Ba ‘không’ của 1.000 người sống thọ 100 tuổi
Chuyên gia người Mỹ Ben Meyers cho biết những người sống thọ 100 tuổi không nghĩ tới tuổi tác, làm việc không ngừng nghỉ.
Sau khi gặp gỡ hơn 1.000 người trăm tuổi, hai nhà nghiên cứu về tuổi thọ đã chia sẻ với Insider những điều họ học được về bí quyết sống lâu, hạnh phúc.
Ben Meyers và Fabrizio Villatoro là thành viên của một tổ chức xác nhận tuổi những người già nhất thế giới và thu thập câu chuyện của họ làm cơ sở dữ liệu. Ben Meyers, Giám đốc điều hành của tổ chức, đã gặp gỡ hơn 1.000 người sống đến 100 tuổi. Fabrizio Villatoro nói chuyện với khoảng 20 người sống đến 100 tuổi và siêu thọ (từ 110 tuổi trở lên).
Villatoro (ngoài cùng bên trái) và Ben Meyers (ngoài cùng bên phải) cùng bà Maria Branyas Morera, người sống lâu nhất trên thế giới. Ảnh: Insider
Di truyền có thể quyết định liệu ai sẽ sống đến 100 tuổi hay không nhưng các yếu tố lối sống như chế độ ăn, tập luyện và mối quan hệ cũng có tác động. Meyers và Villatoro đã ghi nhận được nhiều thói quen và tư duy phổ biến của những người sống thọ trên khắp thế giới.
Không lo lắng về tuổi tác
“Nhiều người sống đến 100 tuổi tập trung vào những điều họ có thể kiểm soát, không quá lo lắng về những điều khác”, Meyers nói.
Họ thậm chí không lo lắng về tuổi thọ của mình. “Không một người 100 tuổi nào mà tôi đã gặp đặt mục tiêu sống đến tuổi đó. Họ tận hưởng cuộc sống của mình và hạnh phúc vì vẫn còn ở đây”, Meyers chia sẻ.
Thay vào đó, người sống thọ tập trung vào những điều quan trọng đối với mình. Villatoro nói rằng hầu hết những người 100 tuổi mà anh gặp ở châu Mỹ đều quan tâm tới gia đình, tôn giáo và “sống không áp lực”. Stress kéo dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến gần như mọi bộ phận của cơ thể như tăng huyết áp, nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.
Video đang HOT
Làm việc không ngừng nghỉ
Sự cân bằng cuộc sống và công việc có lợi cho sức khỏe. Ở đảo trường thọ Sardinia (Italy), người dân thường ưu tiên gia đình hơn là sự nghiệp.
Nhưng điều này không đồng nghĩa những người sống trên 100 tuổi không làm việc chăm chỉ và vui chơi hết mình. Villatoro và Meyers cho biết, nhiều người sống thọ ở châu Mỹ đã làm việc tay chân quần quật gần như suốt cả đời, có thể giảm nặng nhọc khi về già. Lúc họ cảm thấy cần nghỉ ngơi, đại gia đình sẽ chăm sóc cho họ.
Bà Maria Branyas Morera sinh năm 1907 tại Mỹ. Hiện bà sống ở Tây Ban Nha. Ảnh: Insider
Không ngừng bận rộn
Những người sống đến 100 tuổi mà Villatoro đã gặp không bao giờ ngừng bận rộn, ngay cả khi họ đã cao tuổi.
Duy trì hoạt động của cả cơ thể và tâm trí là chìa khóa quan trọng cho tuổi thọ. Nghiên cứu chứng minh tập thể dục nhóm đặc biệt có ích vì tích hợp giao tiếp xã hội và vận động. Đọc sách, tham gia trò chơi giải chữ, các khóa học giáo dục có thể giúp duy trì chức năng nhận thức.
“Ngay cả khi không làm việc, họ vẫn tìm cách để ngày của mình bận rộn với thời gian dành cho gia đình và hoạt động xã hội. Lúc sức khỏe không tốt, họ vẫn có cách để giữ tinh thần”, Villatoro chia sẻ.
Thói quen ngủ cắt ngắn tuổi thọ
Bác sĩ người Mỹ cảnh báo việc ngủ ít để dậy sớm tập thể dục có thể gây hại cho sức khỏe, dẫn tới suy giảm tuổi thọ.
Tiến sĩ người Mỹ Nicole Van Groningen đưa ra một số lời khuyên về sức khỏe liên quan đến giấc ngủ sau khi nhận thấy một xu hướng đang nổi lên: Ngủ ít để dậy sớm tập luyện. Vị tiến sĩ khẳng định trong video thu hút 1,3 triệu lượt người xem: "Bạn sẽ không bao giờ bắt gặp tôi làm như vậy với tư cách là một bác sĩ".
Lý do không nên dậy quá sớm để tập thể dục
Tiến sĩ Groningen cho rằng việc thiếu ngủ còn có hại hơn không tập luyện gì cả. "Đừng để bất kỳ người nào thuyết phục bạn rằng tốt nhất nên cắt ngắn thời gian ngủ để đến phòng tập thể dục, rèn luyện sức khỏe và có một cơ thể tốt hơn.
Ngủ là thói quen chăm sóc sức khỏe cơ bản", Tiến sĩ Groningen khuyên.
Bạn không nên giảm thời gian ngủ để dậy sớm tập luyện. Ảnh minh họa: Eatthis
Vị bác sĩ khẳng định cô không cho rằng mọi người bị bệnh vì những lý do cụ thể, chẳng hạn như thiếu ngủ hoặc lười tập thể dục. Cô nói: "Tôi không bao giờ đổ lỗi tình trạng sức khỏe của một ai đó do họ mắc sai lầm gì".
Cô giải thích bệnh tật không thể đoán trước được và có thể ảnh hưởng đến tất cả chúng ta, kể cả những người "khỏe mạnh nhất".
Theo Mirror, nhiều người theo dõi tài khoản cá nhân của Tiến sĩ Groningen đánh giá cao lời khuyên thẳng thắn trên. "Cảm ơn bác sĩ rất nhiều. Việc không thể thức dậy sớm và tập thể dục khiến tôi cảm thấy có lỗi", một người nói. Một tài khoản khác chia sẻ: "Cô thật chân thành khi đưa ra lời khuyên về giấc ngủ".
Tờ Aboluowang cũng đưa ra cảnh báo mọi người, đặc biệt là người cao tuổi, không nên tập thể dục trước khi mặt trời mọc khi không gian vẫn còn xám xịt và có gió lạnh.
Vào thời điểm này, cơ thể vẫn chưa được "làm ấm" và độ nhớt của máu tương đối cao. Tập luyện vất vả vào thời điểm này rất có thể khiến bạn thấy khó chịu và dễ dẫn tới các bệnh về tim mạch, não.
Theo nghiên cứu trên hơn 85.000 người được công bố trên tạp chí Tim mạch Dự phòng châu Âu, hoạt động thể chất từ 8 đến 11h có tác động ngăn ngừa tích cực nhất với bệnh tim mạch và đột quỵ so các thời điểm khác trong ngày.
Tập luyện quá sớm không đem lại lợi ích như các thời điểm khác trong ngày. Ảnh minh họa: Pmcgregor
Quy tắc ngủ 10-3-2-1-0 giúp ngủ ngon
Hầu hết người lớn cần ngủ từ 7 đến 8 giờ chất lượng mỗi đêm. Khi cơ thể không ngủ đủ giấc, chúng ta sẽ có nguy cơ cao mắc các vấn đề sức khỏe mạn tính bao gồm huyết áp cao, tiểu đường, đột quỵ, béo phì, bệnh tim và trầm cảm. Thiếu ngủ có nghĩa là tinh thần của chúng ta không tốt như mong đợi với khả năng tập trung bị rút ngắn, phản ứng chậm, trí nhớ kém, mắc lỗi nhiều hơn.
Dưới đây là quy tắc 10-3-2-1-0 giúp ngủ ngon được chia sẻ trên Healthhub:
10 tiếng trước khi đi ngủ: Không dùng caffeine (có trong cà phê, trà)
3 tiếng trước khi ngủ: Không ăn uống nữa
2 tiếng trước khi đi ngủ: Không làm việc gì nữa
1 giờ trước khi đi ngủ: Không dùng thiết bị điện tử (điện thoại, TV và máy tính)
0: Số lần bạn nhấn nút trì hoãn báo thức vào buổi sáng.
Ai vẫn duy trì 7 thói quen này chẳng khác nào đang 'tự đầu độc' và tự rút ngắn tuổi thọ của mình, ai không có xin chúc mừng! Nói đến sống thọ, sống khỏe, nhiều người cho rằng yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng quyết định tuổi thọ của mỗi người. Tuy nhiên, các nhà khoa học chỉ ra rằng các yếu tố như môi trường, lối sống và chế độ ăn uống... mới là chìa khóa để có cuộc sống lâu dài, khỏe mạnh. Có những thói...