Nhật Bản dự kiến bắt buộc sàng lọc lao đối với công dân một số nước trước khi nhập cảnh lưu trú dài hạn
Theo hãng tin Kyodo, ngày 16/11, Bộ trưởng Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản Keizo Takemi cho biết chính phủ nước này dự kiến từ tài khóa 2024 sẽ áp dụng quy định bắt buộc sàng lọc lao trước khi nhập cảnh đối với công dân một số nước có ý định lưu trú lâu dài tại Nhật Bản.
Hành khách đi qua cửa kiểm dịch tại sân bay Narita, Nhật Bản. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Kyodo dẫn một nguồn thạo tin cho biết quy định trên sẽ nhằm vào các nước Trung Quốc, Indonesia, Myanmar, Nepal, Philippines và Việt Nam. Theo đó, yêu cầu sàng lọc lao sẽ áp dụng đối với công dân những nước này có ý định lưu trú tại Nhật Bản trên 3 tháng với mục đích như học tập hay làm việc. Trước khi nhập cảnh, các đối tượng này phải xuất trình chứng nhận không bị nhiễm lao, nếu không sẽ bị từ chối nhập cảnh.
Phát biểu tại cuộc họp của một ủy ban trong Thượng viện Nhật Bản, Bộ trưởng Takemi thông báo bộ này đang tiến hành những thủ tục cuối cùng để khởi động hệ thống trên vào tài khóa tiếp theo, bắt đầu vào tháng 4/2024.
Trước đó, Chính phủ Nhật Bản đã cân nhắc triển khai hệ thống sàng lọc lao bắt buộc từ thời điểm diễn ra Olympic và Paralympic Tokyo 2020, song đã hoãn kế hoạch này do đại dịch COVID-19.
Video đang HOT
Bệnh lao vẫn là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tổng cộng 1,3 triệu người trên toàn cầu đã tử vong do bệnh lao năm 2022 dù lao là căn bệnh có thể phòng ngừa và điều trị được. Đây là bệnh truyền nhiễm gây tử vong nhiều thứ hai sau COVID-19.
Tại Nhật Bản, tỷ lệ mắc bệnh lao đã giảm xuống 9,2/100.000 dân vào năm 2021. Đây là lần đầu tiên tỷ lệ này giảm xuống dưới 10 tại Nhật Bản, theo đó đưa quốc gia châu Á này vào danh sách của WHO về các nước có tỷ lệ mắc bệnh thấp. Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi, tỷ lệ mắc bệnh lao tại Nhật Bản giảm xuống 8,2 vào năm 2022.
Bi kịch của bác sĩ trẻ Nhật Bản phải làm ngoài giờ hơn 200 tiếng/tháng
Một bác sĩ 26 tuổi ở Nhật Bản đã lựa chọn kết thúc cuộc đời mình sau khi bị căng thẳng vì làm ngoài giờ tận 200 tiếng/tháng và không hề có ngày nghỉ trong 3 tháng liền.
Junko Takashima, mẹ của Shingo Takashima, một bác sĩ tự tử năm ngoái, phát biểu tại cuộc họp báo ở Osaka, Nhật Bản, vào ngày 18/8/2023. Ảnh: AP
Theo đài tuyền hình NHK, bác sĩ Takashima Shingo làm bác sĩ nội trú tại một bệnh viện ở thành phố Kobe đã tự tử vào tháng 5/2022.
Luật sư của gia đình Takashima cho biết bác sĩ trẻ này đã làm thêm 207 giờ đồng hồ so với số giờ quy định trong một tháng ngay trước khi chết. Anh cũng không nghỉ bất kỳ ngày nào trong 3 tháng.
Trong một cuộc họp báo ngày 18/8, gia đình Takashima miêu tả anh là một chàng trai trẻ bị đẩy đến tuyệt vọng. "Không có ai để ý đến con cả, Takashima luôn nói với tôi như vậy. Tôi nghĩ môi trường làm việc đã đẩy thằng bé đến bờ vực thẳm", Junko Takashima - mẹ của nạn nhân - phát biểu tại họp báo.
"Con trai tôi không còn có thể trở thành một bác sĩ tốt bụng, nó cũng sẽ không thể cứu bệnh nhân và đóng góp cho xã hội nữa. Tuy nhiên, tôi chân thành mong muốn môi trường làm việc của các bác sĩ sẽ được cải thiện để điều tương tự không xảy ra nữa trong tương lai", bà Junko nhấn mạnh.
Cũng trong cuộc họp báo, Trung tâm Y tế Konan - nơi Takashima làm việc - đã bác bỏ những cáo buộc từ phía gia đình. Người phát ngôn Trung tâm Y tế Konan cho biết: "Có nhiều lúc các bác sĩ dành thời gian tự học và ngủ theo nhu cầu sinh lý. Do mức độ tự do rất cao nên không thể xác định chính xác số giờ làm việc. Chúng tôi không coi trường hợp này là tử vong do làm việc ngoài giờ và sẽ ngừng bình luận về vấn đề này trong tương lai".
Hồi tháng 6, cơ quan thanh tra lao động của chính phủ Nhật Bản đã kết luận cái chết của Takashima là sự cố liên quan đến tình trạng anh phải làm việc nhiều giờ đồng hồ.
Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, từ lâu quốc gia này luôn phải đấu tranh với văn hóa làm việc quá sức, khi người lao động ở nhiều lĩnh vực khác nhau bị phạt bằng hình thức làm thêm giờ trước sức ép từ người tuyển dụng và công ty.
Căng thẳng từ sức ép này dẫn đến tổn hại về sức khỏe tâm thần, thậm chí còn gây ra hiện tượng gọi là "karoshi" hay "tử vong do làm việc quá sức", buộc Nhật Bản phải ban hành luật nhằm ngăn chặn các ca tử vong và thương tích do làm thêm nhiều giờ.
Một số trường hợp làm việc quá sức trước đây đã trở thành tiêu điểm của dư luận Nhật Bản và quốc tế. Năm 2017, các quan chức Nhật Bản kết luận một phóng viên 31 tuổi, qua đời vào năm 2013, đã bị suy tim do làm việc nhiều giờ. Theo NHK, nữ phóng viên đã làm việc ngoài giờ 159 tiếng trước khi qua đời.
Thực trạng này còn đặc biệt nghiêm trọng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy hơn 1/4 bác sĩ toàn thời gian tại bệnh viện làm việc tới 60 giờ/tuần, trong khi 5% làm việc tới 90 giờ và 2,3% làm việc tới 100 giờ.
Mặc dù những cải cách về luật lao động và quy định làm thêm giờ trong năm 2018 đã đạt được một số thành tích nhỏ, khi số giờ làm việc trung bình hàng năm của mỗi nhân viên giảm dần, song số giờ làm thêm vẫn biến động qua các năm.
Nhật Bản sửa đổi luật về tội phạm tình dục Ngày 16/6, các nghị sĩ Nhật Bản đã thông qua một số nội dung sửa đổi luật về tội phạm tình dục, theo đó nâng độ tuổi được phép quan hệ tình dục mà không phải chịu trách nhiệm hình sự lên 16 tuổi từ mức 13 tuổi hiện nay - một trong những mốc thấp nhất thế giới. Dự luật mới đã...