Bà mẹ Mỹ chia sẻ sáu phương pháp dạy trẻ chăm chỉ
Khi con ghi được bàn thắng, bạn hãy nói với con rằng điều đó không phải ngẫu nhiên mà đến từ sự luyện tập không ngừng, nghe lời huấn luyện viên…
Chị Laurel Niedospial (Chicago, Mỹ) đưa ra lời khuyên cho phụ huynh có con nhỏ trên Popsugar.
Là giáo viên, tôi tin rằng niềm đam mê có thể giúp trẻ vượt qua công việc khó khăn, nhưng đức tính chăm chỉ còn có thể làm được nhiều hơn thế. Đã là cha mẹ, hầu như ai cũng muốn nhìn thấy con đạt được thành công, nhưng làm thế nào để con có thể làm được điều đó? Nó đến từ sự chăm chỉ.
Một đứa trẻ chăm chỉ, cần cù đã có công cụ “cần” để giúp chúng đạt được thành công. Một đứa trẻ chăm chỉ sẽ hiểu rằng mọi điều trong cuộc sống đều không dễ dàng có được và làm thế nào để đạt được điều đó. Thú thật tôi muốn dạy một lớp học toàn những học sinh chăm chỉ hơn những thiên tài. Ai cũng có thể tiếp nhận tri thức nhưng không phải ai cũng bền bỉ trau dồi và rèn luyện. Để nuôi dạy con thành người chăm chỉ, tôi phải liên tục áp dụng sáu phương pháp dưới đây.
1. Xây dựng và khuyến khích ý chí kiên cường ở trẻ
Kiên cường là phẩm chất rất quan trọng đối với trẻ, giúp chúng hình thành thói quen không bao giờ chịu thất bại. Rất nhiều học trò cũ của tôi coi thất bại là điều tồi tệ nhất trong cuộc đời, nhưng khi chúng mắc lỗi, tôi lại động viên chúng thử lại. Cứ như vậy, tôi đã rèn luyện cho học sinh và con cái sự kiên cường, không nản lòng, không xấu hổ trước thất bại. Tôi luôn nhắc nhở chúng một phần của thành công đến từ thất bại và một phần của chăm chỉ đến từ hành động thử lại.
2. Chấp nhận rằng trẻ có cách làm việc khác với cha mẹ
Đây là điều quan trọng nhất và cũng khó khăn nhất đối với cha mẹ khi nuôi dạy trẻ. Khi cố gắng rèn luyện đức tính chăm chỉ cho trẻ, phụ huynh hãy để chúng khám phá và tự tìm ra những chiến lược riêng của mình. Tôi thích học tập theo phương pháp ghi chú Cornell và tôi chỉ cho học sinh, con cái cách thực hiện, nhưng tôi không ép buộc chúng làm theo. Mỗi người cần tìm ra phương pháp riêng vì chỉ có như vậy, họ mới thoải mái làm việc.
Video đang HOT
Ảnh: ilslearningcorner
3. Nhắc nhở trẻ về những khó khăn để đạt được thành công
Mọi phụ huynh đều cảm thấy tự hào, hãnh diện khi con cái đạt được thành công, nhưng đừng dành toàn bộ thời gian để ăn mừng chiến thắng. Bên cạnh những câu chúc mừng, động viên, bạn hãy đan xen nhắc nhở trẻ ghi nhớ về những khó khăn chúng đã trải qua để tiến tới thành công.
Ví dụ, khi con bạn ghi được bàn thắng trong một trò chơi, hãy nói với trẻ rằng điều đó không phải ngẫu nhiên xảy ra mà đến từ sự luyện tập không ngừng, nghe lời huấn luyện viên và làm việc nhóm chăm chỉ. Hãy luôn để trẻ thấy sự thành công đến từ nỗ lực rèn luyện và rèn luyện.
4. Để trẻ khám phá những thế giới khác nhau
Định nghĩa “làm việc chăm chỉ” giữa mọi người rất khác nhau. Học trò của tôi từng chia sẻ cảm thấy không hứng thú khi học về đại thi hào William Shakespeare. Nếu tôi ép buộc bằng việc cho điểm thấp hay răn đe, chúng cũng không thể trở thành nhà văn, nhà thơ.
Để có thể làm việc chăm chỉ, người lớn hay trẻ nhỏ cũng vậy, đều phải tìm thấy niềm hứng thú, sự quan tâm trong các chủ đề và khía cạnh cuộc sống. Bạn hãy bắt đầu dạy trẻ về sự chăm chỉ từ những hoạt động chúng yêu thích.
5. Đừng ngăn cản nỗ lực của trẻ
Con trai 3 tuổi của tôi rất thích giúp cha mẹ dọn dẹp nhà cửa, nhưng hoàn toàn không thành thạo công việc này. Thay vì dọn dẹp, cháu có thể bày bừa nhiều hơn, làm hỏng nhiều đồ hơn. Tuy nhiên, đối với tôi, đây không phải là vấn đề. Tôi sẵn sàng bỏ thời gian gấp ba lần bình thường để dọn dẹp những tàn tích của con khi cố gắng giúp mẹ chứ không bao giờ ngăn cản nỗ lực của nó. Hãy cứ để trẻ nỗ lực vì nỗ lực sẽ giúp trẻ rèn luyện đức tính chăm chỉ.
6. Trở thành tấm gương cho con cái
Trẻ em là những chú vẹt bắt chước theo người lớn từ tính cách đến phong cách sống. Nếu bố mẹ dành cả buổi tối để than phiền về rắc rối trong công việc, xem những chương trình TV vô thưởng vô phạt, trẻ sẽ hình thành tâm lý tiêu cực trước khó khăn. Hãy sống tích cực và cho trẻ thấy sự chăm chỉ, cần cù bạn dành cho gia đình, công việc và cả trong cách nuôi dạy trẻ.
Tú Anh
Theo Popsugar/VNE
Hành trang khi sinh viên đi thi: Cái gì cũng mang theo nhưng chỉ thiếu mỗi cái quan trọng này thôi
Sinh viên ngày nay đi thi mang theo 1 trái tim quả cảm, 1 ý chí kiên cường và kèm 1 hy vọng qua môn nhưng cái đầu lại rỗng tuếch kiến thức.
"Học tài thi phận", câu nói cửa miệng của nhiều sinh viên mỗi khi muốn biện minh cho tật làm biếng học bài của mình, mà bây giờ trắc nghiệm là hình thức thi cử phổ biến của đa số các môn trong trường học, cho nên sinh viên toàn đợi nước đến chân rồi mới nhảy mỗi khi tới đợt kiểm tra, nếu sáng mai thi thì tối nay mới chịu cầm sách đọc dăm ba trang, bởi vì theo sinh viên thì thi trắc nghiệm biết đâu may mắn đánh đại thì trúng, còn học nhiều đôi khi lại chọn đáp án sai.
Trước câu hỏi "đi thi mang gì?" đối với sinh viên tưởng chừng là 1 câu hỏi khó, mà thực ra thì câu trả lời mới đây trong 1 bài đăng trên mạng xã hội mới chính là điều làm mọi người bất ngờ. Tại trong suy nghĩ đi thi thì phải theo kiến thức này nọ chứ, nhưng không, sinh viên ngày nay hành trang khi đi vào phòng thi mang theo những thứ không thể nào chất hơn được nữa. Thay vì chữ nghĩa thì sinh viên lại đem theo thân xác với cái đầu rỗng, 1 trái tim quả cảm, 1 ý chí kiên cường kèm 1 hy vọng qua môn.
Hành trang khi đi thi của sinh viên ngày nay. Ảnh: Neu Confessions
Như nói hộ nỗi lòng của sinh viên, sau khi bài đăng được đăng tải thì cư dân mạng nhanh chân bình luận chính mình cũng như thế. Nhưng qua đây cũng bộc lộ được khía cạnh học tập của sinh viên bây giờ, chuyện học bài khi đi học như 1 câu chuyện vui mà ai ai cũng thấy lạ lẫm, không học bài mà đạt điểm cao mới nổi bật trong mắt mọi người.
Lam Phong: "Trái tim quả cảm để giở phao. Ý chí kiên cường để tin rằng giáo viên không thấy. 1 hy vọng để có thêm nghị lực vào bản thân. 1 cái đầu rỗng vì đêm qua đi nhậu"
Kim Ngọc: "Hôm kia đi thi chạy tới trường mới nhớ bỏ balo ở nhà, tao đi thi với đôi tay trắng và tâm lí vững vàng".
Chinh Nguyen Phuong: "Ngồi vào chỗ rồi mới hỏi nay thi môn gì, ổn mà".
Hà An: "Không những vậy phải mang 1 cặp mắt sáng và 1 đôi tai thính cực mạnh nhé".
Theo Helino
Trước khi trở thành tỷ phú giàu có nhất thế giới, những người này đã có quá khứ học hành bết bát như thế nào? "Sẽ luôn có những con người như Jay-Z, Kobe Bryants hay Mark Zuckerberg, những người đã bỏ học đại học. Nhưng bạn nên tự nhủ rằng, bạn không phải là họ và tốt nhất bạn nên đi học đại học thì hơn". Phải thừa nhận một điều rằng trường học không dạy chúng ta cách làm người thành công nhưng đây là nơi...