Ba món bánh ngon nức tiếng mang đậm hương vị xứ Huế
Bánh lọc, bánh ép, bánh ram ít, bánh bèo, bánh nậm…Đó chắc hẳn là những loại bánh vô cùng quen thuộc của những người con xứ Huế và cả những ai đã có dịp đến đây đôi lần.
Xứ Huế nổi tiếng không chỉ nhờ phong cảnh non nước hữu tình, sự cổ kính của những lăng tẩm, chùa chiềng, mà đó còn là nét độc đáo trong cách chế biến món ăn và đặc biệt là sự dung dị, mộc mạc được gói ghém trong từng loại bánh mang đậm hương vị Huế.
Bánh lọc Huế
Nếu ai đã từng một lần ghé thăm mảnh đất Cố đô này, chắc hẳn phải hơn một lần nếm thử món bánh lọc nổi tiếng khắp cả nước. Đến nỗi có người nói vui rằng: “Đến Huế mà không ăn bánh lọc Huế thì phí lắm”.
Để làm ra một chiếc bánh lọc ngon, người làm bánh phải biết cách khuấy bột sao cho không bị đặc và vón cục. Lá chuối phải sạch sẽ, không bị rách và hơ sơ qua lửa. Điều quan trọng làm nên vị ngon của bánh đó chính là phần nhân, bao gồm thịt heo mà phải là thịt vừa nạc vừa mỡ mới ngon và một nguyên liệu nữa đó chính là tôm. Thịt và tôm được rim kĩ, nêm vừa ăn, điều làm nên điểm khác biệt của bánh lọc Huế đó là phải bỏ thêm một ít dầu điều để tạo màu cho nhân và sẽ làm cho chiếc bánh có màu hấp dẫn hơn. Bánh được gói trong lá chuối, buộc thành cặp và hấp chín.
Bánh lọc ngon là bánh phải trong, ăn phải dai, còn nóng và có mùi thơm của lá chuối. Bánh lọc có mặt ở hầu hết mọi nơi của Huế, từ thành phố cho đến nông thôn. Du khách có thể bắt gặp nhiều quán bánh lọc trên dọc các con phố Huế hoặc những người bán bánh lọc dạo từ những gánh hàng của các o, các mệ, cho đến các quán ăn vỉa hè.
Bánh lọc Huế luôn được du khách ưa chuộng bởi mùi vị không lẫn vào đâu được của nó, cũng như có thể mang đi xa mà còn giữ được độ nóng. Bánh lọc cùng với bánh bèo, bánh nậm được coi là bộ ba tiêu biểu cho tinh hoa ẩm thực bánh Huế.
Vợ chồng ông Lộc làm bánh lọc bán cho khách đi đường từ Huế vào Đà Nẵng và các tỉnh miền Nam. Ảnh: CADN
Bánh ép có lẽ là loại bánh đặc biệt mà chỉ có thể đến Huế bạn mới có thể thưởng thức được đúng hương vị của nó. Cũng giống như bánh lọc, du khách có thể thưởng thức được món bánh này ở khắp các ngõ ngách của Huế. Nhưng ngon nhất và nổi tiếng nhất phải kể đến Bánh ép Thuận An.
Bánh ép Thuận An là loại bánh xuất hiện khá lâu ở Huế. Đây được xem là món ăn vặt hấp dẫn của những cô cậu học trò Huế và những bạn sinh viên sau mỗi giờ học.
Video đang HOT
Bánh ép được ăn kèm với dưa leo, rau răm, cà rốt và đu đủ muối chua chấm với nước mắm ớt tạo ra một hương vị rất hòa hợp.
Bột làm bánh là bột lọc, viên bột lọc được ép chính giữa hai miếng sắt tròn nóng hổi, đặt trên bếp than. Nhân của bánh có thể là patê, trứng, thịt heo. Hai miếng sắt kẹp bánh rất nóng nên bánh rất nhanh chín và có mùi thơm rất hấp dẫn.
Ngoài bánh ép ướt, người dân nơi đây còn sáng tạo ra loại bánh khô, để có thể mang đi xa và mua làm quà. Bánh ép khô dòn dòn chấm với tương ớt Huế thì không gì bằng.
Mỗi chiếc bánh ép có giá từ 1.500 – 2000 đồng/ chiếc. Nên đây được xem là món ăn không thể thiếu trong thực đơn ăn vặt của mỗi cô cậu học trò xứ Huế.
Bánh ram ít
Có thể nói, bánh ram ít là một món đặc sản của xứ Huế. Đây là món ăn dân gian được truyền vào cung đình Huế từ lâu rất được các triều Vua nhà Nguyễn ưa thích. Khi ăn bánh ta sẽ cảm nhận được cả vị dẻo của bột nếp, sự đậm đà của nhân tôm thịt của phần bánh ít bên trên và cái giòn rụm của phần bánh ram phía dưới vừa ngon vừa rất lạ miệng.
Bánh ram ít là món ăn ưa thích của nhiều du khách khi đến với Huế bởi hương vị độc đáo của nó.
Nguyên liệu chính để làm nên món ăn này là bột nếp, tôm tươi, thịt ba chỉ… Thoạt nhìn qua nguyên liệu có vẻ đơn giản nhưng để có được những chiếc bánh ít mềm dẻo hay chiếc bánh ram giòn rụm là một quá trình cùng với sự tỉ mỉ, khéo léo của người phụ nữ Huế. Bột sau khi được nhồi xong chia thành hai phần bằng nhau để làm bánh ít và bánh ram. Nhân bánh được làm từ tôm, thịt ba chỉ. Tất cả được xào kĩ, nêm vừa ăn để cho ra phần nhân đậm đà.
Bột được chiên thành từng phần nhỏ, cho nhân vào giữa rồi vo tròn lại. Bánh ít thì cho vào nồi hấp chín, riêng bánh ram thì đem chiên vàng.
Khi ăn, chỉ cần kẹp hai loại bánh này lại với nhau là bạn đã có thể thưởng thức trọn vẹn cái giòn rụm của bánh ram kết hợp với cái mềm dẻo của bánh ít rất hài hòa, ngon miệng.
Du khách đến Huế có thể dễ dàng bắt gặp các o, mệ với những gánh hàng rong dọc các tuyến phố, tuy nhỏ nhưng bên trong có đầy đủ những thứ bánh làm vừa lòng thực khách.
Chính những nét độc đáo của những món bánh dân dã, dung dị này đã góp phần tạo ra sự riêng biệt trong ẩm thực Huế mà không nơi nào có được.
Tăng Thùy Dung
Đến xứ Huế mộng mơ, không thể bỏ qua những món bánh độc lạ mà ngon này
Ẩm thực Huế được coi là một nền ẩm thực phong phú không thua kém bất cứ vùng miền nào trên khắp nước Việt Nam. Nếu có dịp đến xử sở mộng mơ này, đừng bỏ qua cơ hội thử những loại bánh độc đáo dưới đây.
Những món bánh ngon ở Huế
Bánh khoái
Bánh khoái là cách gọi của riêng người dân Thừa Thiên Huế đối với bánh xèo. Gọi là "khoái" cũng đúng thôi vì món bánh này ăn một lần là liền thành món khoái khẩu. Công thức làm bánh cũng tương tự như bánh xèo miền Nam với bột gạo pha với nghệ cho vỏ bánh khi tráng có màu vàng ươm, nhân bánh có tôm, thịt heo, giá đỗ, hành lá, trứng,... ăn kèm rau củ.
Điểm mấu chốt làm nên hồn cốt riêng của bánh khoái chính là bát nước chấm độc đáo và công phu từ mè, gan heo, lạc,... Hãy thử tưởng tượng, chỉ cắn một miếng bánh thôi mà ta đã cảm nhận được bao nhiêu hương vị tuyệt vời trong miệng, đúng là vô cùng "khoái"!
Bánh ép
Cái tên lạ tai này được bắt nguồn từ hình dáng của chiếc bánh chứ không phải do người ăn bị ép nên mới ăn đâu nhé! Bột làm bánh không phải bột gạo mà là bột lọc, được đổ vào chiếc chảo gang rồi rải lên những nguyên liệu quen thuộc như tôm, thịt, hành phi,...
Cuộn bánh cùng với rau sống, nhúng vào nước chấm chua ngọt, bánh vừa dẻo vừa dai còn nguyên liệu thì dậy lên mùi thơm khó cưỡng ngon lành. Đơn giản vậy mà lại ngon đáo để! Ăn một lần là nhớ mãi không thôi và muốn được nếm thử nhiều lần sau nữa.
Bánh đậu xanh trái cây
Đây là món bánh có "xuất thân" Hoàng gia bởi nguồn gốc từ nền ẩm thực cung đình Huế xưa kia và được dùng để tiến Vua hoặc xuất hiện trên mâm cỗ các gia đìn quan lại và quý tộc. Nguyên liệu của món bánh này đơn giản là từ đậu xanh nhưng cách làm ra chúng lại không hề dễ dàng chút nào.
Chiếc bánh đòi hỏi người làm phải thực khéo tay, nhào nặn thành hình thủ của các loại trái cây sao cho sinh động và giống thật nhất. Màu sắc phủ lên chiếc bánh được lấy từ củ dền, củ cà dốt hay lá dứa, nghệ tươi bắt mắt và sống động. Chỉ cần nhìn thôi cũng đã cảm thấy vô cùng ngon miệng.
Bánh khoái cá kình
Đây là một biến tấu từ món bánh khoái mang đậm nét riêng của người dân làng Chuồn. Làng Chuồn là nơi nổi tiếng về món cá kình đặc sản, thơm ngon tại đầm Chuồn. Khác với phần nhân thông thường, nhân của loại bánh này sẽ là nguyên một con cá kình lớn. Món ăn lạ miệng này khi kết hợp cùng nước mắm ruốc nguyên chất cùng ớt cay nồng sẽ dậy lên vị ngon khó cưỡng, không thể chối từ.
Bánh cuốn tôm chua
Món ăn dân dã này ít được biết đến rộng rãi nhưng nếu đã đến Huế, nhất định bạn phải thử qua một lần. Vỏ bánh cuộn lấy tôm chua, ăn kèm cùng rau muống bào sợi, thịt heo, khoai lang tán mịn với ruốc, đậu, mè; chấm vào chén mắm tôm và thưởng thức, quả là mỹ vị nhân gian.
Bánh ram ít
Cái tên độc lạ này chỉ sự kết hợp hoàn hảo của hai loại bánh: bánh ram giòn rụm và bánh ít mềm dẻo. Sự kết hợp tưởng như đối lập này lại đem đến một phong vị hoàn toàn dễ gây nghiện. Bánh vừa giòn vừa dẻo, quyện cùng hương thơm của các nguyên liệu đi kèm như thịt heo, tôm làm lòng người say đắm, nhớ mãi không quên.
Theo Thoidai
Tản mạn cỗ chay xứ Huế Ăn chay là hiện tượng phổ biến ở Huế bởi nơi đây vốn là trung tâm Phật giáo của cả nước và có gần hai phần ba dân cư là Phật tử tại gia. Người Huế định ngày ăn chay trong tháng gọi là trai kỳ, có thể là nhị trai, tứ trai, thất trai, thập trai hay trường trai. Cho nên không...