Ba lời khuyên giúp trẻ lấy lại ‘phong độ’ sau tết
Để trẻ tích cực, hào hứng, phấn khởi tự giác trở lại việc học tập của mình sau những ngày nghỉ tết, các bậc cha mẹ cũng cần có “chiêu” giúp trẻ lấy lại “phong độ”.
Ngày tết sinh hoạt thất thường, không phải “động tay động chân” và “động não” với việc học tập khiến đồng hồ sinh học của trẻ gần như bị thay đổi hoàn toàn. Thế nên, không ngạc nhiên khi đến ngày đi học, các trẻ khó khăn trong việc bắt nhịp việc học.
Không những thế, nếu trẻ có đến và ngồi trong lớp cũng với tâm trạng mơ màng, “tâm hồn treo ngược cành cây” làm đầu óc không tỉnh táo, rất khó tiếp thu bài vở.
Dưới đây là ba lời khuyên của giảng viên tâm lý học Lê Phạm Phương Lan, nhằm giúp trẻ lại “phong độ” sau kỳ nghỉ tết kéo dài.
Các bạn nhỏ đến từ 24 quận, huyện trên địa bàn TP HCM tham dự ngày hội thiếu nhi “Tết cho em” do báo Khăn Quàng Đỏ tổ chức sáng 22/1. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Chơi và học, học và chơi hợp lý
Sau một kỳ nghỉ tết đầy khí thế, trẻ sẽ không mấy hứng thú với việc trở lại hoạt động học tập là điều tất nhiên. Chính vì vậy, để tránh tình trạng bé e ngại với việc học sau tết, gia đình cha mẹ cần lên một kế hoạch chơi và học xen kẽ một cách khoa học trong thời gian nghỉ tết và khởi động tinh thần học tập hợp lý cho trẻ.
Nếu trẻ thiếu tính tự giác thì chắc chắn cha mẹ sẽ khó khăn để đưa trẻ trở lại với thời khóa biểu học tập sau kỳ nghỉ tết. Do đó, trong và sau những ngày tết, cha mẹ vẫn nên luôn nhắc nhở trẻ việc học tập, bố trí một lịch học ngắn hơn và nhẹ nhàng hơn cho trẻ.
Video đang HOT
Ví như trong khi đi chợ hoặc làm nội trợ tại nhà, người thân có thể cùng con học và ôn tập kiến thức theo hình thức học và chơi, chơi và học như làm nhẩm phép tính, gợi ý các mẫu ngữ pháp, từ vựng Anh văn hay điền từ còn thiếu vào câu văn…
Mỗi ngày cần yêu cầu trẻ tranh thủ củng cố một ít nội dung bài vở để tránh việc quên kiến thức và chuẩn bị tâm lý sẵn sàng trước những ngày học đầu năm mới.
Giữ gìn sức khỏe thể chất lẫn tinh thần
Được nghỉ ngơi thoải mái, được ở nhà tự do, ăn ngủ thiếu điều độ nên không ít trẻ mang tâm trạng uể oải, không thích đến trường hoặc học tập với thái độ mơ màng. Khi còn trong tâm trạng mệt mỏi, khả năng ôn bài và tiếp thu bài của trẻ sẽ giảm. Trẻ khó có thể tiếp thu vào đầu kiến thức mới khi dư vị của tết vẫn còn.
Vì vậy, cha mẹ cần lên kế hoạch chăm sóc hợp lý sao cho trẻ không bị hao sức trong những ngày tết. Cho trẻ ngủ đủ giấc để đảm bảo sức khỏe cho ngày mới đi học.
Cha mẹ hãy biết tạo hứng thú niềm vui học tập trở lại bằng cách bắt đầu từ môn học trẻ thích nhất hoặc học khá nhất, sau đó mới đến các môn học, lĩnh vực khác. Vì như vậy trẻ sẽ thấy háo hức, hiệu quả.
Nếu trẻ có biểu hiện chểnh mảng việc học trong những ngày đầu trở lại lớp, cha mẹ đừng quát mắng ầm ĩ gây ra không khí tâm lý nặng nề khiến trẻ căng thẳng không muốn học. Thay vào đó, cần giúp trẻ tìm thấy niềm vui học tập bằng cách trò chuyện với con về chuyện giữa chúng với bạn bè trong ngày sau tết.
Không nên bắt con học quá nhiều kiến thức với lịch dày đặc ngay tuần đầu tiên sau tết. Nếu bé chưa thật sự hào hứng lắm, cha mẹ hãy cùng trẻ làm những bài tập và tìm hiểu những điều thú vị trong bài mới.
Tạo môi trường học tập mới mẻ
Sau tết, cha mẹ nên trao đổi cùng bé về việc nên dùng một ít tiền mừng tuổi mà bé nhận được trong ngày tết để mua giấy trang trí làm mới góc học tập, tạo không gian học mới mẻ; đồng thời mua thêm những dụng cụ học tập, sách tham khảo hay một chiếc đèn bàn để khích lệ bé tinh thần học tập đầu năm mới.
Cùng bé thu dọn lại góc học tập của trẻ và lau chùi bàn ghế, sắp xếp đồ dùng ngay ngắn gọn gàng, bày trí giá sách khoa học… sẽ tạo không khí vui vẻ, sinh động, kích thích trẻ muốn ngồi vào bàn học hơn.
Bên cạnh việc học, trẻ cần được kết hợp giải trí như nghe nhạc, xem phim hài hoặc chơi thể thao nhẹ nhàng giúp bé lấy lại tinh thần cũng như thể lực để bắt nhịp hiệu quả “sự nghiệp” học hành của mình.
Theo Lê Phạm Phương Lan/Tuổi Trẻ
Tết năm sau con sẽ về
"Năm sau, con sẽ cố gắng thi sớm, kết thúc công việc thật nhanh để về nhà ăn Tết với bố mẹ, ông bà", Hoàng Bách, sinh viên ĐH Virginia Tech, Mỹ tâm sự.
Tết du học mang nỗi niềm thương nhớ của những đứa con xa quê, nhưng đâu đó vẫn có cảm giác đầm ấm, sum vầy khi những người nơi xa xứ ngồi lại bên nhau trong ngày đầu năm mới.
Trước Tết 1 tuần, chúng tôi phân công nhau bắt tàu điện đến chợ người Việt ở Boston, Mỹ, mua ít lá dong, đậu xanh, lạt buộc. Những chiếc lá dong đã qua chặng đường dài từ Việt Nam sang đã có phần héo úa, lạt đã lấm tấm những đốm mốc, gói đậu xanh đóng gói chẳng tươi ngon..., nhưng những người trẻ vẫn háo hức chuẩn bị Tết nơi đất khách.
Nguyễn Hoàng Bách (bên trái) và bạn ở Mỹ.
Đa phần chúng tôi chưa từng gói bánh chưng, nhưng ai cũng muốn đặt lá, đổ gạo, buộc bánh. Không được như ở nhà, các bạn phải tiết kiệm đồ, gói hai lá cho một chiếc bánh. Ai cũng cố gắng tạo hình cho chiếc bánh vuông vức nhất. Cầm sản phẩm tự làm trên tay, chúng tôi rất vui, cùng chia sẻ nỗi nhớ về hương vị ngày Tết.
30 Tết, tôi vẫn đi làm và đi học như bình thường. Hôm đó là ngày thi giữa kỳ. Hết giờ học, tôi đến quán đồ ăn nhanh đang làm thêm, vội vã thay đồ rồi đứng vào vị trí pha cà phê quen thuộc. Đêm giao thừa, tôi bỗng muốn được cùng đám bạn xem bắn pháo hoa, cùng bố nâng chén rượu mừng năm mới, được nhận phong bao lì xì của bà, tranh giành miếng đùi gà thơm ngon với em gái.
Du học sinh chia sẻ Tết xa quê về địa chỉ: toasoan@zing.vn.
Mùng 1, cả nhà tập trung ở nhà nội. Đám con cháu xếp hàng dài, chờ ông chúc tết và mừng tuổi. Tuy số tiền lì xì nhận được chẳng là bao, nhưng những lời ông chúc năm nào cũng đầy tình yêu thương, lẫn sự nghiêm khắc, không thiếu cả những kỳ vọng với đứa cháu nghịch ngợm là tôi.
Năm nay ở nhà rét đến thế, không biết ông bà có đau nhức chân tay. Người già sợ nhất lúc thời tiết thay đổi. Tôi biết, nếu ông bà có mệt cũng chẳng ai dám nói với mình đâu, vì sợ ông bà mắng "làm nó lo lắng, không tập trung học".
Năm nay đón Tết xa quê, năm sau tôi sẽ cố gắng thi sớm, kết thúc công việc thật nhanh để về ăn Tết với bố mẹ, ông bà.
Tôi sẽ lại được đòi lì xì của bố, được ăn món mứt dừa mẹ làm, được ôm bà nội, được nghe ông dạy bảo nghiêm khắc. Tôi sẽ lại được hít thở trong không khí Tết với mùi nhang trầm của Hà Nội.
Chờ tôi nhé, quê hương ơi!
Theo Zing
'Tôi nhớ lắm bữa cơm bên gia đình ngày đầu năm mới' "Rabat, Marôc môt ngay đầu năm Bính Thân, vây la tôi đa trải qua cái Têt thư hai xa nha", Lê Việt Long, sinh viên Đại học Mohammed V, thành phố Rabat, Marốc, chia sẻ. Nhưng tương viêc hoc va ôn thi ngâp đâu sẽ xua đi cai cam giac nhơ nha, nhơ gia đinh, nhơ Têt, nhưng khi nghe nhưng bai hat...