Bà mẹ TP HCM kể cách con vượt qua kỳ phỏng vấn học bổng du học Mỹ
Tôi nhớ có giám khảo trường trung học lớn ở tiểu bang Massachuset hỏi cháu “Nơi nào con muốn tới nhất khi tới Mỹ?” và cháu trả lời là “ Harvard”.
Sau các kỳ thi căng thẳng, 9 trường trung học nội trú công bố con chị Nguyễn Thị Bích Hậu (TP HCM) được nhập học và cấp học bổng. Trong đó có 5 trường tại Mỹ, 3 trường tại Anh và một trường tại Australia. Từ kinh nghiệm cá nhân, chị Hậu chia sẻ cách chuẩn bị cho kỳ thi học bổng.
Làm bài luận chỉn chu
Ở vòng một, các bạn hãy làm cho hồ sơ nổi bật. Ban đầu, gia đình tôi tham khảo khá nhiều cách công ty du học làm hồ sơ cho các cháu vì không phải gia đình nào cũng thông thạo tiếng Anh và cách điền hồ sơ.
Song sau đó tôi thấy thất vọng. Vốn có kinh nghiệm hàng ngày trong việc chuẩn bị hồ sơ công việc với người nước ngoài, tôi biết họ cần hồ sơ rất chỉn chu, đẹp đẽ, cẩn thận và ngăn nắp tới từng chi tiết. Đó là một tiêu chuẩn các bạn làm dịch vụ du học không hiểu được, nhất là một bộ hồ sơ để tìm học bổng, chứ không phải chỉ để nhập học thông thường.
Và dù có thể nộp hồ sơ qua mạng, gửi email nhưng có luôn cả những trường sẽ gặp trực tiếp các cháu, thì phải có hồ sơ sẵn sàng để trình cho họ. Do đó, chúng tôi quyết định tự làm hồ sơ, từng trang đều được soạn cẩn thận, nắn nót.
Các tài liệu tham khảo rất sẵn sàng, từ bảng khai theo mẫu cho tới bảng điểm, thành tích, chứng nhận đều được làm song ngữ chuẩn, kèm theo hình ảnh. Tất cả được đóng cuốn rất đẹp và nổi bật. Trước khi hoàn thiện lần cuối, tôi còn nhờ nhân viên của mình là chuyên gia về visual art coi lại lần chót.
Cần làm hồ sơ nổi bật. Ảnh: articles.bplans.com
Trong khi đó, bài luận essay được con tôi làm rất kỹ lưỡng. Thực ra ban đầu hai mẹ con rất lúng túng vì không biết phải viết essay như thế nào. Nhưng sau khi hỏi một anh bạn là tiến sĩ đang ở Mỹ, anh liền cho một bí kíp làm kim chỉ nam: “Cháu đã xem phim Mỹ nhiều rồi. Cháu hãy làm cho người đọc bài essay của cháu phải rơi vào cảm xúc mãnh liệt. Một là phải bật dậy ngay để hành động gì đó. Hai là phải khóc hoặc cười vì thực sự cảm thấy bị tác động từ bài viết. Nếu làm được như vậy thì sẽ thành công”.
Với các cháu đang được dạy văn theo kiểu Việt Nam, đây là một thử thách cực kỳ lớn nhưng tự các cháu phải viết, không ai làm thay được. Yêu cầu của họ là các cháu viết ra những vấn đề sâu sắc, có tầm nhìn, có tư tưởng nhưng phải bằng giọng văn và cách nghĩ phù hợp với lứa tuổi.
Từ đề bài của các trường, con trai tôi đã chọn ra mấy đề để viết. Bài thứ nhất với đề đại ý là “Niềm tự hào của bạn trong cuộc sống của bạn từ trước tới nay”, cháu viết về việc vì sao học Piano từ lúc năm tuổi, vì sao một đứa bé như cháu khi chuẩn bị thi vào Nhạc viện lại có thể thức dậy từ 5h mỗi ngày để học đàn.
Video đang HOT
Rồi kỳ thi cam go diễn ra, cháu vượt qua 500 thí sinh dự thi, cùng 50 bạn khác đậu vào Nhạc viện. Trong bài, cháu lý giải vì sao chọn nhạc của Bach để làm bài thi, trong khi nhạc của Bach hay nhưng rất khó.
Một bài khác yêu cầu kể về người bạn thân, cháu đã kể về tình bạn với một người bạn học chung từ năm lớp 1. Bạn này đã đẩy cháu bị ngã chảy máu phải đi cấp cứu, nhưng rồi hai cháu đã hàn gắn tình cảm và tiếp tục chơi với nhau như thế nào. Những nỗi buồn và sự lo sợ của trẻ con… Tất cả là chuyện có thật.
Thông thường, các trường yêu cầu essay phải viết tay và scan lại gửi đi trong khi con tôi không phải là đứa viết chữ đẹp. Học ở trường thì rất bận. Thế là cháu thường phải hì hục viết đi viết lại essay, tới khi có một bài đạt rồi thì viết tay ra giấy tới 2h sáng. Sau đi phỏng vấn được khen chữ đẹp, cả nhà cười mãi. Hóa ra học sinh Mỹ không tập viết như học sinh Việt Nam.
Tự tin và cá tính trong phỏng vấn
Sau khi hoàn tất hồ sơ và essay, cháu bắt đầu gửi cho các trường trong danh sách. Và niềm vui đầu tiên là các trường đều chấp nhận nên cháu bắt đầu bước vòng phỏng vấn. Ban đầu, cháu rất lo lắng vì cho tới khi đó, cháu chưa bao giờ nói tiếng Anh với người nước ngoài thực sự. Thầy dạy ở lớp là một người Mỹ gốc Việt giàu kinh nghiệm và đã hơn 60 tuổi.
Để trấn an, chúng tôi quyết định sẽ đi từng bước mà bước đầu tiên là cháu sẽ thi vào các trường trung học của Anh. Một số trường qua Việt Nam tuyển sinh, họ rất rõ ràng với hai bài thi viết và Toán, sau đó là phỏng vấn.
Cho tới khi đó, con tôi chưa từng học Toán bằng tiếng Anh bao giờ nên phải học cấp tốc chỉ trong 2 ngày. Tôi lên mạng tìm các trang web giải toán và chuyển cho cháu học. Cháu ngồi hai ngày cuối tuần để làm toán bằng tiếng Anh, chủ yếu để học từ vựng. Trang web cháu làm chính là trang web của Nasa, dành cho học sinh phổ thông.
Tôi cũng làm thử vài bài, làm xong thấy rất sướng bởi khi giải chỉ cần đưa ra đáp số là máy báo về “OK”, không cần trình bày dài dòng. Xong xuôi rồi hai mẹ con chở nhau đi thi. Cháu rất run. Nhưng tôi dặn là cháu đừng sợ. Mình có gì mà mất đâu. Không thi đậu chả sao. Tỉnh bơ.
Thầy hiệu trưởng trường trung học ở Anh khi đó bay sang Việt Nam trực tiếp cho các cháu thi. Thầy cho cháu vào thi hai bài toán và viết văn cùng các bạn trong phòng riêng. Làm bài xong, từng cháu ra ngoài cho thầy phỏng vấn. Con trai tôi làm bài tốt và phỏng vấn trôi chảy.
Sau đó hai tuần, trường báo về là nhận cháu và cấp học bổng 40% cho suốt các năm học trung học ở Anh. Với số tiền này, gia đình tôi sẽ phải nộp thêm chừng 30.000 USD mỗi năm nữa vì du học ở Anh rất đắt tiền. Khi đó tôi chưa ra quyết định gì vì nghĩ đây chỉ là bước đầu.
Riêng cháu rất phấn khởi. Đây là dấu mốc rất quan trọng để cháu tiến lên vì kết quả này cho thấy cháu có thể tham gia thi cử. Gia đình tôi xin trường cho bảo lưu kết quả và sẽ trả lời sau hơn một tháng. Trong thời gian này, cháu tiếp tục thi vào các trường khác, tôi không ngừng động viên con là hãy tiếp tục, mọi chuyện không quá đáng sợ, con có thể làm được.
Một đội thể thao ở trường học của Mỹ. Ảnh: Nguyễn Thị Bích Hậu
Với các trường ở Mỹ, bài phỏng vấn khá gây căng thẳng cho các cháu. Bởi vì vào năm cháu thi cách nay sáu năm, mạng Internet chưa phát triển như bây giờ, phỏng vấn qua Skype mà nhiều khi sóng chập chờn. Cháu rất lo lắng, nhất là cho phần phỏng vấn đầu tiên vì sợ người Mỹ nghe mình nói mà không hiểu. Sau đó thì mọi việc đều ổn, cháu bắt đầu trả lời thoải mái và tự tin.
Các câu hỏi chia thành hai loại, một là thông tin cơ bản, hai là hỏi xoáy đáp xoay. Tôi nhớ có một giám khảo trường trung học lớn ở tiểu bang Massachuset hỏi cháu “Nơi nào con muốn tới nhất khi tới Mỹ?” và cháu trả lời là “Harvard”. Bà hỏi vì sao thì cháu trả lời “Vì cháu có may mắn được xem một lớp học của Harvard về Đạo đức và Luật pháp trên Internet.
Sau đó, cháu rất mong muốn được theo học Mỹ, để được học hỏi những điều tuyệt vời từ kho tàng kiến thức phong phú của thế giới”. Câu trả lời làm cho bà rất hài lòng.
Mọi chuyện từ mù mờ, càng ngày càng rõ dần ra, sáng tỏ hơn. Và khi tất cả trường trong danh sách báo kết quả, gia đình tôi cực kỳ hạnh phúc và vui sướng. Bởi vì giờ đây, việc khó khăn hơn cả là ngồi lựa chọn và viết thư để từ chối những trường còn lại như thế nào. Khi đó chúng tôi đã biết rõ ngày một ngày hai, cháu sẽ chính thức lên đường qua Mỹ.
Theo VNE
Bà mẹ chia sẻ 'chiêu' khuyến khích con du học
Dù bố mẹ mong muốn, nhưng không phải đứa trẻ nào cũng thích du học. Cách tạo động lực cho con tốt nhất là hãy cho du lịch nước ngoài.
Ngoài việc phải đồng hành, cho con học tiếng Anh bài bản từ nhỏ, bà mẹ Nguyễn Thị Bích Hậu tiếp tục chia sẻ "chiêu" tạo động lực, ham muốn du học cho con.
Rất nhiều bạn đã hỏi làm thế nào để thành công khi cho con thi học bổng, tôi trả lời rằng: "Phải làm sao để các cháu muốn thi, bởi nếu chỉ cha mẹ muốn thì chả giải quyết được gì. Cha mẹ có thể đồng hành với con, nhưng con mới chính là người thi"
Việc chuẩn bị cho du học và học bổng rất công phu và thực sự chẳng dễ tí nào. Một đứa bé thì đã biết thế nào là nên hay không nên du học, nhất là khi các cháu đang chạy đua theo nhu cầu của trường Việt Nam nên việc đầu tiên các bậc cha mẹ phải làm được chính là tạo động lực cho con. Nhưng tạo động lực thế nào?
Khi phải suy nghĩ tới vấn đề này, tôi nhớ dịp đầu tiên bản thân được ra nước ngoài là Hàn Quốc. Sự phát triển thần kỳ của đất nước này đã làm cho tôi bị sốc, tôi thấy buồn và bực bội "Vì sao nước họ làm được biết bao điều tốt mà nước mình bây giờ mới ở đâu đâu?".
Đó là thời điểm mà khá ít người Việt Nam được ra nước ngoài. Nhưng chuyến đi đầu tiên đó khiến tôi thay đổi rất nhiều quan niệm và cả những dự định cho gia đình và cuộc sống. Tôi quyết định cho con đi du lịch khi cháu ở bậc tiểu học.
Điểm đến đầu tiên là Thượng Hải vì nơi này có thân nhân. Đây là một thành phố rất phát triển và hiện đại nên tôi hy vọng cháu có thể học hỏi được nhiều. Để chuyến đi có hiệu quả, gia đình tôi làm một chương trình đặc biệt, cháu sẽ đi nhiều bảo tàng, khu triển lãm, trường học.
Đồng thời cháu sẽ quan sát ở một thành phố với 16 triệu dân, hạ tầng hiện đại thì việc đi lại, làm việc, sinh sống sẽ như thế nào. Cách làm thủ tục nhập cảnh, hải quan ra sao, cách đi xe bus, tàu điện ngầm một mình thế nào, làm sao để sinh sống ở một nơi xa lạ?
Thành phố Thượng Hải (Trung Quốc).
Chúng tôi đã dành nhiều thời gian để thăm thú những nơi tuyệt vời như bảo tàng khoa học kỹ thuật Thượng Hải, bảo tàng Hải dương học Thượng Hải, bảo tàng quy hoạch Thượng Hải. Bảo tàng ở đây rất lớn và có quy mô khủng, chẳng hạn muốn đi hết bảo tàng Khoa học kỹ thuật thì phải mất nhiều ngày.
Ở đó có mọi thứ mà trẻ con cũng như người lớn có thể khám phá với hầu hết các môn khoa học và kỹ thuật. Tại đây cháu có thể hiểu được nhiều vấn đề từ đơn giản đến phức tạp của các môn khoa học mà tất cả ở hình thức những trò chơi,
Chẳng hạn, khái niệm trọng lực của vật lý, khả năng thăng bằng của con người, động đất sẽ xảy ra như thế nào trong mô hình giả tưởng, các hang động khai khoáng trong lòng đất. Bảo tàng này có một rạp chiếu phim hình cầu với tất cả màn hình là hình cầu, người xem ngồi ở giữa.
Chuyến đi khiến cho con tôi bị sốc bởi lần đầu tiên cháu hiểu được thế nào là một nơi phát triển. Ở nơi đó trẻ con tận hưởng cái gì, nếu cứ mãi ở nhà thì biết bao giờ cháu mới có thể được học tập, được hiểu biết như thế. Trong khi đây mới chỉ là thành phố ở châu Á, vậy còn châu Âu, còn Mỹ và nhiều quốc gia khác, cái gì đang diễn ra ở đó? Đâu là chân trời mới?
Sau vài chuyến đi nước ngoài tiếp đó, cháu thay đổi rất nhiều, quyết tâm du học. Cháu đã nỗ lực để đạt mọi tiêu chuẩn cần thiết cho việc du học trong tương lai. Từ một học sinh chỉ xếp hạng năm trong lớp, cháu quyết đứng hạng nhất. Từ một người không ham tranh đua, cháu quyết tâm cạnh tranh, không lùi bước.
Sự thay đổi này đã giúp cho cháu giải quyết được một khối lượng công việc rất lớn trong thời gian cần thiết. Và tôi đánh giá rằng động lực này đã tạo ra rất nhiều phép màu cho việc học hành của cháu cũng như giúp giảm sức ép của gia đình tôi trong việc lo cho con đường mai sau của cháu.
Kể chuyện này để thấy rằng việc tạo động lực cho các cháu rất quan trọng. Và thực ra không thể nói đứa trẻ 13-14 tuổi thích du học nếu như cả đời nó chưa bao giờ đặt chân ra nước ngoài, chưa bao giờ hình dung ra nước ngoài và cuộc sống ở nơi đó là cái gì, tại sao nó phải học hành ở đó và bắt đầu một đời sống gian khổ vì xa gia đình, thích nghi với nền văn hóa mới cũng như nỗ lực vươn lên.
Đó cũng là lý do vì sao Tòa đại sứ Mỹ đánh rớt visa rất nhiều du sinh, bởi họ không tin rằng một người mù mờ có thể sống được ở nước Mỹ. Chỉ có khoảng hai phần ba các cháu đi phỏng vấn có thể đậu, cho dù học rất giỏi, gia đình rất giàu. Với Mỹ, giàu hay giỏi chả có ý nghĩa nào nếu họ cảm thấy không an tâm để cấp visa cho một người xứ khác tới nước họ.
Theo VNE
Những ngộ nhận khi làm hồ sơ xin học bổng ở Mỹ Người Mỹ nghĩ người tài là "văn võ song toàn", học tập tốt là đương nhiên song không phải duy nhất và quan trọng nhất. Đừng dối trá khi làm hồ sơ Một cháu gái con người bạn gọi điện hỏi tôi về tiêu chí làm hồ sơ cá nhân để có học bổng du học. Ngoài điểm số, cháu khoe: "Phần thành...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Quảng Ninh biến cảng tàu thành điểm hẹn
Du lịch
08:39:09 29/04/2025
1 hiện tượng bất ngờ xảy ra trong đám cưới 10 tỷ đồng của đôi sao Vbiz, sau 6 năm vẫn chưa ai tái hiện lại được!
Sao việt
08:35:43 29/04/2025
Giám đốc Trung tâm GDTX móc ngoặc kế toán trưởng "khoét" tiền tỉ ngân sách
Pháp luật
08:35:18 29/04/2025
Apple Maps hỗ trợ chỉ đường qua CarPlay tại Việt Nam
Thế giới số
08:26:38 29/04/2025
Những dấu hiệu nhận biết mắc bệnh não mô cầu
Sức khỏe
08:10:19 29/04/2025
Smartphone Xperia gặp lỗi khiến người dùng ngán ngẩm
Đồ 2-tek
08:03:20 29/04/2025
Cách tiếp cận của Tổng thống Trump với chính sách nhập cư và an ninh biên giới Mỹ
Thế giới
07:53:27 29/04/2025
Nam ca sĩ Thái Lan đăng đàn "bóc phốt" đồng nghiệp hành hung đến rạn xương, còn quấy rối 1 sao nam khác
Sao châu á
07:38:02 29/04/2025
Sự trở lại của "Tia chớp lửa" tại ĐTDV Mùa Xuân 2025, lịch sử có sang trang?
Mọt game
07:21:24 29/04/2025
Kính James Webb xác nhận hành tinh lạnh lẽo nhất từng được tìm thấy
Lạ vui
07:20:20 29/04/2025