Bà Melinda Gates rời Quỹ Bill & Melinda Gates
Ngày 13/5, bà Melinda French Gates tuyên bố sẽ từ chức đồng chủ tịch của Quỹ Bill & Melinda Gates – một trong những tổ chức từ thiện có ảnh hưởng nhất trên thế giới – mà bà thành lập cùng với chồng cũ Bill Gates hơn 20 năm trước đây.
Bà Melinda French Gates tuyên bố sẽ từ chức đồng chủ tịch của Quỹ Bill & Melinda Gates .. Ảnh minh họa: Reuters
Thông báo của bà Melinda được đưa ra 3 năm sau khi bà ly hôn với tỷ phú đồng sáng lập tập đoàn phần mềm Microsoft.
Ngày làm việc cuối cùng của bà Melinda French Gates tại Quỹ Bill & Melinda Gates sẽ là ngày 7/6. Theo thỏa thuận với tỷ phú Bill Gates, bà sẽ nhận 12,5 tỷ USD để tiếp tục thực hiện các công việc từ thiện hỗ trợ phụ nữ và các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Video đang HOT
Trong một bài đăng trên mạng xã hội, bà Melinda French Gates cho biết: “Sau khi suy nghĩ và cân nhắc kỹ lưỡng, tôi đã quyết định từ chức đồng chủ tịch Quỹ Bill & Melinda Gates”. Bài viết nhấn mạnh đây là thời điểm quan trọng đối với phụ nữ và trẻ em gái ở Mỹ và trên toàn thế giới.
Quỹ Bill & Melinda Gates được thành lập vào năm 2000, là một trong những quỹ từ thiện lớn nhất thế giới với hơn 2.000 nhân viên và tổng tài sản trị giá 75,2 tỷ USD tính đến cuối năm 2023. Tổ chức này nổi tiếng với các hoạt động trong lĩnh vực y tế toàn cầu, đặc biệt là xóa bỏ bệnh bại liệt, điều trị sốt rét và bệnh lao, cũng như giảm đói nghèo và thúc đẩy bình đẳng giới. Trang web của Quỹ Bill & Melinda Gates cho biết quỹ đã chi 53,8 tỷ USD kể từ năm 2000 đến nay và giúp giảm 50% tỷ lệ tử vong ở trẻ em trên khắp thế giới. Sau khi bà Melinda French Gates từ chức, tên của quỹ sẽ được đổi thành Quỹ Gates.
Tỷ phú Bill Gates kết hôn với bà Melinda French năm 1994. Cặp đôi có 3 người con, nhưng tuyên bố ly hôn vào năm 2021.
Trong thông báo đưa ra cùng ngày 13/5, ông Bill Gates bày tỏ cảm ơn bà Melinda vì những đóng góp quan trọng của bà đối với Quỹ Bill & Melinda Gates. Ông chia sẻ: “Với tư cách là người đồng sáng lập và đồng chủ tịch, Melinda đã đóng vai trò quan trọng trong việc định hình các chiến lược và sáng kiến của chúng tôi, tác động đáng kể đến sức khỏe toàn cầu và bình đẳng giới. Tôi rất tiếc khi Melinda từ chức, nhưng tôi chắc chắn rằng bà ấy sẽ có ảnh hưởng rất lớn trong các công việc từ thiện của mình trong tương lai”.
LHQ cùng các đối tác phát động chiến dịch toàn cầu mới nhằm thúc đẩy tiêm chủng
Ngày 24/4, Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cùng hai đối tác là Quỹ Bill và Melinda Gates và Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI) đã triển khai một chiến dịch hợp tác mới nhằm thúc đẩy các chương trình tiêm chủng toàn cầu, đánh dấu sự khởi đầu của Tuần lễ Tiêm chủng thế giới.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa bệnh sốt rét cho trẻ em tại Gisambai, Kenya. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đó, chiến dịch có tên "Humanly Could" nhằm mục đích tăng cường nỗ lực tiêm chủng trên toàn thế giới.
Giám đốc điều hành UNICEF Catherine Russell nhấn mạnh rằng nhờ tiêm chủng, hiện nay ngày càng nhiều trẻ em trên thế giới sống sót và phát triển sau 5 tuổi so với bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử.
Trong khi đó, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định rằng vaccine là một trong những phát minh mạnh mẽ nhất trong lịch sử và các sáng kiến tiêm chủng toàn cầu đã chứng tỏ tiềm năng lớn của những chế phẩm này. Ông nêu ví dụ, nhờ có vaccine, bệnh đậu mùa đã bị xóa sổ, bệnh bại liệt gần như bị loại trừ và với sự phát triển mới đây của vaccine phòng bệnh sốt rét và ung thư cổ tử cung, con người đang đẩy lùi được nhiều bệnh tật.
Trong một nghiên cứu mang tính bước ngoặt đăng trên tạp chí y khoa The Lancet (Anh), các nhà khoa học nhận định nỗ lực tiêm chủng toàn cầu đã cứu được khoảng 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua, trong đó có 101 triệu trẻ sơ sinh. Điều này đồng nghĩa với việc cứ mỗi phút có 6 người được cứu sống. Nghiên cứu do WHO dẫn đầu này đã nhấn mạnh đến đóng góp của tiêm chủng trong việc giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, trong đó vaccine phòng bệnh sởi được ghi nhận có tác động đáng kể.
Tiến sĩ Sania Nishtar, Giám đốc điều hành của GAVI, đã nhấn mạnh đến thành tựu của liên minh này trong hơn 20 năm qua, theo đó các chiến dịch tiêm chủng đã giúp bảo vệ hơn 1 tỷ trẻ em, giảm 50% tỷ lệ tử vong ở trẻ em ở các quốc gia và cung cấp hàng tỷ USD lợi ích kinh tế.
Tuần lễ Tiêm chủng Thế giới nhằm mục đích mở rộng khả năng bảo vệ đối nhiều người và cộng động hơn trên toàn thế giới trước các bệnh có thể phòng ngừa được bằng vaccine.
Dự báo tỷ lệ sinh toàn cầu giảm và những tác động đi kèm Dân số hầu hết các quốc gia trên thế giới sẽ giảm mạnh vào cuối thế kỷ và tình trạng bùng nổ trẻ em ở các nước đang phát triển trong khi suy giảm ở các nước giàu sẽ dẫn đến những biến đổi xã hội sâu rộng. Đây là dự báo các nhà nghiên cứu quốc tế thuộc Viện Đánh giá và...