Bà mẹ Mỹ 53 tuổi được hàng trăm nghìn người ủng hộ học tiến sĩ
Cộng đồng đã tiếp thêm sức mạnh để bà mẹ ba con đăng ký học tiến sĩ, sau khi con gái bà kêu gọi sự ủng hộ trên Twitter.
Bà mẹ ba con Trina Dye ở Los Angeles, Mỹ vừa đăng ký chương trình tiến sĩ tâm lý học ở một trường đại học địa phương ở tuổi 53. Trước khi quyết định tiếp tục việc học, bà đã trải qua quá trình đấu tranh tâm lý, e dè hỏi ý kiến con và sau đó hoàn toàn choáng ngợp bởi sự ủng hộ của hàng trăm nghìn người qua mạng xã hội.
“Bà đã từ bỏ sự nghiệp của nghệ sĩ dương cầm hòa tấu khi còn trẻ để nuôi dạy chúng tôi”, Morgan York, con gái 25 tuổi của Dye kể về mẹ trên BuzzFeed Newsngày 3/4.
Dye hiện làm việc tại một công ty luật giải trí. Năm 2012, bà mẹ đơn thân quay lại trường để hoàn thành bằng thạc sĩ biểu diễn piano sau 23 năm. Việc học tập bị trì hoãn trong thời gian dài bởi bà không muốn bớt xén thời gian cho con.
Trina Dye được con gái Morgan York ủng hộ khi có ý định học tiến sĩ. Ảnh: Morgan York
Trong một cuộc trò chuyện gần đây với York, Dye thú nhận muốn lấy bằng tiến sĩ về tâm lý học nhưng rất lo lắng với việc đi học trở lại ở tuổi trung niên. “Con có nghĩ mẹ bị điên khi muốn học lên tiến sĩ ở tuổi này”, Dye ngần ngại hỏi.
Đáp lại, York thuyết phục mẹ rằng rất nhiều người bắt đầu chương mới trong cuộc sống khi còn nhiều tuổi hơn thế. “Ừ, nhưng không nhiều lắm”, mẹ cô nói.
Cô gái 25 tuổi cảm thấy không công bằng khi mẹ luôn ủng hộ mọi mục tiêu của chị em cô nhưng lại không tìm được sự tự tin ở bản thân. Do đó, cô nảy ra ý tưởng và được sự cho phép của mẹ trước khi thực hiện.
Video đang HOT
Hôm thứ sáu, York lên Twitter và viết: “Mẹ tôi ngoài 50 và sợ rằng đã quá muộn để lấy bằng tiến sĩ. Hãy chia sẻ nếu bạn nghĩ bà nên theo đuổi”.
York vốn nghĩ “thử nghiệm nhỏ” của mình sẽ thu hút được sự quan tâm của một số người và tiếp thêm động lực cho mẹ. Tuy nhiên, kết quả trên cả mong đợi khi lời kêu gọi của cô đến nay nhận được 100.000 lượt thích, 115.000 lượt chia sẻ và hàng nghìn bình luận ủng hộ nhiệt tình.
“Tôi 60 tuổi và quyết định đã đến lúc nghiên cứu về châm cứu. Tôi đã có hai bằng cấp bậc cao từ thời còn trẻ, và luôn luôn có những sinh viên lớn tuổi khi đó. Bạn không cần phải là người giỏi nhất, tất cả những gì vũ trụ này yêu cầu ở chúng ta là sự nỗ lực”, một người viết.
Có người kể ông nội 80 tuổi đang muốn đi học trở lại, có người chia sẻ vừa hoàn thành bằng thạc sĩ về viết sáng tạo ở tuổi 64. Nhiều trường hợp tương tự đã nhắc mẹ con Dye rằng không bao giờ là quá muộn để bắt đầu việc học.
“Tôi hoàn toàn kinh ngạc trước tình yêu và sự ủng hộ của mọi người ở mọi lứa tuổi. Điều này mang đến thật nhiều cảm hứng”, Dye nói và xác nhận đã gửi đơn ứng tuyển tới một trường đại học tại địa phương.
Thùy Linh
Theo vnexpress.net
Học 8 ngày, lấy bằng tiến sĩ!
Chương trình 4 năm nhưng "tiến sĩ" chỉ học 8 ngày; học trường không được cấp giấy kiểm định; mua bằng... là những lý do khiến nhiều văn bằng quốc tế không được công nhận tại Việt Nam
Theo công bố của Trung tâm Công nhận văn bằng thuộc Cục Quản lý chất lượng - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), đến nay, có hàng chục ngàn văn bằng có yếu tố nước ngoài không được công nhận tại Việt Nam.
Có tiền là mua được
Theo đó, Trung tâm Công nhận văn bằng đã từ chối công nhận văn bằng tiến sĩ giáo dục tại Trường ĐH Asia E (AeU, Malaysia) cho một trường hợp được cấp bằng chỉ sau 4 lần sang Malaysia, mỗi lần 2 ngày (kể cả thời gian đi đường).
Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến cáo chỉ nên theo học văn bằng quốc tế đối với những trường đượcViệt Nam công nhận. Trong ảnh: Đăng ký học chương trình liên kết giữa Trường ĐH Công nghệ TP HCM và Viện Công nghệ Việt - Nhật Ảnh: TẤN THẠNH
Căn cứ theo hồ sơ, người này đã học chương trình tiến sĩ giáo dục học, ngành giảng dạy tiếng Anh trong thời gian 4 năm, từ tháng 5-2011 đến tháng 12-2015. Tuy nhiên, theo thông tin trên hộ chiếu, "tiến sĩ" này không sang học trực tiếp tại cơ sở của AeU mà chỉ sang nước này 4 lần, tổng cộng 8 ngày.
Ông Vũ Ngọc Hà, Trung tâm Công nhận văn bằng, thông tin thêm có những trường hợp bị từ chối công nhận văn bằng do theo học chương trình của một trường của Singapore nhưng trường này không được Bộ GD-ĐT cho phép tổ chức giảng dạy ở Việt Nam.
Theo ông Hà, do thiếu thông tin hoặc bị lừa, không ít gia đình đã đưa con em mình đi du học ở các trường chất lượng không bảo đảm, không được cơ quan giáo dục ở nước sở tại cấp giấy chứng nhận kiểm định. Trên thực tế, việc du học tiềm ẩn không ít rủi ro do các công ty tư vấn không làm hết trách nhiệm, cố tình tư vấn cho người học vào những trường chưa được kiểm định. Hậu quả là rất nhiều văn bằng quốc tế không được Việt Nam công nhận, mặc dù người học mất chi phí rất lớn để sở hữu tấm bằng đó.
Thời gian qua, Cục Quản lý chất lượng cũng phát hiện không ít trường hợp đến xin được công nhận văn bằng quốc tế nhưng khi kiểm tra thông tin thì lại là bằng giả. Những bằng này có thể mua dễ dàng ngay trên các chợ bán văn bằng giả online mà ai cũng có thể tiếp cận, miễn là có tiền.
Văn bằng nào được công nhận?
Theo quy định hiện hành, việc công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp thực hiện theo Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT do Bộ GD-ĐT ban hành ngày 20-12-2007 và Thông tư số 26/2013/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 77.
Cụ thể, văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được công nhận trong các trường hợp: Văn bằng được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, thực hiện hoạt động giáo dục theo quy định trong giấy phép và được tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của Việt Nam hoặc nước ngoài công nhận về chất lượng; văn bằng được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài thuộc phạm vi áp dụng của hiệp định về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng hoặc điều ước quốc tế có liên quan đến văn bằng mà Việt Nam đã ký kết hay là thành viên (người có văn bằng thuộc trường hợp này không phải làm thủ tục công nhận văn bằng); văn bằng được cấp bởi các cơ sở giáo dục phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục ĐH ở nước ngoài mà các chương trình giáo dục đã được cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục của nước đó công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước đó cho phép thành lập và được phép cấp bằng.
Ngoài ra, đối với văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học theo hình thức học từ xa, chỉ được công nhận khi các chương trình giáo dục từ xa được cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục công nhận và được Bộ GD-ĐT Việt Nam cho phép đào tạo hoặc liên kết đào tạo tại Việt Nam.
Từ hàng chục ngàn văn bằng bị từ chối, Cục Quản lý chất lượng khuyến cáo người có nhu cầu theo học các văn bằng quốc tế cần nắm rõ các quy định trên. Cục cũng lưu ý hiện nay, Bộ GD-ĐT không bắt buộc tất cả công dân Việt Nam có văn bằng do nước ngoài cấp phải làm thủ tục công nhận văn bằng. Việc làm thủ tục đề nghị công nhận văn bằng là do từng cá nhân có nhu cầu thực hiện trên cơ sở yêu cầu của cơ quan sử dụng lao động.
Do chưa được kiểm định
Trong số những văn bằng tiến sĩ bị từ chối công nhận, đáng chú ý có trường hợp của ông Nguyễn Xuân Anh, nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng. Bằng tiến sĩ của ông Xuân Anh do Southern California University (Mỹ) cấp năm 2006. Lý do bị từ chối công nhận là vì vào thời điểm ông Xuân Anh được cấp bằng, Southern California University chưa được kiểm định bởi bất kỳ trung tâm kiểm định hợp pháp nào. Trong khi đó, theo quy định của luật pháp Mỹ, văn bằng chỉ hợp pháp khi được cấp bởi một cơ sở đào tạo đã được một trong số những trung tâm kiểm định mà Bộ Giáo dục Mỹ (USDE) hoặc Hội đồng Kiểm định giáo dục đại học (CHEA) công nhận.
Theo Yến Anh
Người lao động
Học tiến sĩ chỉ để 'thăng chức, lên quyền' là đáng lo ngại Một số trường đại học bày tỏ ủng hộ khi Bộ GD&ĐT siết chặt việc tuyển sinh và đào tạo tiến sĩ. Bộ GD&ĐT vừa ban hành thông tư về quy chế tuyển sinh và đào tạo tiến sĩ. Trước quy chế mới, các trường đại học (ĐH) đã có những phản ứng, ý kiến đóng góp khác nhau. PGS.TS Đỗ Văn Dũng,...