Bà ngoại lì xì cháu 10 triệu, trong khi bà nội chỉ cho 1 triệu: Ông bố đang muối mặt, nghe vợ giải thích liền vỡ lẽ
Nhìn hai phong bao lì xì có sự chênh lệch số tiền quá lớn, ông bố không khỏi cảm thấy mất mặt, sợ bị gia đình ngoại chê cười.
Trong dịp Tết Nguyên đán, những người lớn tuổi sẽ lì xì cho các em nhỏ để thể hiện sự chúc phúc mạnh khỏe, vui vẻ, học tập giỏi giang trong năm mới. Về số tiền đương nhiên sẽ thay đổi tùy theo từng vùng miền và phong tục tập quán hay mối quan hệ thân – sơ. Tuy nhiên, đôi khi “độ dày” của phong bì cũng khiến người trong cuộc nảy sinh những cảm xúc tiêu cực, khiến việc lì xì ngày Tết mất đi 1 phần ý nghĩa.
Mới đây, một câu chuyện về mâu thuẫn tiền lì xì của gia đình một bà mẹ tên Tiểu Li (Trung Quốc) thu hút sự chú ý. Theo đó, nhân dịp Tết nguyên đán, hai vợ chồng chị đưa con trai mới 7 tháng tuổi về thăm ông bà nội ngoại.
Bà nội nhìn thấy đứa cháu đáng yêu, cười rạng rỡ, lập tức lấy ra 300 tệ (khoảng 1 triệu đồng) lì xì cùng lời chúc phúc, không khí rất đầm ấm. Nhưng đến khi qua nhà bà ngoại, bà lãi đưa cho bé một phong bì dày màu đỏ, bên trong có tới 3.000 nhân dân tệ. Chưa kịp vui mừng, người bố đã thấy “ nóng mặt” khi so sánh số tiền mừng tuổi hai bên. Nếu chuyện này lan ra, gia đình anh sẽ muối mặt biết bao.
Video đang HOT
Ảnh minh hoạ
Tiểu Li nhìn thấy vẻ mặt buồn bã của chồng, trong lòng rất khó hiểu. Vừa rồi mọi người đều rất vui vẻ, tại sao đột nhiên lại trở nên khó chịu như vậy? Nghe vợ hỏi, người chồng do dự một lúc trước khi bày tỏ sự lo lắng của mình. Tiểu Li không khỏi cười lớn: “Việc này không cần cân nhắc, phong tục hai nhà khác nhau”.
Sau này, qua lời giải thích của vợ, người chồng mới biết được, gia đình Tiểu Hi có tục lệ “tặng một phong bao lì xì lớn trong lần đầu tiên” cho đứa cháu sau khi ra đời, nếu không sẽ vi phạm nội quy. Người chồng nhẹ nhõm hơn khi biết được sự thật.
Nên chú ý về ý nghĩa hơn là số lượng
Nhiều người cho rằng, họ hiểu cảm xúc của người chồng. Tuy nhiên, việc tùy hoàn cảnh gia đình mà bên ngoại bên nội có thể li xì số tiền chênh lệch nhau, đây là điều bình thường, không có gì đến nỗi mất mặt. Hơn nữa, trong dịp Tết Nguyên Đán, tiền lì xì nên tập trung vào ý nghĩa hơn là số lượng. Những tờ tiền lì xì không chỉ giúp trẻ xua đuổi tà ma mà còn chứa đựng nhiều lời chúc tốt đẹp hơn, biểu tượng cho sự quan tâm chăm sóc của người lớn đối với các em.
Nói cách khác, số tiền trong mỗi bao lì xì, ít hay nhiều không quan trọng, bởi chúng đều được coi là món quà tinh thần trong dịp đầu năm mới, có ý nghĩa biểu trưng cho một năm tốt đẹp và sung túc. Ý nghĩa của một chiếc bao lì xì không nằm ở mệnh giá tiền bao nhiêu, mà chính là ở những thông điệp mà nó muốn gửi gắm, cũng như tâm ý của người trao tới người được nhận.
Đừng đặt ham muốn vật chất vào những phong bao lì xì để cả người trao và người nhận không bị áp lực trước giá trị của đồng tiền. Tết đoàn viên đã là trọn vẹn rồi.
Tôi muốn trả lương cho mẹ mà chồng lại đưa ra đề nghị oái oăm
Thương mẹ về già sẽ không có tiền trang trải cuộc sống, thế nên, tôi bàn với chồng nên trả lương cho bà chăm sóc cháu.
Năm ngoái, tôi sinh con đầu lòng. Khi tôi hết thời gian nghỉ thai sản, chồng gọi điện mời bà nội ra phố chăm sóc cháu. Thế nhưng bà từ chối, nói là sức khỏe yếu không thể đi bế cháu được và gợi ý chúng tôi nên nhờ bà ngoại.
Tôi không muốn nhờ bà ngoại chút nào, bởi bà là lao động chính trong nhà. Ông đau yếu nhiều năm nay, không thể làm ra tiền. Bây giờ mà gọi bà đi bế cháu thì biết lấy tiền đâu chu cấp cho ông. Để giải quyết thắc mắc của vợ, chồng nói sẽ biếu tiền ông mỗi tháng. Cuối cùng, tôi cũng đồng ý với phương án của chồng đưa ra.
Mẹ ra ở với chúng tôi đến nay được gần 1 năm, tháng nào chồng tôi cũng gửi cho bố vợ 1 triệu để chi tiêu sinh hoạt. Lúc đầu tôi cũng thấy ổn nhưng nghĩ về tương lai của bố mẹ, tôi thấy không thể được.
Không muốn mẹ chịu khổ khi về già, tôi nói với chồng nên trả lương cho bà. Nào ngờ anh phản đối ngay lập tức, chồng bảo làm như thế coi mẹ như là người giúp việc sao. Bà chăm sóc cháu ruột chứ có phải người ngoài đâu, sao dám lấy tiền lương tháng của con cái được.
Thấy chồng không chịu nghe lời đề nghị của vợ, tôi ngồi phân tích tình hình cho anh ấy hiểu. Chúng tôi sẽ sinh 2 đứa con liên tiếp, như thế bà ngoại sẽ sống với con cháu ít nhất 10 năm nữa. Khi các cháu lớn, đồng nghĩa với việc mẹ hơn 70 tuổi. Ở cái tuổi sức già lực kiệt, ai còn thuê mẹ làm việc nữa. Suốt thời gian làm cho chúng tôi, mẹ không có thu nhập. Vậy là mẹ sẽ không có chút tiền nào dành dụm cho ốm đau hay tuổi già.
Cuối cùng chồng cũng gật đầu tán thành ý kiến của tôi. Anh nói sẽ trả lương cho mẹ vợ nhưng anh cũng muốn dành ra vài triệu để biếu ông bà nội mỗi tháng. Bởi họ là người sinh thành ra chồng, đi làm nhiều năm rồi mà anh chưa báo đáp được gì.
Bà ngoại chăm sóc con cho chúng tôi thì phải có trách nhiệm trả lương cho bà. Còn ông bà nội không làm gì lại được hưởng lương là sao? Thu nhập của vợ chồng được hơn 30 triệu, đang phải đi thuê nhà. Nếu chúng tôi không chi tiêu tiết kiệm thì phải ở trọ cả đời này. Lời đề nghị của chồng làm tôi rất bối rối, không biết phải giải quyết chuyện gia đình thế nào cho ổn nữa?
Không muốn mất mặt trước các anh chị, tôi muốn biếu bố mẹ 10 triệu nhưng câu nói của chồng làm tôi đau tê tái Mỗi lần về quê, tôi thấy các anh chị tặng bố mẹ những món quà đắt tiền, nhìn lại quà của gia đình mình mà tôi bẽ bàng. Trước lúc chúng tôi cưới, bố mẹ nội ngoại cho tiền mua đất và nhà. Thế nên sau ngày cưới, thu nhập của chúng tôi chỉ để chi tiêu sinh hoạt và tiết kiệm. Ngày...