Ba quy tắc học tập, nghiên cứu ở bậc cử nhân và thạc sĩ
Thạc sĩ Châu Luân, tốt nghiệp thạc sĩ tại Na Uy và vừa giành học bổng toàn phần bậc tiến sĩ tại Bỉ chia sẻ đến bạn trẻ ba quy tắc để học tập và nghiên cứu tốt ở bậc cử nhân, thạc sĩ.
Anh Châu Luân – Tốt nghiệp Thạc sĩ Triết học về Ngôn ngữ học Tâm lý và Tiếp thu Ngôn ngữ (Master of Philosophy in Psycholinguistics and Language Acquisition) tại NTNU – Norwegian University of Science and Technology, Na Uy và vừa giành được học bổng toàn phần bậc tiến sĩ (PhD) tại Đại học Antwerp của Bỉ.
“Xét theo phương diện tổng quan, có 3 quy tắc chính trong việc học và nghiên cứu tôi nghĩ có thể giúp chúng ta thành công trong việc học đại học và thạc sĩ.
Dù các bạn đang học tại Việt Nam hay tại nước ngoài, tôi hi vọng ba quy tắc sau đây sẽ hữu ích cho tất cả mọi người trong học tập, nghiên cứu và tiến xa hơn, đặc biệt với những ai có nguyện vọng xin học bổng tiến sĩ sau này”, Thạc sĩ Châu Luân chia sẻ.
Quy tắc 1: Đọc, liên tưởng, đánh giá, và tổng hợp
Khi các bạn bắt đầu việc học của mình ở bậc đại học hoặc đặc biệt là cao học ở nước ngoài, các bạn sẽ phải đối mặt với một lượng tài liệu để đọc khá lớn.
Trong suốt các quá trình học, việc đọc và viết luận diễn ra liên tục. Phương pháp giáo dục và giảng dạy trong thời đại công nghệ số hiện đang chú trọng vào việc phát triển tư duy phản biện (critical thinking) cho học sinh và sinh viên.
Do vậy, khi tiếp cận với bất cứ tài liệu nào, sử dụng phương pháp đọc chất vấn (inquiry-based reading method) sẽ giúp chúng ta khai thác nguồn thông tin một cách hiệu quả nhất.
Điều này có nghĩa là các bạn sẽ không ghi nhớ và học thuộc các thông tin trong văn bản mình đang đọc mà các bạn sẽ dùng thông tin mình đang đọc để so sánh và đối chiếu với thông tin trong các loại văn bản và tài liệu khác.
Từ đó, các bạn có thể nắm được điểm mạnh và lỗ hổng của từng quan điểm hoặc góc nhìn về cũng một sự việc, khái niệm, ý tưởng hoặc một thuyết. Với sự đánh giá, liên tưởng và tổng hợp này trong lúc đọc, các bạn có thể sản sinh ra các ý tưởng tốt trong các bài luận của mình.
Video đang HOT
Thạc sĩ Châu Luân.
Quy tắc 2: Tận dụng “ office hours” của các giáo sư để hỏi thăm về các vấn đề mình còn thắc mắc và quan tâm
Trong việc nộp và xin học bổng bậc tiến sĩ, quan hệ tốt với giáo sư là một vấn đề quan trọng và cũng là một yếu tố quyết định giúp bạn thành công.
Việc bạn có được một lá thư giới thiệu (recommendation letter) tốt từ một giáo sư, đặc biệt là các giáo sư đầu ngành chiếm gần như 40% tỉ lệ việc bạn thành công trong việc xin học bổng tiến sĩ.
Do vậy, trong thời gian học, nếu có những vấn đề các bạn quan tâm và thắc mắc, hãy tận dụng “office hours” của giáo sư để có thể ghé văn phòng hoặc nơi làm việc của họ để trao đổi ý tưởng và đề xuất nghiên cứu với họ.
Quy tắc 3: Sử dụng từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, và đa số chỉ viết “câu đơn” trong bài luận của mình
Khác với kỳ thi viết của IELTS yêu cầu thí sinh dự thi phải sử dụng từ ngữ bóng bẩy và các cấu trúc ngữ pháp phức tạp, các bài luận ở bậc đại học chú trọng vào việc khả năng các bạn hiểu và tổng hợp được các khái niệm khoa học hoặc ý tưởng từ nhiều nguồn khác nhau.
Do vậy, các giáo sư chấm bài sẽ chú trọng vào nội dung các bạn viết hơn là ngôn ngữ các bạn xài. Vì vốn dĩ các khái niệm này đã phức tạp, sử dụng ngôn từ đơn giản sẽ làm bài viết của bạn trở nên mạch lạc và hiệu quả hơn.
"Vườn ươm AI" đầu tiên của Việt Nam hiện ra sao?
Không phép lạ, cũng chẳng thuốc tiên, nhưng chỉ sau 1 năm ra đời, "vườn ươm AI" đầu tiên và duy nhất của Việt Nam đã biến những điều không thể thành có thể khi chuẩn bị cho thu hoạch những trái ngọt đầu tiên.
Quyết định thay đổi cuộc đời
Khải, 22 tuổi, sinh viên năm cuối, Hà Nội. Chương, 24 tuổi, cử nhân, TP.HCM. "Số phận" của hai thanh niên kẻ Bắc người Nam này giống nhau đến kỳ lạ.
10 tháng trước, cả Khải và Chương đều vẫn mông lung về tương lai của mình. 10 tháng trước, cả Khải và Chương tiếng Anh chỉ dừng ở mức bập bõm. 10 tháng trước, cả Khải và Chương đều chưa từng nghĩ sẽ xin học bổng Tiến sĩ ở những trường top đầu nước Mỹ.
Nhưng Khải và Chương của hiện tại đã lột xác. Chỉ sau chưa đến 1 năm, cả hai đều đã thay đổi lớn đến mức đôi khi họ nghĩ đang ở trong một giấc mơ. "Điều kỳ diệu" đến với hai chàng trai sau quyết định mang tính bước ngoặt cuộc đời - tham gia chương trình "AI Residency" (thực tập sinh AI) của Viện Nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo VinAI (thuộc Tập đoàn Vingroup).
Huỳnh Minh Chương.
Tất nhiên, chẳng có bàn tay phù thủy nào ở VinAI cả. Tại đây chỉ có những chuyên gia về máy học và trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới, có hệ thống máy tính chuyên dụng lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam và đặc biệt là phương pháp thực tập "chuẩn Mỹ" mà khó trường đại học hoặc công ty nào có được.
Khải và Chương gia nhập VinAI tháng 7/2019 sau kỳ sát hạch được cả 2 miêu tả là "khó như thi tuyển vào Google". Mới sau 10 tháng, "hành trình lột xác" tại VinAI đã biến họ thành những con người hoàn toàn khác.
Ngoài việc phổ cập kiến thức về lĩnh vực còn tương đối mới mẻ tại Việt Nam, với mục tiêu song hành cùng các nhà khoa học thế giới, VinAI đặc biệt chú trọng nâng cao trình độ tiếng Anh cho các thực tập sinh. "Ở VinAI, từ việc đơn giản nhất là chào hỏi cũng phải dùng tiếng Anh", Khải tiết lộ. "Giảng viên tiếng Anh là giám khảo IELTS quốc tế. Ngoài giờ lên lớp theo nhóm, chúng tôi còn được học riêng 1:1 với giáo viên, đảm bảo sau khóa học đều đạt 7.0 trở lên."
Hàng ngày, các thực tập sinh như Khải và Chương đều phải cập nhật những thông tin và nghiên cứu mới nhất của giới AI toàn cầu. "Lĩnh vực này phát triển rất nhanh, chỉ cần một ngày không cập nhật đã có thể lạc hậu. Nói một cách văn hoa thì chúng tôi phải sống cùng nhịp với các nhà khoa học thế giới", Chương khiến người đối diện không nghĩ anh là dân kỹ thuật 100%.
Khi mới vào "lò" VinAI, cả Khải và Chương đều trải qua những ngày mất ăn mất ngủ, tưởng chừng phải bỏ cuộc vì áp lực quá lớn và phương thức làm việc quá khác biệt. Nhưng với sự hướng dẫn của các chuyên gia AI tên tuổi thế giới, giờ đây, 2 chàng trai rụt rè năm ngoái đều đã có nghiên cứu nộp tại những hội thảo quốc tế hàng đầu. Kết quả này vượt xa mục tiêu ban đầu của cả hai - "làm đẹp" CV để xin học bổng.
"Bây giờ tôi nghĩ mình có thể cạnh tranh sòng phẳng với bất kỳ sinh viên nào trên thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu đỉnh cao này", Khải và Chương tự tin.
Giương ngọn cờ đầu
Khải và Chương là 2 trong số 27 thành viên khóa đầu tiên của chương trình "AI Residency - Ươm mầm tài năng" của Viện VinAI. Sau 10 tháng, các thực tập sinh đã có 8 công trình nộp vào các hội thảo đầu ngành thế giới về AI là ACL, ICML và ECCV 2020 với vai trò tác giả chính hoặc đồng tác giả. Đặc biệt, một nghiên cứu do thực tập sinh VinAI Research là tác giả chính đã được công bố tại hội thảo AAAI lần thứ 34, tổ chức tại Mỹ, tháng 02/2020.
Là người gây dựng VinAI từ con số 0, với TS Bùi Hải Hưng - một trong những tên tuổi lừng danh thế giới trong lĩnh vực AI - mục tiêu lớn nhất khi triển khai "AI Residency" là ươm mầm tài năng để chuẩn bị nhân lực cho Việt Nam trong 5 - 10 năm nữa.
Tiến sĩ Bùi Hải Hưng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo VinAI.
Vị Viện trưởng VinAI chia sẻ, cũng giống như lý do ông bỏ Silicon Valley sau lưng để về nước, đầu tư cho lĩnh vực AI giàu tiềm năng ở thời điểm này là rất cần thiết và hợp lý. Các thực tập sinh được "ươm mầm" hiện tại sẽ trở thành những nhà khoa học và kỹ sư toàn cầu, giúp cả thế giới biết đến Việt Nam thông qua các nghiên cứu đạt đẳng cấp quốc tế của mình.
"Việt Nam có rất nhiều người giỏi nhưng cách phát triển và cả sự thành công của họ ở nước ngoài đều là ngẫu nhiên, không giống Ấn Độ hay Trung Quốc, người giỏi đều có con đường sẵn để đi", TS. Hưng chia sẻ sau khi lấy ví dụ về chính bản thân mình. "Chúng tôi muốn phá vỡ sự ngẫu nhiên bằng cách tạo ra con đường cho các bạn trẻ Việt Nam phát triển và đi ra thế giới."
Bản thân cựu chuyên gia cao cấp của Google DeepMind cũng không ngờ rằng dưới sự dẫn dắt của các nhà nghiên cứu tại VinAI, những thực tập sinh như Khải hay Chương lại "thay đổi 180 độ" nhanh đến thế.
"Qua tiếp xúc với nhiều sinh viên quốc tế và tham gia tuyển dụng cho nhiều công ty, trường đại học nước ngoài, tôi tin tưởng các em hoàn toàn có thể cạnh tranh ở mức độ cao nhất", TS. Hưng đánh giá. "Sắp tới, chúng tôi sẽ tuyển sinh thêm khoảng 30 thực tập sinh nữa."
So sánh việc triển khai "AI Residents" giống như gieo hạt, TS. Hưng cho biết, giai đoạn đầu là khó khăn nhất bởi không biết môi trường có đủ tốt không, cây có đủ khỏe để lớn được hay không. "Nhưng bây giờ có thể tự tin cây không những tươi tốt mà đã cho ra những trái đầu tiên, sắp đến ngày thu hoạch", Viện trưởng VinAI bộc bạch.
Chia sẻ về bí quyết thành công, TS. Bùi Hải Hưng cho rằng các nhà nghiên cứu tại VinAI, trong đó có cả các thực tập sinh, đang được đầu tư rất bài bản để đạt trình độ quốc tế. "Ngoài sự hỗ trợ rất hào phóng về về kinh phí, Vingroup còn có một hệ sinh thái các ngành nghề, sản phẩm với cơ sở dữ liệu khổng lồ cùng tiềm năng ứng dụng phong phú.", TS Hưng khẳng định.
Sở hữu nền tảng tốt về Toán học, Việt Nam được đánh giá có đầy đủ tiềm năng để có thể cạnh tranh với các nước phát triển mạnh về AI trong khu vực như Singapore, Nhật Bản hay Hàn Quốc nếu được đầu tư đúng và đủ. TS. Hưng kỳ vọng, thành công bước đầu của VinAI sẽ có sức lan tỏa tới các trường đại học trong nước.
" Chúng tôi đã lĩnh ấn tiên phong rồi, các trường có thể cộng tác hoặc cạnh tranh với VinAI để đào tạo những tài năng trẻ cho Việt Nam trong lĩnh vực nghiên cứu đỉnh cao này", Viện trưởng VinAI kỳ vọng.
Phước Lưu
Bác sĩ 9X giành học bổng tiến sĩ toàn phần ĐH Harvard sau nhiều thất bại Quá trình suy nghĩ và tìm kiếm đó đã đưa anh đến mục tiêu trở thành nghiên cứu sinh ngành dịch tễ và phòng chống ung thư, một nhánh chưa phát triển mạnh của Y tế Công cộng tại Việt Nam. Nhận thấy nếu tiếp tục trở thành bác sĩ lâm sàng thì thực sự khó có thể giúp gì cho 70-80% người...