Bà Rịa- Vũng Tàu: Đẩy mạnh ứng dụng tin học, phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng xu thế đổi mới
Ngành GD&ĐT tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu (BR- VT) vừa mới tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2017-2018 và triển khai nhiệm vụ năm học mới 2018-2019.
Chủ tịch UBND tỉnh BR-VT Nguyễn Văn Trình tặng Huân chương Lao động cho các cá nhân xuất sắc ngành GD&ĐT BR- VT (ảnh: Khánh Chi)
Theo Sở GD&ĐT BR- VT: năm học 2017-2018, ngành GD tỉnh đạt nhiều thành tích đáng khích lệ Tính riêng lực lượng cán bộ quản lý GD, viên chức (giáo viên) các đơn vị thuộc Sở, hiện tại đã có 100% số người đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trong đó có 12 người đạt học vị tiến sĩ, 323 người có bằng thạc sĩ. 95% giáo viên tiếng Anh của tỉnh đã đạt chuẩn về năng lực tiếng Anh theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Điểm sáng rõ nết nhất với các trường học ở BR- VT là: toàn tỉnh đã và đang đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ Thông tin trong quản lý GD và trong dạy học. Với việc cài đặt các phần mềm Powerpoint, Ispring, adopbe presenter, Imindmap, MCMIX…, đã giúp nhiều giáo viên trong tỉnh chủ động dạy học qua bài giảng điện tử, làm đề thi, khai thác tài nguyên internet phục vụ giờ lên lớp, tạo niềm hứng thú, sáng tạo, kích thích học sinh khả năng tư duy độc lập, giúp các em hình thành kỹ năng làm việc theo tổ, nhóm…
Đáng chú ý nhất ở cấp mầm non là: từ năm 2017, BR- VT đi đầu cả nước tích cực triển khai đề án “Sữa học đường cho học sinh trong trường mầm non, trẻ dưới 6 tuổi các trung tâm bảo trợ xã hội, trẻ 3- 5 tuổi suy dinh dưỡng ngoài cộng đồng giai đoạn 2017- 2021″. Theo đó, ngành GD tỉnh đã tổ chức cho tất cả các đối tượng trẻ nói trên uống đủ 16 hộp sữa/ tháng, riêng trẻ dưới 6 tuổi các trung tâm bảo trợ xã hội uống đủ 30 hộp/ tháng (nguồn chi do ngân sách 50%, xã hội hóa 50%). Đến đầu năm học mới 2018- 2019, toàn tỉnh có gần 99% số trẻ nhà trẻ, mẫu giáo được tổ chức ăn, ở bán trú (tỷ lệ cao nhất nước). Tỉnh đã và đang tiếp tục chủ trương cho trẻ mẫu giáo làm quen 10 môn thể thao cho 24 trường mầm non (190 lớp) với kinh phí 8,1 tỷ đồng…
Năm học mới, BR- VT phấn đấu nâng tỷ lệ số trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia lên hơn 90%, hiện nay tỷ lệ này là 87,9%. Song song đó, nâng tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn năng lực ngôn ngữ tiếng Anh (B2 trở lên) từ 79,73% lên 85% vào năm học mới.
Đến nay, toàn tỉnh có 255 trường đạt chuẩn quốc gia (chiếm 59%); 100% huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh hoàn thành công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; 100% trường tiểu học tổ chức dạy học tiếng Anh 4 tiết/tuần. Đặc biệt, công tác đào tạo học sinh giỏi phát triển mạnh. Năm học 2017-2018, tỉnh đạt hơn 900 giải trong cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh, tăng gần 170 giải so với năm học trước; hơn 98% thí sinh đỗ tốt nghiệp ở kỳ thi THPT quốc gia.
Vào năm học mới 2018- 2019, ngành GD&ĐT tỉnh yêu cầu tất cả trường học các cấp phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học, cách thức kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng phát huy cao nhất năng lực học sinh, qua việc tổ chức nhiều chuyên đề về chuyên môn và tiếp tục triển khai đổi mới cơ chế quản lý GD, tất cả phải có tính thiết thực, đạt hiệu quả tốt. Tiếp tục triển khai phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột”, đổi mới sinh hoạt chuyên môn và thực hiện các chuyên đề trên mô hình “Trường học kết nối”.
Video đang HOT
Năm học 2018-2019, tùy theo điều kiện từng trường, ngành GD-ĐT BR- VT tiếp tục đẩy mạnh việc tổ chức dạy học hơn 6 buổi/ tuần, học thêm không quá 3 buổi/ tuần (chủ yếu là các lớp 9 và 12); chú trọng GD đạo đức, lối sống, giá trị sống, kỹ năng sống. Ngành GD-ĐT xác định, năm học 2018 – 2019 chuẩn bị điều kiện thuận lợi, để năm học tiếp theo triển khai dạy học tăng thêm 2 tiết tiếng Anh/ tuần ở tất cả các khối lớp. Hiện nay, Sở GD&ĐT BR- VT đang phối họp với Viện Chiến lược GD hoành chỉnh Đề án “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý GD, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD&ĐT giai đoạn 2018- 2020 và tầm nhìn 2030″…
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Trình – Chủ tịch UBND tỉnh biểu dương những kết quả đáng trân trọng, mà cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh ngành GD-ĐT đã đạt được. Ông Nguyễn Văn Trình yêu cầu thời gian tới, toàn ngành GD&ĐT tỉnh tiếp tục tìm các giải pháp mang tính đột phá để giải quyết các khó khăn, tồn tại, ra sức đổi mới mạnh mẽ toàn diện- nhất là về phương pháp dạy học tích cực, tập trung nâng cao chất lượng GD, tăng cường GD lối sống đẹp cho học sinh, tiếp tục hoàn thiện các Đề án về: Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý GD; về Tự chủ tài chính; về Xã hội hóa GD…
Tại buổi Lễ, Chủ tịch UBND tỉnh BR- VT đã trao Huân chương Lao động hạng Nhì cho ông Vũ Thế Điệp, Hiệu trưởng Trường THPT Vũng Tàu; Huân chương Lao động hạng Ba cho ông Phan Xuân Hoàng, Hiệu trưởng Trường THPT Phước Bửu (huyện Xuyên Mộc) và ông Ngô Minh Hùng, Trưởng Phòng Tiểu học (Sở GD&ĐT).
Sở GD&ĐT đã trao tặng 5 tập thể và 3 cá nhân Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; trao Cờ thi đua của UBND tỉnh cho 41 tập thể; danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh” cho 120 cá nhân; danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” cho 13 tập thể. 4 tập thể và 39 cá nhân cũng đã được nhận Bằng khen của UBND tỉnh. Giám đốc Sở GD&ĐT tặng Giấy khen cho 8 tập thể và 27 cá nhân đạt thành tích xuất sắc…
Theo giaoducthoidai.vn
Sẵn sàng cho Năm học mới
Thời điểm này, các địa phương đã và đang chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất, sẵn sàng cho năm học mới 2018 - 2019.
Cô, trò Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (Việt Trì, Phú Thọ) vẫn sẵn sàng bước vào năm học mới
Giáo dục huyện đảo: Ưu tiên hàng đầu
Tại tỉnh Khánh Hòa, thầy Lê Tuấn Tứ - Giám đốc Sở GD&ĐT - cho biết: Là địa phương có huyện đảo Trường Sa, do đó năm học 2018 - 2019, ngoài các nhiệm vụ trọng tâm của ngành, Sở GD&ĐT tỉnh Khánh Hòa sẽ tập trung quan tâm, chăm lo đến chất lượng giáo dục của huyện đảo. Hiện, Sở đã tổ chức tuyển dụng đủ giáo viên ra huyện đảo. Đó là những giáo viên có năng lực, nhiệt tình và tâm huyết với nghề. Sở cũng đã tập huấn cho giáo viên và đã đưa các giáo viên này ra Trường Sa sẵn sàng cho công tác dạy học - năm học 2018 - 2019.
Ngoài ra, Sở cũng đã chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, sách, vở cho thầy - trò nơi huyện đảo. Đồng thời, thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với giáo viên huyện đảo và hỗ trợ tích cực về mọi mặt cho đội ngũ giáo viên công tác ở Trường Sa. Theo kế hoạch, ngày 5/9/2018, học sinh trên huyện đảo Trường Sa sẽ đồng loạt khai giảng cùng với học sinh đất liền.
Cũng theo thầy Lê Tuấn Tứ, Sở đang đẩy nhanh tiến độ triển khai Đề án "Tăng cường cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên huy động trẻ mầm non từ 12 - 36 tháng tuổi đến trường trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2017 - 2020". Đồng thời, triển khai thực hiện Đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Cùng với đó tăng cường công tác đầu tư xây dựng cơ bản, đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia các cấp học, bậc học. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án... và đầu tư có trọng điểm, đầu tư sâu cho các trường, lớp giáo dục mũi nhọn. Dự kiến đến năm 2020, tỉnh Khánh hòa sẽ thành lập mới 43 trường học gồm: 7 trường mầm non; 11 trường tiểu học; 20 trường THCS và 5 trường THPT.
"Năm học 2018 - 2019, chúng tôi tiếp tục tăng cường nền nếp, kỷ cương, dân chủ trong nhà trường. Đồng thời xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đường. Mặt khác sẽ tập trung nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo. Trong đó sẽ quan tâm, chú trọng phát triển phẩm chất, năng lực người học; chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống và ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh trên địa bàn toàn tỉnh" - thầy Lê Tuấn Tứ nhấn mạnh.
Trước thềm năm học 2018 - 2019, các địa phương đều tăng cường đầu tư cơ sở vật chất về trường, lớp
Chú trọng đổi mới chương trình giáo dục
Còn tại tỉnh Tiền Giang, thầy Nguyễn Hồng Oanh - Giám đốc Sở GD&ĐT - cho biết: Năm học 2018 - 2019, Sở GD&ĐT xác định thực hiện tốt 9 nhiệm vụ và 5 giải pháp của ngành Giáo dục. "Chúng tôi sẽ chú trọng đổi mới chương trình giáo dục từ mầm non cho đến THPT. Theo đó, chúng tôi đã và đang hướng dẫn các cơ sở giáo dục mầm non phát triển chương trình giáo dục phù hợp với văn hóa, điều kiện của địa phương, của nhà trường, khả năng và nhu cầu của trẻ" - thầy Nguyễn Hồng Oanh trao đổi.
Nhấn mạnh việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong năm học 2018 - 2019, thầy Nguyễn Hồng Oanh cho biết: Sở GD&ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục bố trí đủ số lượng giáo viên và chuẩn bị về cơ sở vật chất. Đặc biệt, yêu cầu giáo viên phải đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng lấy học sinh là trung tâm và tiếp cận với Chương trình giáo dục phổ thông mới. Mặt khác, tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát triển toàn diện cho học sinh và cũng là để bắt nhịp với Chương trình giáo dục phổ thông mới.
"Năm học 2018 - 2019, Sở GD&ĐT Phú Thọ sẽ chú trọng đẩy mạnh công tác truyền thông về GD-ĐT. Trong đó có truyền thông về kết quả 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW; dự án Luật Giáo dục (sửa đổi) và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học".
Thầy Nguyễn Minh Tường - Giám đốc Sở GD&ĐT Phú Thọ
"Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo điều hành ở các cơ quan quản lý giáo dục các cấp và cơ sở giáo dục. Cụ thể, tăng cường sử dụng sổ điện tử trong nhà trường, tập trung xây dựng và khai thác sử dụng có hiệu quả kho bài giảng e-learning, kho học liệu số của ngành phục vụ nhu cầu tự học và đổi mới, sáng tạo trong hoạt động dạy và học. Đồng thời triển khai mô hình giáo dục điện tử và thiết kế xây dựng lớp học thông minh, trường học thông minh" -thầy Oanh nhấn mạnh.
Thầy Oanh cho biết, hiện 100% trường mầm non có nối mạng Internet, 173/173 đơn vị phường, xã, thị trấn ứng dụng phần mềm phổ cập giáo dục mầm non trong công tác phổ cập, kiểm định chất lượng; tất cả các cán bộ quản lý và giáo viên đều ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý như: Cập nhật qua các website, hộp thư điện tử.... Giáo viên hiện thành thạo soạn giáo án, thiết kế giáo án điện tử...
Năm học 2018 - 2019, ngành Giáo dục Phú Thọ đã tăng cường cơ sở vật chất trong các cơ sở giáo dục nhằm đảm bảo các điều kiện cần thiết cho học tập và giảng dạy. Hiện toàn tỉnh đạt 88,6% phòng học kiên cố; trong đó khối mầm non là 81,5%; tiểu học là 88,2%; THCS là 95%; THPT là 98,1%.
Cùng với đó, rà soát, sắp xếp, điều chỉnh lại quy mô trường lớp một cách hợp lý, gắn với nâng cao chất lượng giáo dục ở các cơ sở. Theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW, tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh đã giảm được 3 trường và trung tâm, xóa 45 điểm lẻ, giảm 114 chỉ tiêu biên chế thành lập mới 1 trường phổ thông liên cấp, 1 trường tiểu học theo loại hình tư thục.
Thầy Nguyễn Minh Tường - Giám đốc Sở GD&ĐT - cho hay: Từ nay đến năm 2021, tỉnh Phú Thọ dự kiến giảm trên 92 đầu mối trường công lập so với hiện nay, giảm 1.598 biên chế, giảm nhu cầu bố trí sử dụng 307 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên.
Theo giaoducthoidai.vn
TPHCM xin thi tốt nghiệp trung học phổ thông riêng, chuyên gia nói gì? TS Phạm Tất Thắng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) nên cân nhắc cho phép TPHCM tự tổ chức thi tốt nghiệp riêng. Kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại TPHCM. Ảnh: KIM ĐỒNG Tại hội nghị tổng kết năm...