Ba Lan khởi công xây dựng bức tường biên giới với Belarus
Ngày 25/1, các nhà thầu Ba Lan đã bắt đầu khởi công xây dựng bức tường biên giới dài 186 km dọc biên giới với Belarus nhằm ngăn chặn dòng người di cư vào nước này để tới các nước châu Âu.
Bức tường Ba Lan được mô phỏng theo hàng rào chống người di cư của Hungary. Ảnh: Freedom House
Theo thiết kế, bức tường biên giới trên cao 5,5 m, có kết cấu cốt thép và dự kiến hoàn thành vào tháng 6 tới. Hiện tại, khu vực biên giới này đang được ngăn cách bằng các hàng rào dây thép gai. Dự án này làm dấy lên quan ngại về quyền xin tị nạn của một số người di cư cũng như ảnh hưởng của công trình xây dựng đối với môi trường hoang dã dọc đường biên giới. Tổng kinh phí xây dựng bức tường này ước tính khoảng 407 triệu USD.
Người phát ngôn của Lực lượng Bảo vệ biên giới Ba Lan Anna Michalska nhấn mạnh nước này sẽ cố gắng giảm thiểu tối đa mọi tổn hại đến môi trường cũng như hạn chế chặt cây để phục vụ cho công trình xây dựng này. Các nhà thầu sẽ tận dụng những tuyến đường hiện nay để xây dựng bức tường.
Cuộc khủng hoảng người nhập cư tại khu vực biên giới giữa Liên minh châu Âu (EU) và Belarus đã diễn ra nhiều tháng qua, với việc hàng nghìn người nhập cư tập trung tại khu vực này và tìm cách vào EU qua biên giới giữa Belarus và Ba Lan.
Brussels cáo buộc Minsk để cho dòng người di cư vượt biên giới vào Ba Lan cũng như các nước thành viên khác trong EU để buộc EU rút lại các lệnh trừng phạt đối với Belarus. Phía Belarus luôn bác bỏ, khẳng định đây là cáo buộc vô căn cứ.
Belarus dỡ bỏ các trại tị nạn ở biên giới với EU
Nhà chức trách Belarus ngày 18/11 dỡ bỏ các khu lán trại tị nạn chính ở biên giới với Ba Lan, nơi người di cư đang tụ tập.
Động thái này được cho là nhằm "giảm nhiệt" cuộc khủng hoảng trong những tuần gần đây giữa Minsk và Liên minh châu Âu (EU).
Người di cư tập trung gần cửa khẩu Bruzgi-Kuznic tại khu vực biên giới Belarus - Ba Lan ngày 17/11/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo giới chức Belarus, khoảng 1.000 người di cư sẽ được chuyển tới trú tại các nhà kho lớn trước khi được đưa tới các trung tâm khác, tuy nhiên vẫn còn 800 người phải ở ngoài trời trong thời tiết giá lạnh của mùa Đông.
Trong khi đó, lực lượng biên phòng Ba Lan xác nhận các khu lán trại đã được dỡ bỏ ở phía biên giới của Belarus, nhưng cho biết sẽ tiếp tục giám sát chặt chẽ tình hình.
Trước đó, Belarus đã đề xuất kế hoạch trong đó EU tiếp nhận 2.000 người di cư trong khi Belarus sẽ hồi hương 5.000 người khác. Tuy nhiên, đề xuất này đã bị Ủy ban châu Âu (EC) và Đức bác bỏ.
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, Bộ trưởng Nội vụ liên bang Đức Horst Seehofer cho biết nước này sẽ không tiếp nhận người di cư đang mắc kẹt tại khu vực biên giới Belarus và Ba Lan. Phát biểu sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Ba Lan Mariusz Kaminski tại thủ đô Vacsava ngày 18/11, ông Seehofer cũng cam kết với Ba Lan về sự hỗ trợ của Đức trong cuộc khủng hoảng này. Phát biểu tại họp báo, Bộ trưởng Seehofer nhấn mạnh Chính phủ Đức không có thỏa thuận nào với Belarus về việc tiếp nhận 2.000 người tị nạn và thông tin này là không đúng.
Về phần mình, EC từ chối bình luận về đề xuất của Belarus, tuy nhiên trước đó đã khẳng định hiện chưa đàm phán với Minsk về những khó khăn hiện nay của người di cư ở biên giới hai bên.
Điện Kremlin: EU không nên đổ lỗi cho Nga khi căng thẳng Điện Kremlin ngày 18/11 cho rằng Liên minh châu Âu (EU) không nên đổ lỗi "mọi chuyện" cho Nga khi căng thẳng giữa Nga với phương Tây gia tăng liên quan đến vấn đề Ukraine và cuộc khủng hoảng di cư ở biên giới Belarus và Ba Lan. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu với báo giới, người...