Ba không khi ăn rau sống
Rau sống ngâm nước muối quá lâu sẽ không tốt cho sức khỏe; người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai không nên ăn loại thực phẩm này…
Rau là nền tảng của chế độ ăn uống lành mạnh do chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa thiết yếu, hỗ trợ sức khỏe tổng thể. Hướng dẫn chế độ ăn uống mới nhất của Mỹ khuyến nghị người lớn nên ăn 400g rau quả mỗi ngày nhưng hơn 80% dân số không đạt được mức đó.
Rau sống, đặc biệt rau lá xanh, là thành phần phổ biến cho các món như salad, bánh sandwich và sinh tố. Một số người nghĩ rằng rau sống bổ dưỡng hơn rau nấu chín, nhưng điều đó không phải lúc nào cũng đúng. Rau nấu chín có thể giảm một số chất dinh dưỡng như vitamin C nhưng cũng làm tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng khác.
Những người có hệ miễn dịch yếu không nên ăn rau sống. Ảnh: Ban Mai
Theo Cơ quan Thực phẩm Singapore, rau sống tiềm ẩn rủi ro với sức khỏe do chứa:
Vi khuẩn, virus, ký sinh trùng
Vi khuẩn gây bệnh từ thực phẩm như E. coli, Salmonella và Listeria thường có trong rau tươi. Những yếu tố gây ô nhiễm thực phẩm này có thể làm hỏng rau, dẫn tới các triệu chứng ngộ độc như tiêu chảy và nôn mửa, thậm chí tử vong trong trường hợp nguy hiểm.
Rau có thể nhiễm virus nếu người trồng sử dụng nước bẩn để tưới tiêu hay sơ chế rau không đảm bảo vệ sinh. Norovirus, một nhóm virus lây lan nhanh chóng, là nguyên nhân phổ biến nhất gây ngộ độc từ thực phẩm tươi sống.
Một số ký sinh trùng có thể tìm thấy trong rau bao gồm Cryptosporidium và Cyclospora, có thể gây đau bụng, tiêu chảy và sốt.
Dư lượng thuốc trừ sâu
Video đang HOT
Việc sử dụng thuốc trừ sâu để trồng trọt có thể để lại dư lượng trên rau. Tiêu thụ rau nhiễm bẩn thời gian dài nguy cơ dẫn đến ung thư, tổn hại hệ miễn dịch và thần kinh. Rửa, gọt vỏ và nấu chín rau đều có thể làm giảm đáng kể lượng thuốc trừ sâu.
Ba không khi ăn rau sống
Ngâm rau sống quá lâu trong nước muối
Vì bạn sẽ trực tiếp ăn rau sống nên thao tác nhặt và rửa loại thực phẩm này rất quan trọng. Bạn phải loại bỏ hoàn toàn những phần hỏng, héo úa, già. Rửa rau qua nhiều lần nước, trực tiếp từng lá dưới vòi nước là cách tốt nhất giúp loại bỏ chất bẩn, trứng giun sán.
Sau đó, bạn cần ngâm rau trong nước muối để sát khuẩn khoảng 15 phút. Kéo dài khoảng thời gian này sẽ khiến rau nát, giảm độ tươi giòn, giảm dinh dưỡng. Lưu ý không cho quá nhiều muối vào nước ngâm.
Ngoài ra, nước muối cũng không loại bỏ được hoàn toàn hóa chất nên việc lựa chọn nguồn rau an toàn có ý nghĩa lớn.
Không vẩy rau ráo nước
Nhiều người không vẩy rau sau khi rửa dễ dẫn tới đau bụng khi ăn. Nếu không biết cách vẩy, bạn có thể để rau trong rổ một lúc để ráo nước.
Người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai không nên ăn rau sống
Rau sống có nguy cơ tiểm ẩn vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hay tồn dư thuốc từ sâu. Bởi vậy, những người có hệ miễn dịch yếu bao gồm người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và đang có bệnh liên quan hệ miễn dịch nên tránh xa loại thực phẩm này. Họ nên lựa chọn rau nấu chín.
Nước rửa rau quả có làm sạch được hóa chất và các vi sinh vật gây hại?
Rửa rau, quả trước khi ăn là bước quan trọng để đảm bảo an toàn thực phẩm và sức khỏe của gia đình, vậy việc dùng những loại nước rửa rau củ có thực sự hiệu quả?
Tình trạng rau, củ, quả còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng, kích chín hay thậm chí là nhiễm vi sinh vật có hại luôn là mối lo của các gia đình.
Vì vậy, các giải pháp giúp loại bỏ hóa chất độc hại cũng như vi sinh vật trên rau củ quả luôn được mọi người tìm kiếm và áp dụng. Nắm bắt được tâm lý này, rất nhiều sản phẩm nước rửa rau củ quả được quảng bá và chào bán trên thị trường.
Trên nhãn các sản phẩm nước rửa rau quả có ghi công dụng tuyệt vời như: "Cuốn sạch mọi chất bẩn, dư lượng thuốc trừ sâu, chất bảo quản, an toàn cho mọi bữa ăn", "Loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa: E.Coli, Salmonella... bảo vệ sức khỏe cả gia đình".
Thậm chí, nhiều nhãn hàng đã làm thí nghiệm test sản phẩm nước rửa rau củ quả bằng cách ngâm súp lơ vào dung dịch nước rửa và nước thông thường. Sau đó so sánh hình ảnh khác biệt rõ rệt sau khi cây súp lơ được rửa sạch bóng bề mặt nhờ dung dịch nước rửa với cây súp lơ nguyên trạng rửa bằng nước.
Hình ảnh quảng cáo súp lơ được rửa bằng nước thường và nước rửa rau củ.
Nước rửa rau củ quả có thực sự rửa sạch được hóa chất?
Theo TS Nguyễn Quốc Anh - Phó trưởng khoa Vi sinh thực phẩm và sinh học phân tử, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, các loại nước rửa rau, củ, quả được quảng cáo có khả năng loại bỏ vi khuẩn và thuốc trừ sâu chủ yếu dựa trên thành phần và cơ chế hoạt động nhất định. Trong đó có thể chia thành các nhóm như sau:
- Nhóm sản phẩm chứa kiềm như sodium bicarbonate (hay còn gọi là baking soda) có khả năng làm sạch hiệu quả các dư lượng thuốc trừ sâu trên bề mặt, đặc biệt là các loại như thiabendazole và phosmet thường dùng trên trái cây.
- Nhóm sản phẩm chứa axit hữu cơ (như Fumaric acid, Malic acid) làm giảm độ pH, tạo môi trường axit bất lợi cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển.
- Nhóm chứa các Enzyme tự nhiên (thường chiết xuất từ dứa) giúp phân hủy dầu mỡ và chất bẩn bám dính, tăng hiệu quả rửa sạch bề mặt của rau, củ, quả
- Nhóm nước điện hóa chứa các ion oxy hóa mạnh như HOCL, có khả năng diệt khuẩn và phân hủy thuốc bảo vệ thực vật; và các chất bổ sung như muối khoáng (NaCl, K₂CO₃) tạo môi trường kiềm nhẹ, tăng khả năng loại bỏ hóa chất khó tan.
Nước rửa rau, củ, quả chỉ tác động làm sạch trên bề mặt chứ không loại bỏ được hết hóa chất.
Tuy nhiên, TS Nguyễn Quốc Anh khẳng định, những sản phẩm này chỉ làm sạch bề mặt rau củ quả, không thể loại bỏ thuốc trừ sâu đã thấm sâu vào bên trong hoặc toàn bộ vi khuẩn tồn tại trên rau, củ, quả. Thêm vào đó, nếu lạm dụng hoặc sử dụng không đúng cách, các sản phẩm này có thể gây ra những tác động tiêu cực không mong muốn.
"Baking soda và acid hữu cơ, khi sử dụng với nồng độ cao hoặc ngâm rau củ quá lâu, có thể làm bào mòn bề mặt của thực phẩm, đặc biệt là những loại trái cây mềm và nhạy cảm như dâu tây hoặc nho, dẫn đến hiện tượng mất màu, hư hỏng và giảm chất lượng dinh dưỡng, bao gồm cả vitamin và khoáng chất. Còn các dung dịch enzyme nếu sử dụng không đúng cách hoặc để lại dư lượng, nó có thể gây dị ứng ở một số người, đặc biệt là những người nhạy cảm với protein của dứa.
Nước điện hóa có tính oxy hóa mạnh, giúp diệt khuẩn, nhưng nếu nồng độ ion oxy hóa quá cao hoặc sử dụng thường xuyên, thực phẩm có thể bị thay đổi về mùi vị. Bên cạnh đó, tiếp xúc trực tiếp với axit loãng kéo dài có thể gây kích ứng da cho người sử dụng, đặc biệt khi không dùng găng tay bảo vệ", TS Nguyễn Quốc Anh phân tích.
Ngoài ra, việc sử dụng nước rửa rau củ quả không tuân thủ đúng quy trình có thể tạo tâm lý an toàn ảo, trong khi các sản phẩm này chỉ làm sạch bề mặt và không loại bỏ hoàn toàn hóa chất thấm sâu hoặc vi khuẩn dẫn đến việc không tuân thủ hướng dẫn sử dụng hoặc không rửa lại bằng nước sạch hoặc sử dụng sai cách có thể để lại dư lượng hóa chất, gây nguy cơ sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, người dùng cần hiểu rõ giới hạn của sản phẩm, tuân thủ hướng dẫn sử dụng và ưu tiên chọn thực phẩm an toàn từ nguồn đáng tin cậy.
Hướng dẫn cách rửa rau, củ, quả đúng
Để đảm bảo thực phẩm luôn sạch sẽ và an toàn, TS Nguyễn Quốc Anh khuyến cáo, trước hết, hãy rửa tay kỹ lưỡng bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây cả trước và sau khi xử lý thực phẩm. Điều này giúp ngăn vi khuẩn từ tay lây lan sang thực phẩm. Ngay cả khi bạn dự định gọt vỏ, việc rửa sạch bề mặt trái cây và rau củ là cần thiết, vì vi khuẩn trên vỏ có thể dễ dàng xâm nhập vào bên trong khi cắt gọt.
Để làm sạch hiệu quả, hãy bắt đầu bằng cách loại bỏ những phần rau củ bị dập nát, vì đây là nơi vi khuẩn dễ tích tụ. Sau đó, cắt bỏ gốc, rễ, hoặc các phần không ăn được, rồi ngâm rau củ trong nước sạch từ 5 đến 10 phút để đất cát và các hóa chất trên bề mặt dần tan. Tiếp theo, rửa rau củ nhiều lần, dùng tay nhẹ nhàng chà xát để loại bỏ bụi bẩn và hóa chất, đặc biệt ở các khe hoặc cuống lá.
Cuối cùng, hãy rửa dưới vòi nước chảy để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn các chất bẩn còn sót lại. Tránh làm rau bị dập nát thêm trong quá trình rửa, vì điều này có thể khiến vi khuẩn dễ xâm nhập. Sau khi rửa, lau khô trái cây và rau củ bằng khăn sạch hoặc giấy ăn để loại bỏ vi khuẩn và giữ thực phẩm tươi lâu hơn. Làm sạch đúng cách không chỉ giữ cho thực phẩm an toàn mà còn đảm bảo hương vị tự nhiên của chúng khi sử dụng.
Thực phẩm có nguy cơ nhiễm Salmonella cao nhất Tôi được biết Salmonella là vi khuẩn dễ gây ngộ độc thực phẩm. Xin hỏi những thực phẩm nào có nguy cơ nhiễm vi khuẩn này nhất và tôi phải làm gì để phòng ngừa? Tôi được biết Salmonella là vi khuẩn dễ gây ngộ độc thực phẩm. Xin hỏi những thực phẩm nào có nguy cơ nhiễm vi khuẩn này nhất và...