobby Fischer.
Sự xuất hiện và tài năng thiên bẩm của Polgár đã làm rung chuyển thế giới cờ vua vốn do nam giới thống trị trước đó. Năm 2005, cô đứng thứ tám trong bảng xếp hạng những người chơi cờ vua giỏi nhất thế giới và là người phụ nữ đầu tiên lọt vào top 10.
Nữ đại Kiện tướng giữ vị trí đứng đầu bảng xếp hạng suốt 20 năm. Ảnh: Getty Images.
Chuyên gia: Trẻ đi học sớm đáng lẽ nên tuyên dương, còn phê bình 'thật nực cười'
Theo chuyên gia trẻ tới lớp sớm đáng lẽ phải được tuyên dương thì cô giáo lại phê bình, điều đó rất phản giáo dục và thiếu nhân văn.
Mới đây, một phụ huynh có con học lớp 1A trường Tiểu học Quang Trung (Hải Phòng) bức xúc khi đưa con tới trường sớm lại bị cô giáo phê bình. Hình phạt của cô giáo khiến con hôm sau cũng đến sớm mà không dám vào lớp, phải ở cổng trường giữa nắng nóng.
Chuyên gia tâm lý PGS.TS Trần Thu Hương, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn cho rằng, giáo viên lớp 1A, trường Tiểu học Quang Trung xử phạt học sinh chỉ vì lý do đi học quá sớm "thật nực cười".
"Học sinh không học bài, hoặc có thái độ gì đó sai trái thì các cô giáo có quyền được trách phạt nhẹ để tiến bộ. Tuy nhiên, đây là trường hợp học sinh tới lớp sớm thì căn cứ vào đâu để phạt các em. Thậm chí điều đó còn đáng tuyên dương, khen ngợi", PGS Hương nói.
Chúng ta đang hướng tới xây dựng môi trường giáo dục công bằng, tuyệt đối không được miệt thị nhưng chính việc làm vô tình đó sẽ ảnh hưởng và khắc sâu vào tâm trí của trẻ con.
"Với học sinh trong độ tuổi bậc tiểu học, khi bị bạn bè chế giễu, cười cợt thì tâm lý sẽ rất nặng nề. Các em sẽ có biểu hiện buồn bã, chán học, sợ tới lớp, ngại giao tiếp... dần dần thu nhỏ bản thân lại, dẫn tới chứng tự kỷ nguy hiểm", PGS Hương cảnh báo.
Hình ảnh trẻ bị đứng ở cổng trường vì đến sớm lan truyền trên mạng xã hội.
Giáo viên vô cảm
Theo TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục học Hà Nội, nhà trường và giáo viên chủ nhiệm lớp quá cứng nhắc khi để học sinh đến sớm phải đứng ngoài cổng trường. Cô còn phê bình khi học sinh đi học sớm.
Mỗi học sinh có hoàn cảnh khác nhau, và cô giáo chủ nhiệm lớp phải là người thấu hiểu được điều đó. Để làm được điều này cô giáo phải trao đổi, chia sẻ với phụ huynh. Chỉ có giáo viên vô cảm mới không biết được hoàn cảnh gia đình của học sinh do mình quản lý. Cô giáo thiếu tình thương, thiếu tôn trọng và chia sẻ với học trò thì làm sao dạy dỗ các em.
Học sinh đi muộn thì còn có lý để mà phạt, đằng này học sinh đi học sớm, trường không đón mừng, tuyên dương mà lại đuổi ra khỏi cổng, bắt đứng lên trước lớp để phê bình. " Sao lại có kiểu xử phạt vô lý như vậy được?", vị chuyên gia nói.
Xem xét trách nhiệm cả hiệu trưởng
Tại cuộc họp của Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng chiều 21/5 liên quan vụ việc trên, phụ huynh học sinh cho biết vì hoàn cảnh gia đình và công việc nên phải đưa con đi học sớm. Đến trường lúc 1h15 chiều ngày 20/5, chị dặn con ngồi dưới gốc cây. Nhưng khi quay lại thì lại thấy con đứng ngoài cổng trường. Con nói không vào lớp vì sợ cô giáo mắng vì đến sớm.
Hiệu trưởng Đào Thị Cẩm Ly cho biết, ngay sau khi nhận được phản ánh, trường mời phụ huynh và cô giáo chủ nhiệm làm việc. Trường đồng thời họp quán triệt với các giáo viên bố trí chỗ cho học sinh ở phòng y tế, phòng bảo vệ... khi các em đến sớm. Cô giáo chủ nhiệm cũng nhận lỗi về sự việc này.
Giám đốc Sở GD&ĐT Lê Quốc Tiến cho rằng trong trường hợp này, cô giáo chủ nhiệm cần trao đổi với phụ huynh để nắm được hoàn cảnh của cháu; không được phê bình học sinh bởi đây là lứa tuổi còn nhỏ, rất dễ tổn thương tinh thần. Ông yêu cầu cô chủ nhiệm rút kinh nghiệm sâu sắc, đề nghị trường có phòng riêng cho học sinh đến sớm và bố trí nhân lực hỗ trợ những em này.
Theo Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Tùng, đây là trường hợp đáng tiếc xảy ra trong ngành giáo dục. Với cô giáo chủ nhiệm, trong việc phê bình học sinh đã hơi nóng vội, dẫn đến việc các cháu nhỏ tuổi sợ hãi.
Nhà trường dù cầu thị và nghiêm túc rút kinh nghiệm nhưng thực tế chưa quan tâm để xử lý các trường hợp đặc biệt này. Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu UBND quận Ngô Quyền rà soát, xem xét trách nhiệm của cô giáo chủ nhiệm, của hiệu trưởng nhà trường theo quy định, đề xuất hình thức xử lý, báo cáo UBND thành phố.
Hà Nội tổ chức thành công IMSO 2019: Bước tiến mạnh mẽ trong hội nhập về giáo dục Kỳ thi Olympic Toán và Khoa học quốc tế - IMSO 2019 diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của hơn 350 thí sinh đến từ 24 quốc gia và vùng lãnh thổ đã kết thúc với thành tích ấn tượng của các đoàn học sinh. Trong đó, đoàn Việt Nam giành số Huy chương Vàng nhiều nhất (15) - thành...