Ba doanh nhân làm nông nghiệp công nghệ cao được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động
Đó là ông Trần Mạnh Báo- Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed ( tỉnh Thái Bình); bà Thái Hương- Chủ tịch Hội đồng chiến lược- Tập đoàn TH (tỉnh Nghệ An); bà Phạm Thị Huân- Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty Cổ phần Ba Huân (TP. Hồ Chí Minh). Anh hùng Lao động là danh hiệu cao nhất của Nhà nước…
Theo thông tin từ Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương, Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X sẽ diễn ra trong 2 ngày 9 và 10/12/2020 tới đây tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội).
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trong buổi thăm, làm việc tại Công ty giống Thái Bình (ThaiBinh Seed).
Dự Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X có 2.300 đại biểu, trong đó đại biểu là cá nhân và đại diện tập thể Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, Anh hùng Lao động qua các thời kỳ là 118 đại biểu, trong đó, có 83 đại biểu được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang, danh hiệu Anh hùng Lao động từ năm 2016 đến nay.
Trong số 18 cá nhân điển hình tiên tiến xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước 5 năm (2016-2020) có 3 doanh nhân là sếp của 3 doanh nghiệp làm nông nghiệp công nghệ cao sẽ được vinh danh, trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.
Đó là ông Trần Mạnh Báo-Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed (tỉnh Thái Bình); bà Thái Hương- Chủ tịch Hội đồng chiến lược- Tập đoàn TH (tỉnh Nghệ An); bà Phạm Thị Huân- Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty Cổ phần Ba Huân (TP. Hồ Chí Minh).
Ngoài ra, có 37 tập thể cũng được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, giai đoạn 2016-2020.
Ngoài danh hiệu Anh hùng Lao động, phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2016-2020, Nhà nước cũng phong danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang cho 24 tập thể và 4 cá nhân.
Ông Trần Mạnh Báo từng 2 lần nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, nhiều Bằng khen của các Bộ NNPTNT; Bộ KHCN; Liên hiệp Hội KHKT Việt Nam; Trung ương Hội Cựu Chiến binh Việt Nam; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2008, 2010)…
Ảnh ông Trần Mạnh Báo-Chủ tịch HĐQT Tập đoàn ThaiBinh Seed thể hiện trong một tác phẩm báo chí trên mục Dân Việt trò chuyện của Báo Dân Việt/Nông thôn ngày nay.
Ông Trần Mạnh Báo cũng là Chiến sĩ Thi đua toàn quốc và nhận nhiều Kỷ niệm chương, giải thưởng lớn như Giải thưởng Thánh Gióng – Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu; Giải thưởng Doanh nhân làm theo lời Bác; Giải thưởng Người lính và hội nhập; Danh hiệu nhà quản lý giỏi; Giải Nhất Hội thi sáng tạo tỉnh Thái Bình; Bằng Lao động Sáng tạo cùng nhiều giải thưởng cao quý khác…
Video đang HOT
Dưới sự quản lý của ông, ThaiBinh Seed đã xây dựng thương hiệu gạo Thái Bình với thương hiệu gạo Niêu Vàng, A Sào…Đơn vị này cũng đã nghiên cứu chọn tạo thành công và được công nhận 9 giống cây trồng mới. Đặc biệt lần đầu tiên nghiên cứu thành công giống ngô lai TBM18; chuyển gen kháng bệnh đạo ôn vào giống lúa BC15, mua bản quyền nhiều giống cây trồng mới là OM9582,TBR97,GL25, BT7 KBL, lúa lai TBH686…
Với bà Thái Hương, với tư duy lãnh đạo mới, bà đã đưa Tập đoàn TH lên bản đồ sữa thế giới với với nhiều điểm nhấn về đầu tư, ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi bò sữa: Bò sữa được đeo chip và quản lý bằng phần mềm máy tính (quản lý động dục, cảnh báo và phát hiện bệnh viêm vú trước 4 ngày, phân loại bò, sinh sản, năng suất và chất lượng sữa…
Ngay 20/09/2020, Tap đoan TH khanh thanh Nha may che bien hoa qua tuoi va thao duoc Van Ho. Đay la điem nhan quan trong trong tu duy cua ba Thai Huong dan dat Tap đoan TH đua nong dan đi theo chuoi san xuat khep kin, lam kinh te duoi tan rung, xay dung nen kinh te xanh, kinh te tri thuc, phat huy nguon gen quy cua cac cay ban đia đe san xuat cac san pham hoan toan tu thien nhien, vi suc khoe cong đong, phat trien nong nghiep ben vung tai Son La va vung Tay Bac.
Từ thành công của Dự án sữa TH, bà Thái Hương đã đầu tư dự án bò sữa tại Nga, trồng dược liệu chế biến thức uống cao cấp (TH herbals) bán tại Mỹ, tạo ra thương hiệu rau củ quả sạch FVF, lập trường quốc tế TH School.
TH hiện có mức tăng trưởng khoảng 12%/năm, thành công vang dội tại Việt Nam, sở hữu đàn bò sữa quy mô 45.000 con, được xác nhận Kỷ lục Trang trại chăn nuôi bò sữa công nghệ cao quy mô lớn nhất Châu Á và đạt được nhiều thành công nhất định, góp phần thay đổi bản chất ngành sữa Việt Nam.
Một con số thống kế vào tháng 10/2017 cho thấy, Tập đoàn TH có doanh thu đạt 215 triệu USD và lợi nhuận là 45 triệu USD.
Chân dung bà Thái Hương-Chủ tịch Hội đồng chiến lược- Tập đoàn TH (tỉnh Nghệ An) trên một tác phẩm báo chí trên mục Dân Việt trò chuyện của Báo Dân Việt/Nông thôn ngày nay.
Mới đây, tại hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao APEC, bà Thái Hương vinh dự là doanh nhân được lựa chọn để chia sẻ những kinh nghiệm thành công và khát vọng vì cộng đồng của Tập đoàn TH.
Tại Diễn đàn tri thức thế giới (World Knowledge Forum 2019) diễn ra ở Seoul (Hàn Quốc), bà Thái Hương đã được tôn vinh với giải thưởng Nữ doanh nhân quyền lực.
Ba Thai Huong đuoc vinh danh Doanh nhan quyen luc tai Dien đan Tri thuc The gioi – World Knowledge Forum 2019 voi su chuc mung cua Cuu Tong thu ky LHQ Ban Ki Moon.
Còn bà Phạm Thị Huân hay còn gọi là Ba Huân được nhiều người ngưỡng mộ gọi là “nữ hoàng hột vịt”.
Bà Ba Huân sinh ra trong một ra đình nông dân ở tỉnh Long An. Từ một người tập tành bán trứng gia cầm, bà đã thành lập cơ sở thu mua và phân phối trứng và năm 2000 chuyển lên thành lập doanh nghiệp.
“Tôi đã đi thăm nhà máy xử lý trứng gia cầm của Ba Huân tại TP.HCM với quy trình xử lý trứng khắt khe, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm” – Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân.
Năm 2001, doanh nghiệp bắt đầu chuyên nghiệp hóa việc kinh doanh sản phẩm gia cầm. Doanh nghiệp Ba Huân ra đời và dần trở thành cái tên quen thuộc với người tiêu dùng trong nước và thị trường Hồng Kông, Malaysia và Singapore.
Để thành lập nên thương hiệu trứng gia cầm Ba Huân nổi tiếng, bà Phạm Thị Huân đã có những bước đi rất quyết đoán và đạt được nhiều thành tựu. Bà không chỉ làm thay đổi cuộc sống của cá nhân, gia đình mà còn có những đóng góp làm thay đổi diện mạo ngành nông nghiệp và chăn nuôi gia cầm…
Nữ nông dân Phạm Thị Huân nhận giải thưởng danh giá do FAO trao tặng tại Bangkok (Thái Lan) ngày 17/10/2016. Tiền thưởng từ giải thưởng này bà Phạm Thị Huân đã gửi trao tặng đồng bào miền Trung bị bão lũ qua Báo Nông thôn ngày nay/Báo Dân Việt. Ảnh: Ngọc Thọ
Doanh nghiệp Ba Huân hiện cũng đã đầu tư xây dựng các nhà máy trứng gia cầm ứng dụng công nghệ cao ở một số tỉnh, thành phố của Việt Nam.
Theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng, danh hiệu Anh hùng Lao động 5 năm xét một lần, trừ trường hợp có thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất.
Bỏ việc lương nghìn đô về trồng dưa công nghệ Israel
Với khát vọng làm giàu và mong muốn góp phần vào xây NTM từ mô hình nông nghiệp công nghệ cao trên quê hương, anh Lê Văn Long (ở thôn 1, xã Minh Sơn, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa) đã thử sức và bước đầu thành công với mô hình trồng dưa lưới kim hoàng hậu trong nhà màng.
"Bén duyên" dưa lưới công nghệ cao
Chúng tôi về thăm mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng bằng công nghệ Israel, của nông dân Lê Văn Long (SN 1976) và thực sự thán phục những gì mà anh đã xây dựng được từ mô hình sản xuất theo công nghệ cao này. Tất cả mọi thứ được anh điều khiển bằng điện thoại thông minh và lắp đặt hệ thống camera theo dõi khu vườn.
Trao đổi với phóng viên NTNN, anh Lê Văn Long cho hay, có được những thành công bước đầu như ngày hôm này, tôi đã phải trải qua rất nhiều áp lực từ gia đình, bạn bè... "Sau khi tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, tôi về quê công tác cho một công ty sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở Thọ Xuân với mức lương từ 15 - 20 triệu đồng/tháng. Mức lương ấy ở quê là không hề nhỏ, thế nên lúc tôi quyết định nghỉ việc về đầu tư xây dựng mô hình kinh tế nông nghiệp công nghệ cao, mọi người ai cũng phản đối kịch liệt và tìm cách ngăn cản" - anh Long kể lại.
Anh Lê Văn Long là người tiên phong đưa mô hình trồng dưa lưới kim hoàng hậu bằng công nghệ cao vào sản xuất ở huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa). Ảnh: Hữu Dụng
"Đây là mô hình điểm để các hộ dân trong xã mạnh dạn đầu tư, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất, nâng cao giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích và cải thiện thu nhập".
Ông Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch UBND xã Minh Sơn, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa)
Để xây dựng mô hình, đầu năm 2020 anh Lê Văn Long đã thuê và cải tạo lại 2.000m2 đất hai lúa năng suất thấp, quanh năm mất mùa của bà con nông dân trong thôn, đầu tư xây dựng mô hình trồng dưa kim hoàng hậu trong nhà màng.
Với những kinh nghiệm có được từ lúc làm việc tại các khu sản xuất công nghê cao ở Thọ Xuân và trước đó, anh đã đi học hỏi một số mô hình trồng dưa ở Lâm Đồng. Sau 4 tháng cải tạo và đưa vào trồng thử nghiệm, kết quả vượt hơn mong đợt của anh. Những trái dưa vàng óng, căng tròn, mũm mĩm từ vườn cho thu hoạch với năng suất và hiệu quả cao, ngay vụ dưa đầu tiên anh Long thu về 120 triệu đồng tiền lãi.
Cầm trên tay trái dưa vụ thứ hai anh Long phấn cho biết, vụ này dự kiến với mức giá dưa đang bán tại vườn dao động từ 35.000 - 40.000 đồng/kg thì mô hình của anh sẽ thu về khoảng 160 triệu đồng/vụ.
2 vụ lãi gần 200 triệu đồng
Theo anh Lê Văn Long thì hệ thống nhà màng trồng dưa lưới của anh có ưu điểm vượt trội giúp chắn mưa, nắng, ngăn côn trùng xâm nhập, đồng thời chủ động chế độ dinh dưỡng nên cây sinh trưởng và phát triển tốt. Đặc biệt, trồng dưa trong nhà màng không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật mà chỉ sử dụng phân bón hữu cơ sinh học nên đảm bảo sản phẩm an toàn, giảm chi phí sản xuất.
Trao đổi với phóng viên NTNN, anh Long chia sẻ: "Mô hình trồng dưa kim hoàng hậu của tôi được làm theo công nghệ Israel nên phải tuân theo quy trình chuẩn nhất định, được kiểm soát chặt chẽ từ khâu chọn hạt giống, làm đất, theo dõi quá trình sinh trưởng, nước tưới cho đến khi dưa được thu hoạch. Việc trồng dưa trực tiếp xuống mặt đất gặp nhiều vi sinh vật có hại cho dưa nhưng ưu điểm của phương pháp này là cây phát triển tốt hơn, chất lượng quả dưa ngọt và to hơn...".
Hiện mô hình trồng dưa kim hoàng hậu bằng công nghệ cao của gia đình anh Long đang giải quyết việc làm thường xuyên và thời vụ cho 20 lao động địa phương. Thời gian tới, anh Long dự kiến sẽ mở rộng thêm mô hình nông nghiệp công nghệ cao khoảng 3.000m2 tại địa phương.
Trung tâm nông nghiệp công nghệ cao này có gì đặc biệt khiến Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam ấn tượng? Tại khu nông nghiệp công nghệ cao này có thể sản xuất các loại giống cây trồng công nghệ cao (CNC) đủ phủ xanh cho 200.000ha đất nông nghiệp mỗi năm. Trong chuyến công tác phía Nam, ngày 21/11, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm đã đến thăm Khu nông nghiệp công nghệ cao Củ Chi,...