Bà mẹ người Chăm gãy tay vẫn đưa 2 con đi thi
Mặc dù cẳng tay phải đau nhức bó bột trắng phau nhưng chị Từ Công Thị Hạnh, 52 tuổi, người dân tộc Chăm ở xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận nén đau vượt hơn nửa ngày đường đưa 2 con gái lên Đắk Lắk dự thi vào Trường ĐH Tây Nguyên.
Ngày 3/7, chúng tôi bắt gặp chị Hạnh tại điểm thi ĐH Tây Nguyên 3 – Trung tâm Giáo dục Quốc phòng đi cùng 2 con gái trong bộ trang phục truyền thống của người đồng bào Chăm, cẳng tay phải của chị bó bột trắng muốt khiến nhiều người chú ý. Hai con gái của chị Hạnh là Não Nữ Mai Tạo (SN 1992) dự thi vào ngành Sư phạm Tiểu học và cô em là Não Nữ Hoàng Nên (SN 1994) dự thi ngành Sư phạm Mầm non, Trường ĐH Tây Nguyên. Trong đó, sĩ tử Hoàng Nên chỉ đăng ký dự thi tại Trường ĐH Tây Nguyên, nguyện vọng 1 của em là chuyển kết quả về Trường CĐ Sư phạm Ninh Thuận xét tuyển.
Chị Từ Công Thị Hạnh cùng 2 con gái Não Nữ Mai Tạo và Não Nữ Hoàng Nên.
Chị Hạnh có tất cả 9 người con, nhưng vì Mai Tạo và Hoàng Nên học trội nhất nhà nên trong lần thi ĐH này, chị Hạnh “đứt ruột” bán đi mấy tạ thóc, ứng trước 2,5 triệu đồng đưa 2 con gái lên Tây Nguyên dự thi. Trải qua hơn nửa ngày đường vất vả vượt hàng trăm cây số từ Ninh Thuận lên Đắk Lắk bằng xe khách, mặc dù cẳng tay phải bó bột đau nhức, khuôn mặt khá mệt mỏi nhưng chị Hạnh không thôi hy vọng về 2 con gái sẽ thi cử đỗ đạt.
Chị tâm sự: “Nhà mình bao đời làm nông, chăn cừu đã khổ. Mấy anh chị nó chẳng ai học trội hơn Tạo và Nên cả. Nghèo thì nghèo nhưng 2 cháu ham học biết sao chừ, có nợ nần thì làm lụng, vay mượn trả sau. Tôi và cha chúng ở nhà cũng hy vọng cho 2 em nó thi cử đỗ đạt để kiếm lấy cái nghề”.
Video đang HOT
Chị Hạnh hy vọng 2 con gái thi cử đỗ đạt để sau này kiếm lấy cái nghề.
Chia sẻ với chúng tôi, sĩ tử Mai Tạo cho biết: “Em dự thi vào ngành Sư phạm Tiểu học. Dẫu biết thi cử thường gặp may rủi nhưng em sẽ nỗ lực làm bài hết mình, cố gắng đạt kết quả cao nhất có thể”. Sĩ tử Hoàng Nên nói thêm: “Lần đầu lên cao nguyên khá lạ lẫm nhưng vì có mẹ bên cạnh em cũng yên tâm lắm. Em dự thi tại Trường ĐH Tây nguyên nhưng xét tuyển nguyện vọng 1 vào Trường CĐ Sư phạm Ninh Thuận nên có khá nhiều cơ hội…”.
Chia tay người mẹ Chăm gãy tay đưa 2 con gái đi thi, chúng tôi chúc cho chị Hạnh sức khỏe, chúc cho Mai Tạo và Hoàng Nên sẽ đạt được ước mơ của mình.
Viết Hảo
Theo dân trí
Dồn sức luyện thi giai đoạn nước rút
Bất chấp cái nóng rang người, sĩ tử từ các vùng quê nghèo lên phố luyện thi ven Trường ĐH Tây Nguyên và các vùng phụ cận trên địa bàn TP Buôn Ma thuột (Đắk Lắk) miệt mài luyện thi trong các khu trọ "ổ chuột" chờ ngày dự thi ĐH.
Những ngày này, hàng trăm sĩ tử thuê phòng trọ luyện thi ven Trường ĐH Tây Nguyên vẫn bất chấp cái nóng oi bức "nhốt" mình trong các khu nhà trọ "ổ chuột" để "nhồi" kiến thức. Ngoài sĩ tử ở các huyện xa tỉnh Đắk Lắk như: Lắk, Cư Kuin, Krông Buk..., có nhiều sĩ tử quê tận Lâm Đồng, Đắk Nông, Gia Lai hay Kon Tum cũng tìm về cơ sở luyện thi Trường ĐH Tây Nguyên thuê phòng trọ luyện thi. Nhiều sĩ tử chung quan điểm phải cố gắng chắt chiu từng giờ, từng ngày ôn luyện để có kết quả tốt nhất, nếu không đỗ Đại học thì tối thiểu phải ngang "sàn" để xét tuyển Cao đẳng.
Sĩ tử Hoàng Thị Thủy (HS trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, huyện Cư Jut, Đắk Nông), chia sẻ: "Để có thể đỗ vào ngành Quản trị Kinh doanh của Trường ĐH Tài chính - Marketing TPHCM sẽ phải nỗ lực không ngừng, ngoài kiến thức ôn luyện tại cơ sở luyện thi, tối đến phải "cày" gần nửa đêm mới nghỉ. Nhiều bạn học đến 2, 3 giờ sáng là chuyện thường...". Sĩ tử Hoàng Thị Nếp bạn cùng trường, nói thêm: "Phải cố gắng thôi chứ biết làm sao, trong khi ngày thi đã gần kề...".
Không thua các nam sĩ tử,em Hoàng Thị Nếp (áo đỏ, HS trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, huyện Cư Jut, Đắk Nông) miệt mài ôn luyện cùng bạn.
Men sâu trong một con hẻm khu vực Trường ĐH Tây Nguyên, chúng tôi bắt gặp hình ảnh sĩ tử Thạch Văn Can (Học sinh Trường THPT Quang Trung, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng), mồ hôi nhễ nhại phải cởi phăng áo ngồi học. Can tâm sự: "Kỳ thi Đại học năm nay trúng phải mùa Euro sĩ tử bị chi phối nhiều lắm, đang học bài mà nghe bên ngoài cỗ vũ, hô hoán "zô, zô... zô" xao động cực kỳ. Nhiều khi chỉ muốn gấp sách, gấp vở chạy đi xem một hồi nhưng bài tập thì chưa làm xong phải nán lại".
Nóng nực, sĩ tử Thạch Văn Can phải cởi phăng áo ngồi ôn luyện.
Can cho biết ngoài cung thời gian 6 buổi ở lò luyện thi, thời gian trống nửa ngày hầu như không đủ để làm bài tập, các dạng bài tập khó trắng đêm mới hoàn thành là chuyện thường trong tháng cao điểm. Cậu nói: "Học vậy ăn thua gì! Ngày xưa mấy anh chị của em học ác chiến lắm mà còn chưa đỗ ĐH, thi năm 2, năm 3 mới vừa đủ điểm vào trường. Năm nay em quyết tâm thi đỗ năm một vào trường Đại học TDTT TPHCM, 3 anh chị của em đã đỗ vào Trường ĐH Tây Nguyên và Trường Sỹ quan lục quân 2 ở Đồng Nai...".
Thuận lợi hơn các sĩ tử khác, sĩ tử Lục Văn Ngọc (HS Trường THPT Lắk, huyện Lắk, Đắk Lắk) có anh trai là SV năm 3 ngành Tài chính Ngân hàng - Trường ĐH Tây Nguyên) kèm cặp. Trong căn phòng trọ oi bức, hai anh em vẫn miệt mài ôn luyện, giải đề thi. Ngọc cho biết: "Không phải cứ đến lò luyện học cấp tốc là hay, tùy sức học và cách học mỗi người mà chọn phương pháp ôn luyện phù hợp nhất. Đã học 9 tháng ở trường rồi nên khoảng thời gian này em chỉ tập trung ôn luyện lại các dạng bài tập chứ không học mới. Cái gì không hiểu thì nhờ anh trai chỉ cho....".
Sĩ tử Lục Văn Ngọc (áo đỏ) cùng anh trai là Lục Đức Thọ (SV năm 3 ngành Tài chính Ngân hàng - Trường ĐH Tây Nguyên) ôn luyện giai đoạn "nước rút".
Anh trai của Ngọc nói thêm: "Giờ tụi em cũng đang thi cuối kỳ, mình đi trước cũng cố gắng bớt chút thời gian ôn luyện cho em út, đã đi trước thì cố gắng bày những cái gì mình biết...".
Viết Hảo
Theo dân trí
Thủ khoa tốt nghiệp TP.HCM thích 'buôn chuyện' Phạm Thị Hoàng Yến tự nhận mình không ham học, cô bạn chỉ có phương pháp phù hợp để nhớ lâu, hiểu sâu. Kỳ thi này, em gái sinh đôi của Yến cũng đạt mức rất cao với 55,5 điểm. Từng thi rớt vào trường chuyên, phần lớn thời gian học ở ngôi trường bình thường tại tỉnh nhà, cô gái Phạm Thị...